MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Gióp, Giona Và Gio Linh
Thứ Tư, Ngày 16 tháng 7-2008
www.dunglac.org

Nguyễn Hà Tường Anh

Truyện ngắn  

Mới 7 năm, Phượng Vĩ, cô dâu trong tấm hình lớn treo ngoài phòng khách đã khác hẳn Phượng Vĩ bây giờ, người phụ nữ đang chăm sóc đứa con tàn tật. Đứa bé thở khò khè, thân người mềm nhũn, động đậy được chân tay nhưng vô cảm, vô thức. Mẹ nó bặm môi lấy sức đẩy nó ngồi lên rồi luồn ống cao su hút đàm trong cổ cho con. Phượng vừa đứng ra xin lãnh đứa con tàn tật về săn sóc tại nhà sau 5 năm bé được nuôi dưỡng tại Trung Tâm Trẻ Liệt Não. Và tôi, Gio Linh, chuyên viên điều dưỡng được Trung Tâm gửi tới giám sát.  

Phượng và tôi gặp nhau lần đầu trong căn phòng khách tiện nghi nhà Phượng. Ngoài kia, những cây phượng vĩ nở hoa đẹp lắm, đỏ rực cả một sườn đồi. Lần ấy sau những thắc mắc về điều dưỡng cho con, người phụ nữ trẻ kể chuyện đời con với giọng đứt quãng như muốn khóc nhưng không khóc nổi, có lẽ nước mắt đã cạn:  

“Một ngày tháng mười năm 2000, Phượng chuyển dạ sanh cháu đây. Hai vợ chồng vội vã vào bệnh viện khi thấy nước ối đã bể. Bệnh viên gọi bác sĩ sản phụ khoa, không thấy bác sĩ tới. Mạch tim thai nhi càng lúc càng yếu. Đến khi Phượng được chuyển vào phòng mổ cấp cứu, đứa bé đã chết lịm đi từ lúc nào. Nhóm bác sĩ y tá đổ vào hồi sinh cho bé. Sau 36 phút, đứa bé thở hơi đầu tiên nhưng não bộ đã hư hại nặng nề. Sáu năm sau, nó vẫn thở hít và ăn uống bằng cuộc sống dạng thực vật: Bé không có khả năng cử động, mắt mù hoàn toàn, các giác quan bại liệt, bắp thịt cổ không hoạt động. Một ông truyền dinh dưỡng được dẫn thẳng vào bao tử. Hồ sơ y khoa định tuổi phát triển trí khôn ở độ 0 tháng. Cả mấy tháng trước khi bé được gửi vào Trung Tâm Trẻ Liệt Não, ngày ngày Phượng phải thường xuyên bơm thức ăn và thay tã cho bé. Khoảng 20 phút một lần, nó cần được hút đàm để ránh ngộp thở”. Phượng vừa thực tập thay tã, hút đàm cho con vừa nựng yêu, Mẹ đây mà Thiên Ân. Bất ngờ Phượng hỏi khi thấy cây thánh giá nhỏ tôi đeo:  

“Chị là người Công Giáo?” Tôi gật đầu, Phượng nhìn thẳng mắt tôi:  

“Chị Gio Linh ơi, Không biết có phải Chúa hay ai, đã đưa cháu trở lại cuộc đời này sau 36 phút chết lâm sàng?  

“Phượng ơi, Phượng nghĩ ai?  

“Chẳng lẽ không phải Chúa?” Bây giờ nàng lại khóc nhưng vừa khóc vừa chớp chớp mắt như cố giữ cho nước mắt đừng rơi. Nàng dằn vặt mình, dằn vặt Chúa: 

“Em chẳng dám giận Chúa nhưng lòng cứ nằng nặng, trí cứ vương vướng làm sao. Em tưởng, ít nhất Chúa cũng muốn cho ra đời một con người. Nhưng cháu thế này mà là người sao? Các bác sĩ vẫn bảo cháu còn sống, nhưng sống chỉ để biết ăn bằng ống, biết thở nhờ máy vì 20 phút lại ngộp thở do không nuốt nôi đàm trong cổ, sống chỉ biết trơ ra đó, mẹ gọi chẳng nghe, mẹ nhìn chẳng biết nhìn lại mẹ”. Tâm sự xót xa của nàng bỗng lây sang làm tôi xót xa theo, muốn nói gì cho chị đỡ dằn vặt, nhưng chẳng biết nói gì, nên thầm cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa biết bệnh, biết thuốc mà, xin Chúa nâng đỡ lòng tin của chúng con, cả Phượng và con đang rối lòng, chao đảo quá! Tôi bỗng muốn tìm cách nối một nhịp cầu cho dòng thoại đang bế tắc:  

“Phượng kìa, ai đặt tên cho bé là Thiên Ân ?  

“Bà ngoại góp ý và cả nhà đồng ý nhưng có người bạn lại nghĩ, đặt tên Thiên Ân cho cháu là mỉa mai ông Trời, mỉa mai cả mẹ, cả con.  

“Họ không tin nên nghĩ thế. Kệ họ, còn với chị, Thiên Ân có tàn phế đến mấy vẫn là quà tặng của Chúa”. Tôi chợt để ý đôi mắt bé Thiên Ân tuy mù lòa nhưng long lanh đẹp y hệt mắt mẹ. Bình thường, đôi mắt này rồi ra sẽ hớp hồn bao nhiêu người đẹp! Bất giác tôi thở dài và ngẫu nhiên thấy lồng ngực cháu bé thở hơi ngắn và dồn dập:  

“Phượng chú ý, Thiên Ân đang muốn ngộp, đặt ống hút ngay đi”. Trước đây Thiên Ân được gửi vào Trung Tâm Trẻ Liệt Não. Không hiểu sao tới năm thứ sáu, hai vợ chồng đổi ý đưa cháu về nhà săn sóc. Những tuần lễ đầu, cháu được gia đình săn sóc dưới mắt giám sát của nhân viên phòng khám nhi. Phượng lại nước mắt lưng tròng:  

“Bố cháu đã trốn lánh bạn bè và không còn đi lễ từ ngày cháu ra đời. Anh bỏ lễ có lẽ vì anh giận, giận Chúa vô tâm, anh bỏ bạn bè vì anh giận, giận bác sĩ, bệnh viện nhẫn tâm. Ông bà nội ngoại cầu nguyện thiết tha, nhưng ông bà chẳng xin gì cho cháu. Ông bà chỉ xin cho cha mẹ cháu kiên nhẫn mà nuôi con. Biết xin gì cho cháu bây giờ. Não 10 phần chết 9, xin cho cháu biết nói biết đi là không thực tế. Chẳng lẽ xin cho cháu sống lâu? Cũng không đành xin cho cháu chấm dứt những ngày sống khốn khổ”. Lượng sức mình không đủ chống chọi trận cuồng phong những lời chất vấn sắp ập xuống, tôi tìm cớ rút lui. Nhưng sau lần gặp gỡ ấy, mang cả tâm sự của Phượng về nhà, tôi đồng cảm với nàng những trăn trở và mang nặng với nàng cả những dằn vặt đớn đau. Nàng cũng là tín hữu với tôi và với cả Giáo Hội Chúa, Lạy Chúa, con làm gì được cho người bạn đây đang cố vượt qua đêm tối nghi nan, vượt qua cơn thống khổ như Chúa đã vượt qua trong Vườn Dầu đêm ấy? Lạy Chúa, con ân hận quá vì trước những vấn nạn về mảnh đời khốn cùng của bé Thiên Ân, con không đủ sức “bênh đỡ” cho Chúa nữa rồi! Mấy tuần liền trên điện thoại tôi chỉ trả lời Phượng về chuyện dinh dưỡng cho Thiên Ân và né những câu hỏi khác của nàng, tránh những chất vấn của người tin hỏi Đấng mình tin, những vấn nạn về ý nghĩa cuộc sống, đặt cho những ai đang sống, những dấu hỏi về lòng nhân ái của Thiên Chúa, một Thiên Chúa luôn được Chúa Giêsu khẳng định, từ một cánh chim trời, một bông hoa đồng nội đều được Ngài yêu thương trìu mến.  

Dọc đường tìm kiếm những câu trả lời, cuối cùng tôi gặp được nhân vật Gióp trong Cựu Ước. Gióp từng lao đao như Phượng, cùng vướng kẹt trước những vấn nạn hóc búa như Phượng và tôi. Trong tình thế này, tôi học với Gióp không đi tìm câu trả lời cho những vấn nạn cuộc đời nhưng đi tìm Chúa, Đấng là chính câu trả lời. Từ kinh nghiệm tìm Chúa của Gióp, tôi gặp Chúa Giêsu đang đứng giữa các môn đệ, trước một anh mù bẩm sinh. Chúa rành rẽ nói với anh em, anh này bị mù, mà chẳng mù do tội lỗi ai nhưng mù để vinh danh Thiên Chúa. Cũng từ kinh nghiệm kiếm tìm Chúa của Gióp, tôi gặp được Chúa đang sống nơi đức tin sống động của những anh chị em tôi. Như Giona muốn tránh né nhưng bị Chúa bắt lại, tôi bỗng sốt ruột muốn trở lại thăm gia đình Phượng, dù trước đó mấy lần Phượng thiết tha mời tôi vẫn thoái thác với đủ các lý do. Lần ấy trở lại, tôi gặp vợ chồng Phượng ngồi chắp bằng trên sàn lo bơm thức ăn cho Thiên Ân được đặt nằm trên chiếc giường đặc biệt. Và thêm Thụy Vy khoảng 10 tuổi, con gái đầu lòng của vợ chồng Phượng, cô bé đẹp như một cô tiên nhỏ cũng tham gia vòng tròn. Tự nhiên hồi hộp, cố dò xét sắc thái, gương mặt với từng cử động của Thiên Ân, tôi khát khao thấy một phép lạ, chẳng hạn bé Thiên Ân biết cười, hay nó bập bẹ gọi mẹ Nhưng không, không có phép lạ nào. Bé vẫn trơ ra như khúc gỗ. Phượng níu tôi ngồi xuống, nàng khoe:  

“Anh Quang mới đi lễ với em tuần rồi.  

“Tuyệt vời quá, Phượng ạ, giống hệt Giona, mình và anh Quang như bị Chúa bắt lại khi cả hai đang trên đường chạy trốn. Quang bỏ nhà thờ, còn mình tự nhiên ngại chẳng muốn quay lại thăm Thiên Ân. Bây giờ không còn đường nào khác, ngoài con đường trở lại tìm Chúa, mà chẳng cần tìm câu trả lời cho những vấn nạn vì Chúa đã là câu trả lời. Mình chậm rãi kể cho cả nhà một chứng từ về Thiên Chúa đang sống động nơi lòng tin của những người anh em chúng ta:  

“Nhớ có lần ghé thăm nhóm các thày Dòng Áo Đen, Đi Chân Đất đang làm vườn, ai cũng say sưa đào, cuốc. Từ phía dưới đồi hai Thày đang ì ạch gánh cái chum đi lên, chẳng biết chum đựng gì bên trong nhưng họ bước đi cẩn trọng lắm. Khiêng chum lên tới những luống đất mới trồng giây lang. Bỗng ông thày gánh phía sau vấp chân vào một giây lang bò lan ra lối đi bên hè nhà bếp. Thày bị té, đầu va vào thành chum, máu phun xối xả. Còn cái chum rớt lăn xuống, đụng vào gốc cây xoài lớn vỡ toang. Mùi nước mắm xông lên nồng nặc. Tất cả các thày đang có mặt kêu nhau chạy tới vây quanh ông thày nạn nhân và chiếc chum mắm đã vỡ thành mấy mảnh. Phượng ạ, đúng lúc đó, ngay tại đó họ ngẩng đầu hát vang lên bài tạ ơn Chúa và kết thúc bằng lời Allêluia vang dội cả khu vườn. Lạ đời không? Đúng lúc chiếc chum mắm bị bể, vừa thiệt người, vừa mất của, người ta lại hát tạ ơn Chúa. Mà đúng chứ Phượng. Em nghĩ coi, các thày đã sống lời Chúa Giêsu dạy, anh này bị mù, mà chẳng mù do tội lỗi ai nhưng mù để vinh danh Chúa. Với các thày, chuyện vui, chuyện buồn, chuyện mấy gốc xoài được mùa hái mỏi tay, chuyện mấy con bò sữa cho sữa uống mệt nghỉ hay chuyện cái chum mắm bể tan tành, tất cả là ơn Chúa, làm con cái, chúng ta phải tạ ơn Chúa không thôi.  

Quang ơi, Phượng ơi, Thụy Vy ơi, chúng mình đi tìm với nhau, nhưng không tìm biết những bất tất trong những mảnh đời người, không tìm hiểu nghịch lý của tình yêu, không tìm bằng chứng cho lòng tin nhưng chúng ta đi tìm chính Đấng chúng ta tin yêu. Phượng ơi, Quang ơi, Thụy Vy ới Gióp, Giona và Gio Linh  -  Nguyễn Hà Tường Anh

Truyện ngắn  

Mới 7 năm, Phượng Vĩ, cô dâu trong tấm hình lớn treo ngoài phòng khách đã khác hẳn Phượng Vĩ bây giờ, người phụ nữ đang chăm sóc đứa con tàn tật. Đứa bé thở khò khè, thân người mềm nhũn, động đậy được chân tay nhưng vô cảm, vô thức. Mẹ nó bặm môi lấy sức đẩy nó ngồi lên rồi luồn ống cao su hút đàm trong cổ cho con. Phượng vừa đứng ra xin lãnh đứa con tàn tật về săn sóc tại nhà sau 5 năm bé được nuôi dưỡng tại Trung Tâm Trẻ Liệt Não. Và tôi, Gio Linh, chuyên viên điều dưỡng được Trung Tâm gửi tới giám sát.  

Phượng và tôi gặp nhau lần đầu trong căn phòng khách tiện nghi nhà Phượng. Ngoài kia, những cây phượng vĩ nở hoa đẹp lắm, đỏ rực cả một sườn đồi. Lần ấy sau những thắc mắc về điều dưỡng cho con, người phụ nữ trẻ kể chuyện đời con với giọng đứt quãng như muốn khóc nhưng không khóc nổi, có lẽ nước mắt đã cạn:  

“Một ngày tháng mười năm 2000, Phượng chuyển dạ sanh cháu đây. Hai vợ chồng vội vã vào bệnh viện khi thấy nước ối đã bể. Bệnh viên gọi bác sĩ sản phụ khoa, không thấy bác sĩ tới. Mạch tim thai nhi càng lúc càng yếu. Đến khi Phượng được chuyển vào phòng mổ cấp cứu, đứa bé đã chết lịm đi từ lúc nào. Nhóm bác sĩ y tá đổ vào hồi sinh cho bé. Sau 36 phút, đứa bé thở hơi đầu tiên nhưng não bộ đã hư hại nặng nề. Sáu năm sau, nó vẫn thở hít và ăn uống bằng cuộc sống dạng thực vật: Bé không có khả năng cử động, mắt mù hoàn toàn, các giác quan bại liệt, bắp thịt cổ không hoạt động. Một ông truyền dinh dưỡng được dẫn thẳng vào bao tử. Hồ sơ y khoa định tuổi phát triển trí khôn ở độ 0 tháng. Cả mấy tháng trước khi bé được gửi vào Trung Tâm Trẻ Liệt Não, ngày ngày Phượng phải thường xuyên bơm thức ăn và thay tã cho bé. Khoảng 20 phút một lần, nó cần được hút đàm để ránh ngộp thở”. Phượng vừa thực tập thay tã, hút đàm cho con vừa nựng yêu, Mẹ đây mà Thiên Ân. Bất ngờ Phượng hỏi khi thấy cây thánh giá nhỏ tôi đeo:  

“Chị là người Công Giáo?” Tôi gật đầu, Phượng nhìn thẳng mắt tôi:  

“Chị Gio Linh ơi, Không biết có phải Chúa hay ai, đã đưa cháu trở lại cuộc đời này sau 36 phút chết lâm sàng?  

“Phượng ơi, Phượng nghĩ ai?  

“Chẳng lẽ không phải Chúa?” Bây giờ nàng lại khóc nhưng vừa khóc vừa chớp chớp mắt như cố giữ cho nước mắt đừng rơi. Nàng dằn vặt mình, dằn vặt Chúa: 

“Em chẳng dám giận Chúa nhưng lòng cứ nằng nặng, trí cứ vương vướng làm sao. Em tưởng, ít nhất Chúa cũng muốn cho ra đời một con người. Nhưng cháu thế này mà là người sao? Các bác sĩ vẫn bảo cháu còn sống, nhưng sống chỉ để biết ăn bằng ống, biết thở nhờ máy vì 20 phút lại ngộp thở do không nuốt nôi đàm trong cổ, sống chỉ biết trơ ra đó, mẹ gọi chẳng nghe, mẹ nhìn chẳng biết nhìn lại mẹ”. Tâm sự xót xa của nàng bỗng lây sang làm tôi xót xa theo, muốn nói gì cho chị đỡ dằn vặt, nhưng chẳng biết nói gì, nên thầm cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa biết bệnh, biết thuốc mà, xin Chúa nâng đỡ lòng tin của chúng con, cả Phượng và con đang rối lòng, chao đảo quá! Tôi bỗng muốn tìm cách nối một nhịp cầu cho dòng thoại đang bế tắc:  

“Phượng kìa, ai đặt tên cho bé là Thiên Ân ?  

“Bà ngoại góp ý và cả nhà đồng ý nhưng có người bạn lại nghĩ, đặt tên Thiên Ân cho cháu là mỉa mai ông Trời, mỉa mai cả mẹ, cả con.  

“Họ không tin nên nghĩ thế. Kệ họ, còn với chị, Thiên Ân có tàn phế đến mấy vẫn là quà tặng của Chúa”. Tôi chợt để ý đôi mắt bé Thiên Ân tuy mù lòa nhưng long lanh đẹp y hệt mắt mẹ. Bình thường, đôi mắt này rồi ra sẽ hớp hồn bao nhiêu người đẹp! Bất giác tôi thở dài và ngẫu nhiên thấy lồng ngực cháu bé thở hơi ngắn và dồn dập:  

“Phượng chú ý, Thiên Ân đang muốn ngộp, đặt ống hút ngay đi”. Trước đây Thiên Ân được gửi vào Trung Tâm Trẻ Liệt Não. Không hiểu sao tới năm thứ sáu, hai vợ chồng đổi ý đưa cháu về nhà săn sóc. Những tuần lễ đầu, cháu được gia đình săn sóc dưới mắt giám sát của nhân viên phòng khám nhi. Phượng lại nước mắt lưng tròng:  

“Bố cháu đã trốn lánh bạn bè và không còn đi lễ từ ngày cháu ra đời. Anh bỏ lễ có lẽ vì anh giận, giận Chúa vô tâm, anh bỏ bạn bè vì anh giận, giận bác sĩ, bệnh viện nhẫn tâm. Ông bà nội ngoại cầu nguyện thiết tha, nhưng ông bà chẳng xin gì cho cháu. Ông bà chỉ xin cho cha mẹ cháu kiên nhẫn mà nuôi con. Biết xin gì cho cháu bây giờ. Não 10 phần chết 9, xin cho cháu biết nói biết đi là không thực tế. Chẳng lẽ xin cho cháu sống lâu? Cũng không đành xin cho cháu chấm dứt những ngày sống khốn khổ”. Lượng sức mình không đủ chống chọi trận cuồng phong những lời chất vấn sắp ập xuống, tôi tìm cớ rút lui. Nhưng sau lần gặp gỡ ấy, mang cả tâm sự của Phượng về nhà, tôi đồng cảm với nàng những trăn trở và mang nặng với nàng cả những dằn vặt đớn đau. Nàng cũng là tín hữu với tôi và với cả Giáo Hội Chúa, Lạy Chúa, con làm gì được cho người bạn đây đang cố vượt qua đêm tối nghi nan, vượt qua cơn thống khổ như Chúa đã vượt qua trong Vườn Dầu đêm ấy? Lạy Chúa, con ân hận quá vì trước những vấn nạn về mảnh đời khốn cùng của bé Thiên Ân, con không đủ sức “bênh đỡ” cho Chúa nữa rồi! Mấy tuần liền trên điện thoại tôi chỉ trả lời Phượng về chuyện dinh dưỡng cho Thiên Ân và né những câu hỏi khác của nàng, tránh những chất vấn của người tin hỏi Đấng mình tin, những vấn nạn về ý nghĩa cuộc sống, đặt cho những ai đang sống, những dấu hỏi về lòng nhân ái của Thiên Chúa, một Thiên Chúa luôn được Chúa Giêsu khẳng định, từ một cánh chim trời, một bông hoa đồng nội đều được Ngài yêu thương trìu mến.  

Dọc đường tìm kiếm những câu trả lời, cuối cùng tôi gặp được nhân vật Gióp trong Cựu Ước. Gióp từng lao đao như Phượng, cùng vướng kẹt trước những vấn nạn hóc búa như Phượng và tôi. Trong tình thế này, tôi học với Gióp không đi tìm câu trả lời cho những vấn nạn cuộc đời nhưng đi tìm Chúa, Đấng là chính câu trả lời. Từ kinh nghiệm tìm Chúa của Gióp, tôi gặp Chúa Giêsu đang đứng giữa các môn đệ, trước một anh mù bẩm sinh. Chúa rành rẽ nói với anh em, anh này bị mù, mà chẳng mù do tội lỗi ai nhưng mù để vinh danh Thiên Chúa. Cũng từ kinh nghiệm kiếm tìm Chúa của Gióp, tôi gặp được Chúa đang sống nơi đức tin sống động của những anh chị em tôi. Như Giona muốn tránh né nhưng bị Chúa bắt lại, tôi bỗng sốt ruột muốn trở lại thăm gia đình Phượng, dù trước đó mấy lần Phượng thiết tha mời tôi vẫn thoái thác với đủ các lý do. Lần ấy trở lại, tôi gặp vợ chồng Phượng ngồi chắp bằng trên sàn lo bơm thức ăn cho Thiên Ân được đặt nằm trên chiếc giường đặc biệt. Và thêm Thụy Vy khoảng 10 tuổi, con gái đầu lòng của vợ chồng Phượng, cô bé đẹp như một cô tiên nhỏ cũng tham gia vòng tròn. Tự nhiên hồi hộp, cố dò xét sắc thái, gương mặt với từng cử động của Thiên Ân, tôi khát khao thấy một phép lạ, chẳng hạn bé Thiên Ân biết cười, hay nó bập bẹ gọi mẹ Nhưng không, không có phép lạ nào. Bé vẫn trơ ra như khúc gỗ. Phượng níu tôi ngồi xuống, nàng khoe:  

“Anh Quang mới đi lễ với em tuần rồi.  

“Tuyệt vời quá, Phượng ạ, giống hệt Giona, mình và anh Quang như bị Chúa bắt lại khi cả hai đang trên đường chạy trốn. Quang bỏ nhà thờ, còn mình tự nhiên ngại chẳng muốn quay lại thăm Thiên Ân. Bây giờ không còn đường nào khác, ngoài con đường trở lại tìm Chúa, mà chẳng cần tìm câu trả lời cho những vấn nạn vì Chúa đã là câu trả lời. Mình chậm rãi kể cho cả nhà một chứng từ về Thiên Chúa đang sống động nơi lòng tin của những người anh em chúng ta:  

“Nhớ có lần ghé thăm nhóm các thày Dòng Áo Đen, Đi Chân Đất đang làm vườn, ai cũng say sưa đào, cuốc. Từ phía dưới đồi hai Thày đang ì ạch gánh cái chum đi lên, chẳng biết chum đựng gì bên trong nhưng họ bước đi cẩn trọng lắm. Khiêng chum lên tới những luống đất mới trồng giây lang. Bỗng ông thày gánh phía sau vấp chân vào một giây lang bò lan ra lối đi bên hè nhà bếp. Thày bị té, đầu va vào thành chum, máu phun xối xả. Còn cái chum rớt lăn xuống, đụng vào gốc cây xoài lớn vỡ toang. Mùi nước mắm xông lên nồng nặc. Tất cả các thày đang có mặt kêu nhau chạy tới vây quanh ông thày nạn nhân và chiếc chum mắm đã vỡ thành mấy mảnh. Phượng ạ, đúng lúc đó, ngay tại đó họ ngẩng đầu hát vang lên bài tạ ơn Chúa và kết thúc bằng lời Allêluia vang dội cả khu vườn. Lạ đời không? Đúng lúc chiếc chum mắm bị bể, vừa thiệt người, vừa mất của, người ta lại hát tạ ơn Chúa. Mà đúng chứ Phượng. Em nghĩ coi, các thày đã sống lời Chúa Giêsu dạy, anh này bị mù, mà chẳng mù do tội lỗi ai nhưng mù để vinh danh Chúa. Với các thày, chuyện vui, chuyện buồn, chuyện mấy gốc xoài được mùa hái mỏi tay, chuyện mấy con bò sữa cho sữa uống mệt nghỉ hay chuyện cái chum mắm bể tan tành, tất cả là ơn Chúa, làm con cái, chúng ta phải tạ ơn Chúa không thôi.  

Quang ơi, Phượng ơi, Thụy Vy ơi, chúng mình đi tìm với nhau, nhưng không tìm biết những bất tất trong những mảnh đời người, không tìm hiểu nghịch lý của tình yêu, không tìm bằng chứng cho lòng tin nhưng chúng ta đi tìm chính Đấng chúng ta tin yêu. Phượng ơi, Quang ơi, Thụy Vy ới ời, Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta.  

Ngoài kia chiều sắp tắt nắng nhưng ánh trời vẫn rực rỡ cuối chân trời.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 940: Đức Mẹ Hiện Ra Với Người Tử Tù, # 1. (7/18/2008)
Một Người Vô Thần Tìm Lại Được Đức Tin (7/18/2008)
Một Nhà Khoa Học Vô Thần Tìm Thấy Thiên Chúa (7/18/2008)
Mẹ Tôi (7/17/2008)
CN 939: Định Mệnh Khó Lường! (7/17/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Tiếng Sáo Trong Cõi Trống Sa Mạc (8/12/2008)
Đức Bà Núi Carmêlô, Ngày 16/7 (7/16/2008)
Lòng Yêu Kính Áo Đức Bà Camêlô (7/16/2008)
Sức Mạnh Cứu Rỗi Của Tràng Chuỗi Mân Côi (7/16/2008)
Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Thủ Tướng Và Hồng Y Nói Tiếng Lạ, Khách Hành Hương Nói Lời Khiêm Hạ Kết Thân (7/16/2008)
Tin/Bài khác
Những Phép Lạ Của Áo Đức Bà Mầu Nâu (1) (7/16/2011)
Những Phép Lạ Của Áo Đức Bà Mầu Nâu (2) (7/16/2011)
Không Thể Sống Không Thiên Chúa (7/15/2008)
Thánh Linh Mục Tử Đạo Trung Hoa (7/15/2008)
Chứng Nhân Hy Vọng (7/15/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768