MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bình Ca, Một Phương Thuốc Cho Tâm Hồn
Thứ Tư, Ngày 16 tháng 7-2008
Nói đến BÌNH CA, chúng ta liên tưởng ngay đến những bài ca bất hủ như Pie Pellicane, Pange lingua hoặc Tantum ergo thường được hát trong giờ Chầu Thánh Thể thập niên 1960 về trước. Nhạc bình ca cũng thường được hát trong các thánh lễ an táng.

Ngoài ra bình ca còn là chủ đạo trong các bộ lễ mà chung ta quen gọi là Kyriale, chẳng hạn bộ lễ De Angelis du dương ngây ngất và hoàn hảo. Cùng với cải tổ phụng vụ sau Công Đồng Vatican II và việc tiếng la-tinh không còn được giảng dạy chủ yếu trong các chủng viện và dòng nhạc “thương mại” lấn lướt và gần như độc tôn trong phụng vụ, nhạc bình ca dường như chỉ còn là một kỷ niệm, mà mỗi khi nghe dến - chứ chưa nói là dùng đến – gợi lên hoài niệm và ấn tượng xưa cỗ. Nhưng nhạc bình ca vẫn còn đó, âm thầm nhưng vẫn duy trì vẻ đẹp muôn thuở. Cùng với Tự Sắc Summorum Pontificum khôi phục dưới hình thức dặc biệt nghi thức thánh lễ Triđentinô và Sách Lễ Roma năm 1962, nhạc bình ca lại tái xuất để thích ứng với phụng vụ tiếng la-tinh. BTGH giới thiệu bài trao đổi sau đây để chúng ta nhìn lại giá trị của bình ca.

Cha Karl Wallner, dòng Xitô, Viện trưởng Đại học giáo hoàng Biển-Đức XVI Heiligenkreuz, Đức đã tuyên bố:

“Có một bản năng trong con tim bệnh tật của con người, thúc đẩy con người đi tìm một phương thuốc. Và bình ca [nhạc grêgôriêng] là một phương thuốc cho tâm hồn con người”.

Trong cuộc trao đổi nầy với Zenit, nhân dịp ghi âm một CD do một nhóm thầy dòng Xitô – CD hiện bán chạy nhất, đặc biệt là ở nước Anh – Cha Wallner, đồng thời phụ trách quan hệ công cộng của Hội Heiligenkreuz, nhấn mạnh:

“Bình ca truyên đi sự hài hoà, bình an và khuây khoả tận sâu thẳm tâm hồn”.

Ngài nói thêm:

”Âm nhạc có thể dẫn tới Thiên Chúa, có thể mở rộng các con tim, nâng tâm hồn lên và kết hiệp với Thiên Chúa”.

Dưới mắt Ngài, CD mới nầy là “một món quà thánh thiện nho nhỏ” cho mọi công chúng.


ZENIT (H). “Bài Hát - Nhạc cho Thiên Đáng” là tựa đề của CD mà ca đoàn Dòng Xitô ở Heiligenkreuz thành công đặc biệt. Dường như đội hợp xương bình ca của Cha có thể được định nghĩa như là một “âm nhạc cho thế giới”.  Cha giải thích thế nào về điều ấy?

Cha KARL WALLNER (Đ). Thành công của CD nầy, mà người ta có thể nghe lời cầu nguyện hằng ngày của chúng tôi dâng lên Thiên Chúa và chúng tôi hát trong những truyền thống thánh thiện của Giáo Hội và của Dòng trên nền tảng những cải tổ của Công Đồng Vatican II, thật khá ngạc nhiên. Và thật đáng ngạc nhiên rằng tình ờ một thế giới đã bị tục hoá đến vậy lại thích thú vơi bài hát tiếng la-tinh, êm dịu và du dương và rằng CD của chúng tôi lại đứng hàng đầu trong thứ tự nhạc pop!

Ở Anh, CD nầy không chỉ là số một trong lãnh vực nhạc cổ điển, mà còn là trong Top ten nhạc pop và những lọai nhạc khác cùng loại. Ngay trong các siêu thị, những người bán hàng đã xếp CD nầy váo các quầy nhạc pop!

Tôi xin giải thích thế nầy: nhạc bình dân đã đạt đến một điểm chết; trong một thế giới lo lằng vì trầm cảm và căng thẳng thần kinh, thì nhạc thánh vả những bài bình ca luôn là những ốc đảo để xoa dịu tâm hồn. Và dường như rất nhiều người tìm kiếm ốc đảo nầy với nỗi niềm nhớ quê hương.

Chúng tôi quan sát thấy rằng từ nhiều năm nay, cả ở chỗ chúng tôi cũng thế, những bạn trẻ mà chúng tôi mời nghe hát, im lặng nghe và bị mê hoặc và sau đó họ thuật lại một cách phần khởi là nó “cool” [hết xẩy!] biết dường nào! Rõ ràng là trong con tim bệnh hoạn của con người, có một bản năng thúc đầy họ đi tìm một phương thuốc. Và nhạc bình ca là một phương thuốc cho tâm hồn.

(H). Đức Thánh Cha vừa qua có nói rằng âm nhạc và nghệ thuật đích thực nói chung, không làm con người xa cuộc sống thường nhật của họ, xa thực tại mỗi ngày. Điều đó cũng đúng vơi nhạc bình ca chứ?

(Đ). Tôi coi lời cầu nguyện được hát lên của chúng tôi, nghĩa là nhạc bình ca mà chúng tôi ngơi khen và tung hô Thiên Chúa, như một thời khắc thư giãn và nâng tâm hồn. Thánh Biển-Đức nói về “Công trình của Thiên Chúa” (Oeuvre de Dieu), tiếng la-tinh là Opus Dei. Đó chẳng phải là một việc mất giờ, cũng không phải là một việc không có ý nghĩa gì, nhưng là một công trình đầy ý nghĩa, một “tác phẩm”, một công trình cho Thiên Chúa.

Và trong âm nhạc thật, không chỉ có một con người hát, mà có một chiều kích của Vĩnh Cửu tiến bước trong con người và tạo nên trong con người một sự lắng nghe. Vì sao hát bình ca đã luôn được gọi là “bài ca các thiên thần”? Là bởi vì người ta cảm thấy âm vang của một thế giới khác, một cái gì đó mà người ta không thể tính toán với những đơn vị đo lường chính xác như nhịp điệu, hoà âm và các dấu nhạc. Như vậy, hình thức âm nhạc nầy không xa lạ với đời thường, nhưng băng bó các vết thương đời thường và giúp vượt qua nó.

(H). Đâu là những đặc tính của hình thức cầu nguyện nầy vốn là thành phần “bánh hằng ngày” trong một dòng tu?

(Đ). Bình ca rất xa xưa. Nó sinh ra từ thiên niên kỷ đầu tiên và có niên đại từ thế kỷ thứ tư và nói với Đấng Tối Cao dưới nhiều khía cạnh.

Trước tiên, những bản văn thông thường nhất là những lời trích từ Kinh Thánh, do vậy là Lời Chúa từ môi miệng con người quay về lại Thiên Chúa dưới hình thức ca hát.

Thứ đến, các nhà sáng tác những điệu ca là những người đạo đức vô danh được hiến dâng cho Chúa, đa số là các thầy dòng, đã tưởng tượng nhạc nầy không phải vì mục đích để nổi tiếng, nhưng sau khi hoàn tất tác phẩm, lại quay về tình trạng vô danh hoàn toàn. Do vậy đó là  những con người trong khát vọng nên thánh của họ đã tạo nên một cái gi đó thánh thiện.

Sau nữa, bài hát ca đoàn rất quyền rũ bởi vì nó nằm ngoài những kinh nghiệm âm nhạc kinh điển của chúng ta. Nó không có âm giọng của Đô trưởng và rê thứ; không có thì hoặc nhịp được lập ra. Đó là một bài hát cho một bè duy nhất. Vì thế đó là một âm vang khác hẳn với mọi thanh âm khác mà ngày nay chúng ta gọi là âm nhạc. Và cùng lúc nó là cội nguồn của tất cả những gì phát triển tiếp theo sau đó như là âm nhạc.

Cuối cùng, bản hát ca đoàn trước hết là một lời cầu nguyện bằng hát. Chúng tôi hát cầu nguyện trước bàn thờ, vì vậy không phải là cho dân chúng mà là cho Thiên Chúa. Do vậy chúng tôi không thể nào đi lưu diễn được, vì đó luôn là một lời cầu nguyện. Ngay cả những ghi âm CD nầy cũng được lấy lại từ cầu nguyện.

(H). Trong tháng sáu ầy Đức Thánh Cha cầu nguyện, trong các lời nguyện khác, để các Kitô-hữu nuôi dưỡng một tình bạn cá nhân sâu xa với Chúa Kitô, làm chứng cho tình yêu Người. Cách nào âm nhạc và bài ca có thể tạo nên tình bạn nầy và củng cố nó?

(Đ). Khi còn trẻ, tôi đã học cầu nguyện nhờ chuỗi hạt. Khi tôi muốn gia tăng tình bạn của tôi với Chúa Giêsu, tôi quỳ gối trứơc Thánh Thể. Nhạc bình ca chính là một hình thức cầu nguyện như là bánh ăn hàng ngày. Như thế người ta có thể hát suốt đời!

Trong cuộc gặp gỡ hàng tháng với các bạn trẻ với khoảng 200 – 300 người tham dự, chúng tôi bắt đầu bằng hát một bản bình ca để đem họ vào trong một không khí an bình. Sau đó chúng tôi hát những bản thánh ca mới hết sức hay nầy có sức mạnh khơi dậy trong tâm hồn các bạn trẻ  một tương quan cá nhân với Chúa Giêsu. Kế đến chúng tôi đọc một ít kinh mân côi và qùy gối im lặng thờ lạy Bí Tích Rất Thánh và chúng tôi dạy cho họ nói lên trong tâm hồn chữ “bạn” với Chúa Giêsu để khởi đầu cuộc đối thoại tình yêu nầy.

Trở lại với câu hỏi của anh: Đúng vậy. Âm nhạc có thể dẫn tới Thiên Chúa, có thể mở rộng những con tim, nâng tâm hồn lên và hiệp nhất lại với Chúa.

(H). Những lời cầu nguyện được hát, ngày nay có sẵn trên CD, có phải là một cách diễn tả cụ thể niềm vui như là Cha hiểu? Đâu là nguồn cội của niềm vui nầy?

(Đ). Đúng, CD “Ca Nhạc vì Thiên Đàng” được sinh ra từ niềm vui và dẫn đến niềm vui, bởi vì ca khúc của nó đặt nền tảng trên phụng vụ cho người qua đời của chúng ta. Trên CD nầy, người ta tìm thấy trọn vẹn bộ lễ Requiem, tức là thánh lễ an táng, cho người qua đời. Niềm vui ư? Đúng vậy, bởi vì niềm vui thật sự là niềm vui đối với sự sống vĩnh cửu. Điều đó, chúng tôi sống năm nầy ở Heiligenkreuz khi chỉ trong thời gian 16 ngày mà ba người anh em chúng tôi đã từ trần, trong khi năm năm gần đây không có người nào qua đời. Một  trong ba anh em ấy đã 100 tuổi và vào thời Đức quốc xã từng bị nhốt trong một buồng giam tử thần…

Tuy nhiên, nhiều thầy trẻ gia nhập dòng chúng tôi trong những năm vừa qua  và đã sống lấn dầu cái chết của các huynh đệ, đã bị ấn tượng sâu xa khi tham dự các bài hát của phụng vụ người quá cố. Trong đời sống một tu viện, không có một phụng vụ nào có tính xây dựng hơn là phụng vụ người qúa cố, bởi vì một người trong chúng tôi đã đến được nơi mà mỗi người trong chúng tôi đều muốn đến: trong sự hiệp thông đời đời với Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao CD có tựa đề “Am Nhạc vì Thiên Đàng”.

(H). Một câu hỏi cuối cùng: nhạc bình ca có phải chỉ dành riêng cho những nhà chuyên môn hoặc là mọi người đều có thể thưởng thức nó? Cha chờ đợi gì từ việc phổ biến CD nầy?

(Đ). CD nầy dành cho mọi người, và theo tôi, cả cho các bạn trẻ nữa. Khi tôi vào dòng năm 18 tuổi, nhạc bình ca nầy lúc đầu với tôi thật là lạ lẫm. Ngày nay, tôi thích nó vô cùng, bởi vì đó không phải là loại âm nhạc “mì ăn liền” làm cho tâm hồn ra nặng nề lười biếng, nhưng là một thức uống đậm đặc và bổ dưỡng.

Nhạc bình ca làm lan toả trong tận sâu thẳm tâm hồn sự hài hoà, bình an, vững tin. Và tôi muốn nói thêm một suy nghĩ cá nhân nữa, bởi vì với tư cách là nhà thấn học tín lý Công giáo, tôi cho rằng cái thánh thiêng có thể biểu hiện một cách thánh thiện trong thực tại trần thế: trong tu viện, chúng tôi sống một thời khắc ân sủng bởi vì chúng tôi hiệp thông chặt chẽ với Giáo Hội, với Đức Thánh Cha và với Huấn quyền. Và tôi tin rằng người ta có thể cảm nhận được sự hoà hợp nội tâm nầy với cái tất cả, tức là trong tâm hồn của 17 ca viên. Âm nhạc nầy là một món quà thánh thiện bé nhỏ mà Thiên Chúa đã muốn trao ban cho thế giới qua chúng tôi.

Ghi lại : Dominik Hartig

BTGH chuyển ngữ từ Zenit số Chúa Nhật 22.06.2008

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 940: Đức Mẹ Hiện Ra Với Người Tử Tù, # 1. (7/18/2008)
Một Người Vô Thần Tìm Lại Được Đức Tin (7/18/2008)
Một Nhà Khoa Học Vô Thần Tìm Thấy Thiên Chúa (7/18/2008)
Mẹ Tôi (7/17/2008)
CN 939: Định Mệnh Khó Lường! (7/17/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Tiếng Sáo Trong Cõi Trống Sa Mạc (8/12/2008)
Đức Bà Núi Carmêlô, Ngày 16/7 (7/16/2008)
Lòng Yêu Kính Áo Đức Bà Camêlô (7/16/2008)
Sức Mạnh Cứu Rỗi Của Tràng Chuỗi Mân Côi (7/16/2008)
Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Thủ Tướng Và Hồng Y Nói Tiếng Lạ, Khách Hành Hương Nói Lời Khiêm Hạ Kết Thân (7/16/2008)
Tin/Bài khác
Những Phép Lạ Của Áo Đức Bà Mầu Nâu (1) (7/16/2011)
Những Phép Lạ Của Áo Đức Bà Mầu Nâu (2) (7/16/2011)
Không Thể Sống Không Thiên Chúa (7/15/2008)
Thánh Linh Mục Tử Đạo Trung Hoa (7/15/2008)
Chứng Nhân Hy Vọng (7/15/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768