ĐỨC GIÊSU
ĐỐI DIỆN CÁI CHẾT
Lm Phạm Thanh Liêm
Chúng
ta bước vào tuần thánh với Chúa Nhật Lễ Lá,
kỷ niệm Đức Giêsu vào thành Yêrusalem được
dân chúng đón rước long trọng. Biến
cố Đức Giêsu vào thành Yêrusalem như một vị
vua, gắn liền với những gì xảy đến cho
Ngài vào những ngày cuối cùng của đời Ngài.
Thành công và thất bại trên đời
Sau ba mươi năm sống âm thầm
và làm nghề khiêm tốn ở Nazarét, Ngài đã công khai rao
giảng suốt ba năm khắp đất nước Do
Thái với những thành công và thất bại. Hôm nay Ngài trở lại
Yêrusalem vào dịp lễ Vượt Qua, lễ trọng nhất
của người Do Thái mà mọi người trưởng
thành thường phải lên Yêrusalem. Cha
mẹ Đức Giêsu cũng vẫn lên Yêrusalem vào dịp lễ
Vượt Qua, và Ngài từ năm 12 tuổi cũng đã
được dạy và thực tập hằng năm.
“Hôm nay Ngài có lên Yêrusalem không?” Một số
người am hiểu thời sự biết tình trạng
nguy hiểm của Đức Giêsu: nếu Ngài lên Yêrusalem
Ngài có thể bị những người lãnh đạo giết
chết. Chính vì vậy họ mới đặt câu hỏi!
Trên đời, ai không gặp thất bại? Một danh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20 đã nói:
“không thành công cũng thành nhân”. Vấn đề chính là thái
độ hay cách cư xử của mình thế nào đối
diện với những thành công và thất bại trên đời.
Đức Giêsu chấp nhận những gì xảy
đến, ngay cả cái chết
Đa số các tông đồ không muốn
Ngài lên Yêrusalem dịp này, dù rằng đây là luật buộc
người Do Thái. Thomas
khi thấy Ngài quyết định lên Yêrusalem thì nói: “Chúng
ta cùng lên Yêrusalem để cùng chết với Ngài” (Ga.11,
8.16). Cổ ngữ có câu: “tránh voi chẳng xấu mặt
nào”. Tại sao Đức Giêsu không “khôn” một
chút?
Đức
Giêsu vẫn làm điều phải làm, Ngài không trốn
tránh, Ngài chấp nhận thân phận làm người trong mọi
trường hợp, chẳng hạn Ngài nói với Phêrô dịp
người ta tới bắt Ngài: “xỏ gươm vào vỏ,
liệu anh tưởng Thầy không thể xin Cha cho thầy
12 đạo binh thiên thần sao, nhưng như vậy thì
làm sao Kinh Thánh được nên trọn?” (Mt.26,
53). Đức Giêsu đã không biến
đá thành bánh để ăn, Ngài cũng không xuống khỏi
thập giá khi bị thách thức, vì Ngài chấp nhận
“thân phận con người” đến cùng trong mọi
trường hợp.
Tôi
có sẵn sàng chấp nhận thân phận là người của
mình trong cuộc sống thường ngày không?
Dâng hiến chính mình
Đức Giêsu không chỉ chấp nhận
cái chết một cách thụ động. Vì tình yêu “đối với con người”,
nên Ngài đã có một sáng kiến tuyệt vời: dâng hiến
chính mình cho tất cả mọi người qua bí tích Thánh
Thể.
Hành
vi tình yêu, đòi con người phải
vượt qua chính mình, tôn trọng người mình yêu trong
mọi điều kiện, muốn những điều tốt
lành cho người mình yêu. Yêu như Đức Giêsu yêu, tức
là sẵn sàng chết để người yêu được
sống. “Tình yêu mạnh hơn sự chết”.
Sự dữ bất lực trước tình
yêu.
Phục vụ là dấu chỉ của
tình yêu. Các
tông đồ tranh luận xem “ai là người lớn nhất
trong họ” nếu thầy không còn nữa. Và đây là đầu mối chia rẽ và bất
hoà. Đức Giêsu dạy các tông đồ: “ai muốn
làm lớn thì phải là người phục vụ”. Đức Giêsu đã đến như một
người tôi tớ. Môn đệ của
Ngài cũng được mời gọi nên giống Ngài.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
1.
Đâu là thử thách lớn nhất của kiếp người,
theo ý riêng bạn?
2.
Theo bạn, các tông đồ nên thánh qua những việc nào
và bằng cách nào?
3.
Bạn có tuyệt vọng bao giờ chưa? Mong
ước nào không thành sự đến nỗi bạn tuyệt
vọng? Làm sao bạn vượt qua
được?
4.
Bạn đã yêu và được yêu bao giờ chưa? Làm sao bạn biết người ta yêu bạn?
|