MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Lằn Ranh
Thứ Hai, Ngày 2 tháng 12-2019
LẰN RANH

Lằn ranh là biên độ phân định giữa cái này và cái kia, nơi đây và nơi đó, không chỉ có nghĩa đen mà có cả nghĩa bóng, và có thể mang nghĩa tốt hoặc xấu. Giữa thiện và ác cũng có lằn ranh rõ ràng, đặc biệt nhất là lằn ranh giữa Thiên Đàng và Hỏa Ngục.

Người ta dùng thuật ngữ “Lằn Ranh Đỏ” để chỉ một giới hạn, một ranh giới vô hình được vạch ra, nhằm cảnh báo không được phép vượt qua vì có nguy cơ bị trừng phạt hoặc chịu hậu quả bất lợi. Cụm từ này có nguồn gốc từ tiếng Anh (Red Line), và bắt nguồn sâu xa từ tiếng Do Thái (קו אדום‎, Kav Adom). Danh từ này được đề cập trong một bài báo có tựa đề là “Lằn Ranh Đỏ Mong Manh”.

Một số quốc gia cũng đặt ra “lằn ranh đỏ” với các nước khác, đặc biệt là đối với các nước hiếu chiến, nguy hiểm. Ngày nay, hầu như các quốc gia trên thế giới đều đặt ra “lằn ranh đỏ” đối với Trung quốc, bởi vì người ta nhận thấy nước này như loại virus tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại về nhiều lĩnh vực. Khi biết cái xấu mà cứ lao đầu vào thì chính mình là kẻ ngu xuẩn. Tiền nhân nói nhẹ mà thấm thía: “Chọn bạn mà chơi.”

Các tôn giáo cũng có những “lằn ranh” khác nhau. Công giáo khác hẳn với các tôn giáo khác là tin có sự sống lại và sự trường sinh bất tử. Đó không chỉ là niềm tin mà còn là sự thật minh nhiên, bằng chứng là Chúa Giêsu đã bị người ta giết chết, thế nhưng Ngài đã chiến thắng tử thần và phục sinh vinh hiển. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa Hằng Sinh, đúng như Chúa Giêsu minh định: “Chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.” (Ga 14:6) Có điều đặc biệt là những ai tin Ngài thì Ngài cũng cho sống lại trong ngày sau hết, nhưng đây KHÔNG là tình trạng mà người ta gọi là kiếp luân hồi – nghĩa là không có kiếp luân hồi.

Với người vô thần thì chết là hết, nhưng với người có niềm tin vào Đức Kitô thì chết là ngưỡng để vào cõi vĩnh hằng – là hóa kiếp, là biến đổi, sống chứ không chết. Thánh Phanxicô Assisi xác định: “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.” CHẾT mà lại là SỐNG. Những người không có niềm tin không thể tin nổi, bởi vì thông thường thì ai cũng tham sanh và úy tử, thậm chí còn biến thành hèn nhát, chứ mấy ai dám liều mạng. Thế nhưng cái nghịch-lý-thuận “chết là sống” kia chỉ có trong niềm tin Kitô giáo, mà là thật chứ không mơ hồ hoặc ảo tưởng. Và điều này được minh chứng sống động qua các vị tử đạo, cả xưa và nay, thời nào cũng có.

Từ xa xưa, Kinh Thánh cho biết sự kiện về một người mẹ bị bắt cùng với bảy người con trai. Sau đó, vua An-ti-ô-khô truyền đánh họ bằng roi và gân bò để bắt họ ăn thịt heo – loại thịt cấm ăn theo luật Môsê. Nhưng một người lên tiếng thay mặt các anh em: “Vua muốn tra hỏi chúng tôi cái gì? Vua muốn biết điều gì? Chúng tôi sẵn sàng THÀ CHẾT chẳng thà vi phạm luật pháp của cha ông chúng tôi.” (2 Mcb 7:1-2) Rất can đảm, ngoan cường. Thật xứng danh tín nhân!

Anh vẫn hiên ngang và dõng dạc nói trước khi chết: Vua là một tên hung thần, vua khai trừ chúng tôi ra khỏi cuộc đời hiện tại, nhưng bởi lẽ chúng tôi chết vì Luật pháp của Vua vũ trụ, nên Người sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời.” (2 Mcb 7:9) Lại một lần nữa chứng tỏ chí khí nam nhi, minh chứng niềm tin kiên cường, không sợ thế lực trần gian. Rất đáng khâm phục. Đúng như Kinh Thánh xác định: Cậy vào thần thế vua quan, chẳng bằng ẩn náu ở bên Chúa Trời.” (Tv 118:9)

Người này chết, đến lượt người thứ ba bị tra tấn. Vừa được yêu cầu, anh liền thè lưỡi, can đảm đưa tay ra, và khẳng khái nói: “Tôi có được lưỡi này, tay này, là do Chúa Trời ban. Nhưng vì luật Chúa Trời, tôi coi khinh những thứ đó, và tôi hy vọng nhờ Chúa Trời, tôi sẽ lấy lại được.” (2 Mcb 7:11) Quá đỗi kỳ lạ, đến nỗi nhà vua và quần thần đều phải sửng sốt vì lòng can đảm của một người trẻ mà dám coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. (2 Mcb 7:12)

Đến lượt người thứ tư cũng bị tra tấn như vậy. Khi sắp tắt thở, anh xác định: “Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại. Còn vua, vua sẽ không được sống lại để hưởng sự sống đâu.” (2 Mcb 7:14) Và rồi tất cả bảy mẹ con đều có mẫu số chung: Can đảm chết vì đức tin. Chết là sự giải thoát và là mối lợi đối với họ. Cuối cùng, chính sự chết là “thù địch cuối cùng bị tiêu diệt.” (1 Cr 15:26) Đó là điều minh nhiên. Hại được người thì cười ha hả, rồi luật nhân quả sẽ tỏ tường.

Đối với người đời, những người-tin-vào-Đức-Kitô là đối thủ, bị coi là “kẻ thù không đội trời chung.” Kể cũng lạ, sống tốt, làm thiện mà lại bị ghét. Tại sao? Vì đối lập với ma quỷ. Tuy nhiên, mặc dù bị bách hại đủ cách, cá nhân hoặc tập thể, các tín nhân vẫn không kiếp nhược, không chịu khuất phục, luôn kiên tâm tin tưởng cầu nguyện liên lỉ, một mực yêu mến Sự Thật và Công Lý của Thiên Chúa mà thôi: “Lạy Chúa, xin nghe con giãi bày lẽ phải, lời con than vãn, xin Ngài đý; xin lắng tai nghe tiếng nguyện cầu thốt ra từ miệng lưỡi chẳng điêu ngoa.” (Tv 17:1) Tín nhân đích thực là thế, đúng như Thánh Phaolô đã xác định: Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu.” (Rm 8:39)

Ác nhân càng ngày càng gia tăng bách hại các tín nhân khắp nơi, nhưng càng bị bách hại, các tín nhân vẫn tín trung với Thiên Chúa, vì họ chân nhận rằng chỉ có Ngài là cùng đích và cứu cánh: “Con dõi vết chân Ngài, con không vấp ngã. Con kêu lên Ngài, lạy Thiên Chúa, vì Ngài đáp lời con. Xin lắng tai và nghe tiếng con cầu.” (Tv 17:5-6) Chúa chưa ra tay giải thoát ngay, không phải Ngài muốn thử lòng, mà Ngài thấy chưa thực sự cần thiết, và Ngài biết họ là những môn đệ chân chính của Ngài. Chắc chắn rồi Ngài sẽ ra tay cứu độ, Hỏa Ngục còn chưa làm gì được thì đáng gì những kẻ bách hại Giáo Hội của Ngài.

Vững lòng trung tín, các tín nhân tha thiết van xin Thiên Chúa: “Xin giữ gìn con như thể con ngươi, dưới bóng Ngài, xin thương che chở.” (Tv 17:8) Lời cầu nguyện đầy ắp niềm tín thác, ngay cả trong những lúc quẫn bách nhất. Họ biết mình thế nào nên không hề run sợ, không hề nhát đảm, chỉ muốn bảo vệ Chân Lý của Thiên Chúa Hằng Sinh: “Về phần con, sống công minh chính trực, con sẽ được trông thấy mặt Ngài, khi thức giấc, được thoả tình chiêm ngưỡng Thánh Nhan.” (Tv 17:15) Ánh Đức Tin sáng ngời, thật tuyệt vời!

Thời Cựu Ước, khi vua Khít-ki-gia lâm trọng bệnh, ông chân thành xác tín và cầu xin: “Lạy Chúa, ngày tháng đời con là của Chúa, sự sống linh hồn con thuộc về Ngài. Xin chữa lành và cho con được sống.” (Is 38:16) Ông đã được Thiên Chúa nhậm lời, cho ông được bình an, tha tội cho ông và cứu ông khỏi hố diệt vong. (Is 38:17)

Ngày xưa, Thánh Phaolô cũng đã từng tha thiết cầu chúc các Kitô hữu: Xin chính Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, và xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta và đã dùng ân sủng mà ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp, xin các Ngài an ủi và cho tâm hồn anh em được vững mạnh, để làm và nói tất cả những gì tốt lành.” (2 Tx 2:16-17) Làm và nói luôn phải đi đôi, không thể nói suông mà không làm, có thể không cần nói nhưng phải làm. Đó mới là người luôn đứng thẳng, nhìn thẳng, và trực ngôn với bất kỳ kẻ thù nào, dù địch thù rất nham hiểm và tàn ác. Cây ngay chẳng sợ chết đứng.

Điều mong ước của Thánh Phaolô rất thực tế: “Xin Chúa hướng dẫn tâm hồn anh em, để anh em biết yêu mến Thiên Chúa và biết chịu đựng như Đức Kitô.” (2 Tx 3:5) Với tình yêu, người ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đủ sức chịu đựng mọi thứ. Với lòng yêu thương chân thành, người ta cũng có thể làm bất cứ thứ gì. Tình yêu rất kỳ diệu, càng kỳ diệu hơn khi tình yêu đó dành cho Thiên Chúa.

Ở đâu cũng có những người mưu mô thâm độc, chẳng trừ ngõ ngách hoặc khe hở nào, họ là hiện thân của quỷ sứ. Đôi khi họ ảo tưởng hoặc ngộ nhận nên tỏ ra mình nhân đức và muốn chứng tỏ mình biết “thương người như thể thương thân,” năng nổ và nhiệt thành sinh hoạt các hội đoàn, nhưng lại ngấm ngầm gây chia rẽ giữa hội này với đoàn nọ, kỳ thì nhóm nọ với nhóm kia,… Loại “vẻ đạo đức” đó chỉ là tấm bình phong mà thôi. Thực sự hành động vì Chúa hay vì ai, hoặc vì cái gì?

Trình thuật Lc 20:27-40 cho biết rằng có mấy người thuộc nhóm Sa-đốc đến gặp Chúa Giêsu. Họ là những người chủ trương không có sự sống lại. Họ lải nhải hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. Người thứ hai, rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?” (Lc 20:28-33) Rất đểu, đểu thật! Ra cái vẻ lịch sự, nhưng họ chỉ ngọt cái miệng thế thôi, chứ bụng dạ trương phình và bốc mùi xú uế. Mức độ nham hiểm của họ rất tinh vi, đôi lúc lại “giả mù sa mưa” và mưu tính giăng bẫy khác.

Sa-đốc nói dóc, thèo lẻo lắm điều. Chúa Giêsu cũng làm “một lèo” luôn: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, chính ông Môsê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.” (Lc 20:34-38) Mấy kinh sư vào hùa và nịnh: “Thưa Thầy, Thầy nói hay lắm.” Và rồi họ im re!

Người ta nói: “Kẻ cướp gặp bà già.” Đừng tưởng bở. Bảy mươi còn phải học bảy mốt kia mà. Không nói thì thôi, họ càng nói ra thì càng lòi cái ngu, không phải ngu bình thường mà là dạng ngu bẩm sinh, ngu quốc tế, ngu tận số, ngu siêu đẳng, ngu trên từng cây số,… nói chung là “đại ngu”. Ngu mà chảnh, xấu mà đỏng đảnh.

Họ đành câm họng, im như thóc thối, bởi vì nghe Sư Phụ Giêsu phân tích rạch ròi, chí lý. Thôi thì bồ hòn có đắng mấy cũng ráng ngậm và ráng ra vẻ “ngọt như mía lùi” vậy. Cũng đáng đời lắm! Thế nhưng không như thế cũng không được, bởi vì có như vậy mới “xứng tầm” với những kẻ mặt người mà lòng ma dạ quỷ. Chẳng oan ức gì đối với những kẻ chuyên “ngậm máu phun người” như đám họ. Đúng như tiền nhân nói: “Thần khẩu hại xác phàm.” Chắc chắn họ phải lủi đi cho nhanh ngay sau đó, chứ còn mặt mũi nào nữa. Mặt họ có chai cỡ nào cũng không vênh váo được nữa rồi.

Chân phước Henry Suso (1295–1366, tu sĩ Dòng Đa-minh) nói: “Người ta thường mua hỏa ngục bằng một cái giá quá đắt, vì họ chịu hy sinh bản thân để làm đẹp lòng thế gian.” Thật đáng quan ngại và đáng để chúng ta xem lại các động thái của chính mình.

Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin ban thêm ơn khôn ngoan, các đức đối thần và đối nhân, để chúng con luôn sống rạch ròi, nghiêm túc, thẳng thắn, mạnh mẽ, bất khuất, can đảm hành động theo sự thật của Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tinh Thần Giáng Sinh (12/23/2019)
Giáng Sinh – Ca Dao Yêu Thương (12/22/2019)
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 3 Mùa Vọng A (12/13/2019)
Di Sản Cuộc Đời (12/10/2019)
Hiệp Sống Tin Mừng: Chúa Nhật 2 Mùa Vọng A (12/4/2019)
Tin/Bài cùng ngày
Tặng Phẩm Của Chúa Hài Đồng (12/2/2019)
Tầm Nhìn (12/2/2019)
Nguyên Nhân Bất Công (12/2/2019)
Tin/Bài khác
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 1 Mùa Vọng A (11/29/2019)
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Chúa Giê-su Vua: Đức Giê-su Thiên Sai Vua Vũ Trụ (11/25/2019)
Cảm Giác Như Bị Lừa (11/22/2019)
Vua Công Lý (11/22/2019)
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 33 Thường Niên C: Chuẩn Bị Đón Chờ Chúa Đến (11/17/2019)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768