MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tiểu mục ::
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Vấn Đề Bạo Lực Trong Giới Trẻ
Chủ Nhật, Ngày 30 tháng 6-2019
VẤN ĐỀ BẠO LỰC TRONG GIỚI TRẺ

Cái gì cũng có nguyên nhân, chứ chẳng ngẫu nhiên hay tình cờ, nhất là đối với sự dữ – bởi vì Thiên Chúa nhân lành chỉ tạo nên những điều tốt đẹp mà thôi. Đừng bảo là thiên tai trong khi đó là nhân tai – chính mình gây tai họa rồi đổ lỗi cho Ông Trời.

I. NGUYÊN NHÂN

Theo Hội Tâm Lý Hoa Kỳ, bạo lực là dạng cực đoan của hành vi gây hấn. Các dạng bạo lực trong giới trẻ ngày nay bao gồm hiếp dâm, sát nhân, xả súng vào trường học và đánh nhau. Là cha mẹ, chúng ta biết rằng các dạng hành xử bạo lực rất thường xảy ra ngày nay. Theo CDC (Center for Disease Control and Prevention), tội giết người là nguyên nhân cao thứ nhì gây tử vong trong giới trẻ, tuổi từ 10 tới 24, tại Hoa Kỳ. Vì thế, chúng ta cần tích cực ngăn chặn bạo lực trong giới trẻ.

Để ngăn chặn bạo lực trong tuổi thiếu niên, cha mẹ cần nhận biết nguyên nhân gây hành vi bạo lực đối với chúng. Đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

1. ẢNH HƯỞNG TRUYỀN THÔNG

Bạo lực có thể ảnh hưởng giới trẻ do các phương tiện truyền thông, có đủ thứ làm cho chúng “nổi máu yêng hùng” mà gây hấn. Cuộc nghiên cứu “The Influence of Media Violence on Youth” cho biết: “Nghiên cứu bạo lực do truyền hình, phim ảnh, video, và âm nhạc, cho thấy chứng cớ các phương tiện truyền thông làm gia tăng sự gây hấn và cách hành xử thô bạo ở giới trẻ”.

Ở đây, “các phương tiện truyền thông” được xác định là bất cứ thứ gì giới trẻ xem, nghe hoặc tương tác, những thứ đó có thể thấy đầy trên internet, ti-vi, sách báo, phim ảnh, trò chơi, quảng cáo,... Giới trẻ ngày nay tiếp cận với đủ thứ có thể kích thích “máu gây hấn” dẫn tới hành xử bạo lực.

2. VẤN ĐỀ HÀNG XÓM

Ngay nơi sinh sống còn có hàng xóm, giới trẻ cũng có thể ảnh hưởng xấu nếu cứ thường xuyên thấy họ cư xử thô bạo với người khác. Theo CDC, có một số nguy cơ dẫn tới bạo lực ở giới trẻ – bao gồm việc giảm sút cơ hội liên quan kinh tế, mức phạm pháp cao và xã hội xung quanh hỗn độn. Do đó, nếu giới trẻ sống sống trong “môi trường ô nhiễm” như vậy sẽ dễ vào hùa với những người xấu để không cảm thấy “lạc lõng”, chúng dễ gây hấn và hành xử thô bạo.

3. VẤN ĐỀ LẠM DỤNG

Trẻ em sống trong gia đình có bạo hành có thể trở thành người bạo lực. Trẻ em sống trong gia đình có lạm dụng giới tính có thể trở thành người lạm dụng tương tự. Ấu dâm là một quá trình theo chu kỳ, trẻ em bị lạm dụng có thể trở thành người hay gây hấn. Cách hành xử gây hấn này thường bắt đầu từ tuổi thiếu niên.

Những người mẹ hay nóng tính và thường tức giận con cái, nguyên nhân thường là do người chồng đối xử không tốt với vợ, họ la rầy con cái như biện pháp xả giận – người Việt gọi là “giận cá chém thớt”. Những người mẹ này không biết tại sao mình lại làm tổn thương con cái, nhưng họ thực sự là nạn nhân bị người chồng lạm dụng bạo hành – về thể lý, về tâm lý, hoặc cả hai dạng. Điều mà các bà mẹ này nên biết rằng con cái họ cũng biết cách hành xử tồi tệ của mẹ là do cha xử tệ với mẹ. Đó là sự thật đáng buồn và không dễ cải thiện, nhưng tình trạng đó thực sự nằm trong chu kỳ lạm dụng.

4. THIẾU SỰ GIÁM SÁT

Trẻ em không được giám sát đúng mức cũng dễ có hành vi gây hấn hoặc phạm pháp, bởi vì chúng khó có thể chọn lựa đúng đắn. Khi cha mẹ không tích cực quan tâm con cái, chúng dễ mất kiểm soát. Chúng chơi với bạn bè xấu, giao tiếp với người xấu, không cố gắng học tốt ở trường và sống không cần nghĩ tới tương lai. Chúng cần có quy luật đúng đắn và cương quyết. Đó là vấn đề mà những người hữu trách cần quan tâm nghiêm túc và đúng mức.

5. ÁP LỰC ĐỒNG ĐẲNG

Tiền nhân dạy chí lý: “Chọn bạn mà chơi”. Thật vậy, áp lực từ phía bạn bè cũng có thể gây ra bạo lực ở giới trẻ. Bạn bè của chúng hung hăng thì chúng cũng nhiễm xh hướng gây hấn. Đó là cách hành xử sai lầm ở giới trẻ, chúng có thể mạo hiểm và muốn thể hiện “bản lĩnh” bằng các hoạt động không tốt lành như uống rượu, hút thuốc, dùng ma túy, theo băng nhóm quậy phá,...

6. ÁP LỰC VÔ HÌNH

Vô hình chứ không vô tình. Đó là dạng lạm dụng ma túy trong giới trẻ, có thể dẫn tới cách hành xử thô bạo ở giới trẻ. Mới đầu chỉ là tò mò, muốn biết cảm giác lâng lâng nên muốn thử xem sao, thử rồi thấy khoái, khoái rồi hóa mê, mê rồi đâm nghiện, nghiện rồi sinh ra đủ thứ tệ hại – trầm cảm, tức giận, và thất vọng. Vì thế, chúng dễ nóng tính và hành xử thô bạo với bất cứ ai. Ngày nay người ta gọi đó là dạng “ngáo đá”.

7. CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ

Cần phải xử lý các điều kiện gây chấn thương có thể khiến giới trẻ hành xử thô bạo. Chẳng hạn, nếu đứa trẻ mất một người bạn bị tai nạn giao thông mà nó có liên quan, nó có thể cảm thấy thất vọng và tức giận. Cơn giận là điều bình thường của sự đau buồn, sự bộc phát bạo lực từ đó có thể thông cảm nhưng cần phân tích rạch ròi để đứa trẻ có thể chấn chỉnh tâm lý.

8. HỘI CHỨNG TÂM THẦN

Chứng tâm thần là một nguyên nhân khác gây bạo lực trong giới trẻ. Các vấn đề liên quan chứng tâm thần như chứng ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder – rối loạn hiếu động thiếu tập trung), chứng ODD (Oppositional Defiant Disorder – rối loạn bướng bỉnh chống đối), rối loạn lưỡng cực, rối loạn hành vi, hoặc các dạng bệnh khác đã được xác định ngày nay, mọi hành vi gây hấn hoặc cảm giác nóng giận là các triệu chứng phổ biến.

Chứng tâm thần đôi khi ẩn náu phía sau các nguyên nhân khác liên quan hành vi bạo lực ở giới trẻ. Chẳng hạn, một đứa trẻ bị rối loạn lưỡng cực có thể là đang sử dụng ma túy. Nếu nó tỏ ra bạo lực, việc sử dụng ma túy có thể là yếu tố tiềm ẩn, và chứng rối loạn lưỡng cực là một phần trong nguyên nhân đó.

II. PHM VI VN ĐỀ

Mỗi năm ước tính thế giới có khoảng 200.000 vụ giết người trong giới trẻ ở độ tuổi từ 10–29, chiếm 83%, nguyên nhân thứ tư về tử vong trong giới trẻ. Tỷ lệ giết người ở giới trẻ khác nhau nhiều trong mỗi quốc gia. Trên bình diện thế giới, 83% số vụ giết người trong giới trẻ là nạn nhân nam, và thủ phạm nam giới cũng chiếm đa số tại các quốc gia. Về tỷ lệ giết người trong giới trẻ, nữ giới cũng ít hơn nhiều so với nam giới. Trong những năm 2000–2012, tỷ lệ giết người trong giới trẻ đã giảm ở đa số các nước – tại các nước có thu nhập cao thì mức độ giảm nhiều hơn so với các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Những cuộc tấn công bằng súng thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn các cuộc tấn công bằng chân đá, tay đấm, dao, gậy gộc,... Bạo lực về giới tính cũng có tỷ lệ ảnh hưởng đáng kể ở giới trẻ. Theo cuộc nghiên cứu “WHO Multi-country study on women's health and domestic violence”, có khoảng 3–24% nữ giới cho biết họ đã từng bị cưỡng hiếp.

Đánh nhau và bắt nạt (ăn hiếp) cũng là điều phổ biến trong giới trẻ. Một cuộc nghiên cứu ở 40 quốc gia đang phát triển cho thấy mức trung bình 42% trẻ em nam và 37% trẻ em nữ đã từng bị bắt nạt. Trong giới trẻ, tội sát nhân và bạo lực không chỉ tạo áp lực toàn cầu về tình trạng chết trẻ, tổn thương và tàn tật, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng – thường là suốt đời, ảnh hưởng chức năng tâm lý và xã hội. Điều này có thể ảnh hưởng gia đình và bạn bè của nạn nhân, kể cả cộng đồng. Bạo lực trong giới trẻ làm gia tăng chi phí y tế, an sinh xã hội và luật pháp, làm giảm năng suất và giá trị cuộc sống.

1. NGUY CƠ CÁ NHÂN

tập trung kém, tính hiếu động thái quá, rối loạn hành vi, hoặc các dạng rối loạn cư xử khác.

tội phạm.

liên quan chất có men và thuốc hút.

kém trí tuệ và kém nhận thức.

thiếu học thức.

thất nghiệp.

tiếp cận bạo lực ngay trong gia đình.

2. NGUY CƠ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ (GIA ĐÌNH, BẠN BÈ, ĐỐI TÁC,...)

thiếu sự giám sát của cha mẹ và những người hữu trách.

kỷ luật không mạnh mẽ, không cương quyết.

mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không thân thiết.

cha mẹ không đý hoạt động của con cái.

cha mẹ không hạnh phúc.

cha mẹ bị trầm cảm.

thu nhập thấp trong gia đình.

gia đình có người thất nghiệp.

giao du với bạn bè xấu.

3. NGUY CƠ TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI

lạm dụng rượu, bia.

lạm dụng hung khí.

bị kẻ xấu dụ dỗ.

thu nhập chênh lệch.

sự nghèo nàn.

chất lượng quản lý (luật pháp bất minh nhưng bắt buộc tuân theo, giáo dục và an ninh kém).

4. NGĂN NGỪA

các chương trình kỹ năng sống và phát triển xã hội nhằm giúp giới trẻ kiềm chế cơn giận, xử lý xung đột, và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết để giải quyết vấn đề.

các chương trình ngăn chăn tình trạng bắt nạt trong nhà trường.

các chương trình ủng hộ cha mẹ và dạy kỹ năng làm cha mẹ tích cực.

các chương trình tiền học đường cung cấp cho trẻ em các kỹ năng xã hội ngay khi còn nhỏ, chưa đi học.

các liệu pháp dành cho giới trẻ có nguy cơ cao liên quan bạo lực.

hạn chế cơ hội tiếp cận với rượu, bia.

hạn chế cơ hội tiếp cận với ma túy độc hại.

hạn chế quyền mua hoặc sử dụng vũ khí.

chính sách định hướng cộng đồng.

giúp làm giảm sự nghèo nàn và cải thiện môi trường nông thôn.

Ngăn chặn bạo lực trong giới trẻ đòi hỏi các biện pháp hiệu quả đối với việc ngăn chặn bạo lực trong xã hội – tình trạng không cân bằng về thu nhập, xã hội thay đổi mau chóng, dân số tăng nhanh, và mức độ an ninh thấp.

Việc cấp bách: Phải giảm tình trạng bạo lực trong giới trẻ để cải thiện xã hội và quốc gia, kể cả tôn giáo.

5. TRÁCH NHIỆM

Tổ chức Y tế Thế giới WHO và những người hợp tác làm giảm bạo lực trong giới trẻ bằng các sáng kiến giúp xác định, định lượng, và phản ứng đối với vấn nạn, bao gồm:

phát triển chương trình ngăn chặn bạo lực trong nhà trường.

thu hút chú ý tới tầm quan trọng của bạo lực trong giới trẻ và nhu cầu đề phòng.

xây dựng chứng cớ về phạm vi và dạng bạo lực ở các môi trường khác nhau.

ớng dẫn biện pháp cụ thể để ngăn chặn bạo lực trong giới trẻ và khuyến khích phản ứng với bạo lực.

ủng hộ các chương trình quốc gia về ngăn chặn bạo lực trong giới trẻ.

hợp tác với các tổ chức quốc tế ngăn chặn bạo lực trong giới trẻ.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ VeryWellMind.com và Who.int)

[Đăng báo ĐMHCG số 397, tháng 7-2019, DCCT xuất bản tại Hoa Kỳ]

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thư Tòa Tgm Sàigòn Gửi Cha Trần Đình Long, Giáo Điểm Tin Mừng (8/31/2019)
Tin/Bài khác
Luật Cấm Thảm Sát Bào Thai Có Nhịp Tim Đập (5/26/2019)
Chúa Bảo Không Được Miễn Trừ Trường Hợp Ngoại Lệ Phá Thai (5/24/2019)
Trường Ca Anh Hùng Linh Mục (5/22/2019)
Vận Động Cho Có Lớp Học Thánh Kinh Trong Các Trường Công Toàn Quốc (5/12/2019)
Tổng Thống Trump Tuyên Bố 3/5 Là Ngày Quốc Gia Cầu Nguyện (5/4/2018)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768