MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 32 Thường Niên Năm C Lc 20,27-38 ( Lm Cao Sieu,sj)
Thứ Năm, Ngày 10 tháng 11-2022
HỌC HỎI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN NĂM C                                          Lc 20,27-38 ( Lm Cao Sieu,SJ)

1.  Câu chuyện trong bài Tin Mừng này diễn ra ở đâu? Đức Giêsu đang làm gì ở đó?

·        Dựa trên Lc 20,1 ta có thể nghĩ rằng câu chuyện trong bài Tin Mừng này diễn ra ở Đền thờ Giêrusalem, nơi Đức Giêsu giảng dạy trong những ngày cuối đời, và là nơi Ngài gặp các vị lãnh đạo tôn giáo là các thượng tế, kinh sư và kỳ mục.

 

2.  Trước khi có cuộc tranh luận trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu đã phải đối diện với mấy cuộc tranh luận khác tranh luận với ai? Đọc Lc chương 20.

·        Trước khi có cuộc tranh luận ở Lc 20,27-40, Đức Giêsu đã có những cuộc tranh luận khác với giới lãnh đạo Do-thái giáo trong bối cảnh Đền thờ. Trước hết, Ngài bị các thượng tế, kinh sư và kỳ mục hạch hỏi về chuyện đuổi người buôn bán ra khỏi Đền thờ, và Ngài đã làm họ phải im (Lc 20,1-8). Kế đó, Ngài kể dụ ngôn “các tá điền sát nhân” để ám chỉ việc Ngài sắp bị giết bởi các kinh sư và thượng tế, điều đó khiến Ngài bị họ tìm cách bắt (Lc 20,9-19). Cuối cùng, Ngài phải trả lời câu hỏi của các kinh sư và thượng tế về việc có nên nộp thuế cho Xê-da không. Ngài đã khôn khéo tránh được cái bẫy của họ (Lc 20,20-26).

 

3.  Nhóm Xa-đốc là nhóm nào? Họ có nét gì đặc biệt so với nhóm Pharisêu? Đọc Lc 20,27; Cv 4,1; 23,6-8.

·        Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu phải trả lời câu hỏi của nhóm Xa-đốc. Nhóm này là nhóm người thuộc giai cấp thượng lưu, giàu có, có quyền điều hành Đền thờ. Họ có chân trong Thượng Hội Đồng của Do-thái giáo (Cv 23,6-10). Họ chỉ nhìn nhận Ngũ Thư là Sách Thánh, nên họ không tin chuyện thân xác kẻ chết sống lại (Lc 20,27; Cv 4,1), vì họ khẳng định Ngũ Thư không dạy chuyện đó. Ngược lại, nhóm Pharisêu tin thân xác kẻ chết sống lại vào ngày sau hết (Cv 23,8). Như vậy hai nhóm có sự khác biệt về giáo lý ở điểm này. Có thể “mấy người thuộc nhóm kinh sư” ở Lc 20,39 là người thuộc phái Pharisêu, nên họ dễ chấp nhận lời giảng dạy của Đức Giêsu.

 

4.  Đọc 2 Ma-ca-bê 7,9.23; Đa-ni-en 12,2-3; Khôn ngoan 3,1-5. Những sách này có tin vào sự phục sinh thân xác không? Niềm tin vào sự sống đời sau trong Cựu Ước xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

·        Niềm tin của nhóm Xa-đốc thật ra là niềm tin truyền thống của người Do-thái. Họ tin rằng ai chết, dù tốt hay xấu, cũng đều phải vào chung một chỗ và ở mãi một chỗ, đó là Shơ-ôl hay Âm phủ, vì sự thưởng phạt của Thiên Chúa đã diễn ra ở đời này rồi. Ở nơi âm phủ tối tăm, người chết sống lây lất như những chiếc bóng, không hoạt động, không niềm vui.

Khoảng thế kỷ thứ hai trước công nguyên, từ việc nhiều người Do-thái chịu tử vì đạo bởi quân Hy-lạp, niềm tin vào sự sống lại của những người đã chết trở nên rõ nét hơn. Đa-ni-en 12,2-3 viết: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ chỗi dậy, người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời.” Như thế trong các sách từ thế kỷ 2 trước Công Nguyên (như 2 Ma-ca-bê 7,9.23;  Khôn ngoan 3,1-5), ta thấy có niềm tin vào sự phục sinh của thân xác và sự thưởng phạt sau cái chết. Nhóm Pharisêu đã tin theo những sách này.

 

5.  Đọc Lc 20,28; Sáng thế 38,8; Đệ nhị luật 25,5-10. Bạn nghĩ gì về tập tục này? Mục đích của nó là gì? Thời nay, nếu không có con, người ta làm gì?

·        Sách Sáng thế 38,8 và sách Đệ nhị luật 25,5-10 nói đến một luật khá lạ lùng đối với chúng ta ngày nay. Đó là luật về anh em chồng (Luật Lê-vi-ra). Theo luật này, một bà góa mà không có con trai thì anh em chồng của bà có nhiệm vụ phải lấy bà để người chết có con trai nối dòng. Người con này sẽ thừa hưởng sản nghiệp của người cha quá cố và lo săn sóc cho bà. Đối với người Do-thái xưa, việc có con nối dòng là hết sức quan trọng. Họ muốn “duy trì tên của người đã chết” (Đnl 25,6) bằng đứa con mang tên của người ấy. Chúng ta ngày nay không coi việc có con trai nối dòng là quá quan trọng. Ai không con thể xin con nuôi.

 

6.  Đọc Lc 20, 29-33. Bạn nghĩ gì về câu hỏi cắc cớ này? Mục đích của người hỏi câu hỏi này là gì?

·        Nhóm Xa-đốc đã nói với Đức Giêsu về luật này, và đưa ra một trường hợp họa hiếm để châm biếm Ngài (Lc 20,29-33), vì họ biết Ngài tin kẻ chết sống lại. Một bà góa chồng phải lấy thêm sáu người anh hay em chồng để mong chu toàn luật Lê-vi-ra của Môsê, dù rốt cuộc bà cũng chẳng có đứa con nào. Câu hỏi họ đặt ra là: nếu tin vào sự sống lại, thì khi được sống lại ở đời sau, bà này sẽ là vợ của ai, vì bà đã lấy cả bảy ông làm chồng.

 

7.  Đọc Lc 20, 34-36. Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi trên ra sao? Bạn nghĩ gì về câu trả lời của Ngài?

·        Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi trên bằng cách cho thấy cuộc sống đời sau không giống cuộc sống đời này như nhóm Xa-đốc nghĩ. Đời sau không phải là sự kéo dài của đời này. Tuy ở đời sau người ta vẫn nhận nhau là vợ chồng, nhưng tương quan vợ chồng ở đời sau không giống như ở đời này. Không có chuyện tranh cãi xem bà này là vợ của ai, không có chuyện sinh con đẻ cái. Người ta trở nên giống các thiên sứ và được trường sinh bất tử (Lc 20,36).

 

8.  Đọc Lc 20,37-38. Đức Giêsu đã dùng câu Kinh Thánh nào để chứng minh có sự phục sinh? Đọc Xuất hành 3,6.15-16. Bạn nghĩ gì về lập luận của Đức Giêsu?

·        Rõ ràng Đức Giêsu tin vào sự sống lại (= trỗi dậy) của những người đã chết (Lc 20,37). Và Ngài đã đã trích sách Xuất hành nằm trong bộ Ngũ Thư để chứng minh cho nhóm Xa-đốc thấy niềm tin này. Xuất hành 3,6.15-16 cho thấy ĐỨC CHÚA thường nhận mình là Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Ixaác, Thiên Chúa của Giacóp. Đức Giêsu khẳng định các tổ phụ này là những người đang sống, dù họ đã chết từ lâu rồi (xem Lc 13,28; 16,22-31). Sau khi chết, Ápraham chưa được lên trời ngay, nhưng ông được sống cách đặc biệt trong Shơ-ôl (sách GL của HTCG, số 633), đợi chờ Chúa Giêsu Đấng Cứu Chuộc đến giải thoát. 

 

CÂU HỎI SUY NIỆM : Theo bạn, niềm tin vào sự sống lại ở đời sau có ảnh hưởng gì trên cuộc sống ở đời này của chúng ta không? Tin vào sự sống lại của thân xác làm thay đổi thái độ của chúng ta đối với thân xác không?

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cò Cha, Cò Me, Cò Con Cáy Suy Niệm Lễ Các Thánh ( Dr. Trần Mỹ Duyệt) (11/19/2022)
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 33 Thường Niên Năm C Lc 21,5-19 ( Lm Cao Sieu, Sj) (11/17/2022)
Man-na--suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật 32 Thường Niên Năm C Lc 20,27-38 (11/12/2022)
Theo Đạo Và Chúa Thưởng Phạt Như Thế Nào Sau Khi Chết --- Trần Mỹ Duyệt (11/11/2022)
Martinô De Porres Đứa Con Của Cuộc Tình Duyên Lén Lút Thành Thánh (11/11/2022)
Tin/Bài cùng ngày
Tin Xác Loài Người Ngày Sau Sống Lại -- Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Xxxii - C (11/10/2022)
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 32 Thường Niên C 2 Mcb 7,1-2.9-14 ; 2 Tx 2,16-3,5 ; Lc 20,27-38. Tin Vào Cuộc Sống Vĩnh Hằng Đời Sau (11/10/2022)
Tin/Bài khác
Suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật 32 Thường Niên Năm C Lc 20,27-38 --- Không Thể Chết Nữa (11/9/2022)
Lễ Các Thánh Nam Nữ (01/11) Kh 7,2-4.9-14 ; 1 Ga 3,1-3 ; Mt 5,1-12 A --- Nên Thánh Giữa Đời Thường (11/7/2022)
Hiệp Sống Tin Mừng Lễ Các Đẳng Linh Hồn Ga 6,32-40 --- Tưởng Nhớ Cầu Nguyện Cho Tiền Nhân (11/7/2022)
Mana--suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật 31 Thường Niên Năm C Lc 19,1-10 Tìm Và Cứu (11/5/2022)
“hãy Đi Khắp Thế Giới Và Rao Giảng Tin Mừng Cho Muôn Dân.” ( Trần Mỹ Duyệt) (11/5/2022)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768