Chúa Nhật Lễ
Lá
ĐỌC LỜI CHÚA
· Mc 11,1-10 (làm phép lá): (9) Người
đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: «Hoan
hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức
Chúa!»
· Is 50,4-7: (6) Tôi đã đưa
lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người
ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị
mắng nhiếc phỉ nhổ.
· Pl 2,6-11: (6) Đức Giêsu Kitô vốn
dĩ là Thiên Chúa (…) (7) Ngài đã hoàn toàn trút bỏ
vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm
nhân sống như người trần thế. (8)
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến
nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập
tự.
· BÀI
THƯƠNG KHÓ: Mc 14,1–15,47
Đức
Giêsu chịu đóng đinh trên thập tự giá
(…)
(15,15) Vì muốn chiều lòng đám đông, ông
Philatô phóng thích tên Baraba, truyền đánh đòn Đức
Giêsu, rồi trao Người cho họ đóng đinh vào thập
giá (…) (22) Chúng đưa Người
lên một nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Đồi Sọ
(…) (24) Chúng đóng đinh Người
vào thập giá, rồi đem áo Người ra bắt
thăm mà chia nhau, xem ai được cái gì. (25) Lúc chúng đóng đinh
Người là giờ thứ ba. (26) Bản án
xử tội Người viết rằng: «Vua người Do-thái».
(27) Bên cạnh Người, chúng còn đóng
đinh hai tên cướp, một đứa bên phải, một
đứa bên trái. (28) Thế là ứng nghiệm
lời Kinh Thánh: Người bị liệt vào hạng những
tên phạm pháp.
(29) Kẻ qua người lại
đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu
vừa nói: «Ê,
mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại
được, (30) có giỏi thì xuống khỏi
thập giá mà cứu mình đi!» (31) Các thượng
tế và kinh sư cũng chế giễu Người
như vậy, họ nói với nhau: «Hắn cứu
được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. (32)
Ông Kitô vua Ítraen, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ
đi, để chúng ta thấy và tin».
Cả những tên cùng chịu đóng
đinh với Người cũng nhục mạ Người.
(33) Vào giờ thứ sáu, bóng
tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến
giờ thứ chín. (34) Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn
tiếng: «Êlôi,
Êlôi, lama xabácthani!»
Nghĩa là: «Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao
Ngài bỏ rơi con?»
(…) (37) Đức Giêsu lại kêu lên một
tiếng lớn, rồi tắt thở. (38) Bức
màn trướng trong Đền Thờ bỗng xé ra làm hai từ
trên xuống dưới. (39) Viên đại
đội trưởng đứng đối diện với
Đức Giêsu, thấy Người tắt thở như
vậy liền nói: «Quả thật, người này là
Con Thiên Chúa» (…)
CHIA SẺ
Câu hỏi
gợi ý:
1.
Đức Giêsu có run sợ trước đau khổ và sự
chết không? Cuộc khổ nạn và cái chết của
Ngài là do Ngài bị ép buộc hay do tự nguyện? Động lực khiến Ngài tự nguyện là
gì?
2.
Cái chết khủng khiếp của Đức Giêsu nói lên
điều gì? Có phải vừa nói lên sự
công thẳng và nghiêm túc của Thiên Chúa đối với tội
lỗi, vừa nói lên tình thương bao la của Thiên Chúa
đối với con người không? Công
thẳng ở chỗ nào? Tình
thương ở chỗ nào?
3.
Bài học thực tế mà chúng ta học được
qua mầu nhiệm Vượt Qua được cử hành
trong Tuần Thánh là gì? Thiên Chúa và Đức
Giêsu yêu thương và hy sinh cho chúng ta như thế, các Ngài
mong ước điều gì nơi chúng ta?
Suy
tư gợi ý:
1. Đức Giêsu chịu đau khổ
để cứu nhân loại khỏi đau khổ
Mầu nhiệm được cử hành trong Tuần
Thánh – làm cho chúng ta hết sức cảm động – là
Đức Giêsu đã chấp nhận chịu đau khổ
và chết thay cho chúng ta, để giải thoát chúng ta khỏi
đau khổ và sự chết trong cảnh giới vĩnh
cửu. Tất
cả đều vì yêu thương chúng ta: «Tội lỗi
của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà
đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết
đối với tội, chúng ta sống cuộc đời
công chính. Nhờ Người mang những vết
thương của anh em mà anh em đã được chữa
lành» (1Pr 2,24).
Theo niềm tin Kitô giáo, Đức Giêsu chính là Con Thiên
Chúa. Ngài chẳng những là người hoàn toàn vô tội,
mà còn là một con người hoàn hảo nhất của
nhân loại. Thế nhưng Ngài lại
phải chịu những cực hình khủng khiếp,
đau đớn nhất của con người. Những đau khổ ấy, Ngài đã tự nguyện
chịu, mặc dù từ thâm tâm Ngài cũng rất sợ
hãi trước đau khổ. Việc Ngài lo buồn
đến mức đổ mồ hôi máu trong vườn
Cây Dầu (x. Lc 22,44) nói lên nỗi sợ
hãi hết sức cao độ ấy. Nhưng dù biết
trước những cực hình khủng khiếp đã khiến
Ngài phải sợ hãi như thế, Ngài vẫn tự nguyện
đón nhận, vì muốn hoàn thành thánh ý Chúa Cha là cứu
độ loài người, và vì chính Ngài cũng yêu
thương con người, muốn cứu họ khỏi
tội lỗi và hậu quả khủng khiếp của tội
lỗi. Dù bản năng có ham sống sợ chết, ham
sướng sợ khổ, Ngài vẫn vui lòng chấp nhận
đau khổ và chết, để con người
được sống và sống hạnh phúc: «Lạy
Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải
uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo
ý Cha» (Mt 26,39).
2. Đức Giêsu thực hiện
sự công bình và tình yêu của Thiên Chúa đối với
nhân loại tội lỗi
Vì tội của nguyên tổ và của riêng từng
người, đáng lẽ nhân loại chẳng những bị
mất hạnh phúc vĩnh cửu mà còn phải chịu
đau khổ đời đời. Sự công
bình nơi bản tính của Thiên Chúa đòi buộc mọi
tội lỗi đều phải đền trả,
nghĩa là con người phải chịu hình phạt xứng
đáng. Nếu thế con người sẽ phải
đau khổ đời đời! Nhưng tình yêu vô biên của
Ngài đối với con người đòi hỏi Ngài phải
ra tay cứu họ, nếu không thì không
còn là tình yêu nữa! Vừa bắt con người phải
đền tội, vừa phải ra tay
cứu họ, đối với trí óc của con người
điều đó quả là mâu thuẫn và nan giải!
Nhưng sự khôn ngoan vô biên của Ngài đã giải quyết
nan đề ấy bằng cách cho Con của Ngài xuống
thế làm người, đại diện cho toàn nhân loại,
chịu đau khổ và chết, để đền tội
thay cho cả loài người. Theo cách đó, sự
công bằng và tình yêu của Ngài đều được
thỏa mãn.
Đức Giêsu – là Ngôi Hai, Con Thiên Chúa, cũng là Thiên
Chúa trong bản tính nhân loại – đã đảm trách việc
hòa giải giữa hai đòi hỏi trái ngược nhau của
sự công bằng và tình yêu Thiên Chúa, và cũng là hòa giải
giữa con người với Thiên Chúa. Vì thế, sứ mạng
của Đức Giêsu là phải làm sao cho con người
thấy được công lý của Thiên Chúa phải
được thực hiện nghiêm túc thế nào, đồng
thời cũng biểu lộ cho con người thấy
tình yêu của Thiên Chúa đối với con người bao
la thế nào.
Chân
lý, công lý và tình thương, đó là những thuộc tính hết sức
quan trọng trong bản tính Thiên Chúa. Thiết
tưởng người Kitô hữu – là người ý thức
hơn ai hết con người là hình ảnh của Thiên
Chúa – cần phải phản ánh và thể hiện ba thuộc
tính ấy trong đời sống của mình. Đức
Giêsu đã nhấn mạnh sự quan trọng của ba thuộc
tính ấy: «Những điều quan trọng nhất
trong Lề Luật là công lý, tình thương và tính
chân thật» (Mt 23,23).
3. Tình yêu của Thiên Chúa được
biểu hiện nơi Đức Giêsu
Thiên Chúa
yêu thương con người, điều ấy đã
được Thánh Kinh nói đến rất nhiều: «Anh
em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu
đến nỗi cho chúng ta được gọi là con
Thiên Chúa mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa» (1Ga 3,1); «Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một,
để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải
chết, nhưng được sống muôn đời»
(Ga 3,16); «Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta
được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa
đã sai Con Một đến thế gian để nhờ
Con Một của Người mà chúng ta được sống»
(1Ga 4,9); «Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi
chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng
chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta» (Rm 5,8).
Tình yêu của
Thiên Chúa đối với nhân loại được thể
hiện cụ thể qua tình yêu của Đức Giêsu
đối với con người: «Chúa Cha đã yêu mến
Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy»
(Ga 15,9); «Người vẫn yêu
thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế
gian, và Người yêu thương họ đến cùng»
(Ga 13,1).
4. Hãy thể hiện tình yêu của
Thiên Chúa ra cho tha nhân
Đức
Giêsu đã chấp nhận đau khổ để con
người được hạnh phúc, chấp nhận chết
để con người được sống. Chính tình
yêu đối với con người đã thúc đẩy
Ngài làm điều ấy. Sự việc ấy
cho thấy đau khổ của ta có thể biến thành hạnh
phúc cho người khác, cái chết của ta có thể biến
thành sự sống cho người khác. Nghĩa
là ta có thể chấp nhận đau khổ để
người mình yêu được hạnh phúc, chấp nhận
chết để người mình yêu được sống.
Vì thế, đau khổ và chết cho người mình yêu là
cách tuyệt hảo nhất để biểu lộ và thể
hiện tình yêu: «Không có tình thương nào cao cả
hơn tình thương của người đã hy sinh tính
mạng vì bạn hữu của mình» (Ga 15,13).
Thiết tưởng người Kitô hữu
cần sử dụng thường xuyên cách biểu lộ
và thể hiện tình yêu tuyệt hảo này trong đời
sống (đáng lẽ phải) đầy tràn yêu
thương của mình.
Cũng
như tình yêu của Chúa Cha đối với Đức
Giêsu là gương mẫu cho tình yêu của Ngài đối với
nhân loại: «Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào,
Thầy cũng yêu mến anh em như vậy» (Ga 15,9); thì Ngài rất mong tình yêu của Ngài đối
với chúng ta cũng là gương mẫu để chúng
ta yêu thương nhau: «Anh em hãy yêu thương nhau như
Thầy đã yêu thương anh em» (Ga 15,12). Thánh Gioan
đã diễn tả ý tưởng trên như sau: «Nếu
Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế thì chúng
ta cũng phải yêu thương nhau» (1Ga 4,11);
«Chúng ta hãy yêu thương nhau, vì Thiên Chúa đã yêu
thương chúng ta trước» (1Ga 4,19); «Đức
Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta
nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em» (1Ga 3,16). Vậy, chúng ta hãy áp dụng tinh thần
yêu thương và hy sinh cho người mình yêu, trước
hết và đặc biệt cho những người gần
gũi với chúng ta nhất: cha mẹ,
vợ con, anh chị em, bạn bè… sau đó cho những
người xa hơn, và cuối cùng cho cả những
người ghét và làm hại chúng ta. «Anh em hãy mang cho nhau, như vậy là anh em chu toàn Luật
Đức Kitô» (Gl 6,2).
Tóm lại, hãy trở nên hiện thân cho tình yêu
Thiên Chúa giữa tha nhân, giữa trần gian. Thiết
tưởng đó là những điều thực tế mà
trong Tuần Thánh này chúng ta phải quyết tâm thực hiện
trong đời sống mình. Nếu không
Tuần Thánh này cũng chỉ là một tuần vô bổ,
trôi qua không dấu vết trong đời sống chúng ta.
CẦu nguyỆn
Tôi nghe
thấy tiếng Chúa nói với tôi: «Con ơi, Cha yêu con,
yêu con vô cùng. Cuộc tử nạn và cái chết
của Đức Giêsu chính là bằng chứng rrt nhất
cho tình yêu của Cha. Cha mong mỏi con đáp lại
tình yêu của Cha như một tình nhân mong được
người mình yêu đáp trả lại bằng tình yêu.
Cách đáp trả tình yêu mà Cha mong muốn nhất nơi
con, chính là con ban rải yêu thương một cách thật
quảng đại,thậm chí phung phí, cho những người
sống chung quanh con, những người con thường
gặp hằng ngày. Hãy trở nên hiện thân
của tình yêu Cha giữa mọi người».
Joan
Nguyễn Chính Kết
|