Cuộc Thương Khó
Chúa Giêsu rất thương xót những
người đau khổ. Ngài đã làm phép lạ để
cứu chữa họ, và dạy mọi người
phải yêu thương nhau chứ không dạy phải làm
khổ cho nhau. Đối với Chúa
Giêsu đau khổ là điều xấu. Khi nghĩ về cuộc thương khó trong
vườn Giệtsimani, Ngài đã bồi hồi, xao
xuyến, sợ hãi đến đổ mồ hôi máu.
Thánh
Kinh cho ta thấy căn nguyên của đau khổ là
tội lỗi. Vì đau khổ là xấu nên con
người phải tránh gây đau khổ cho nhau bằng
mọi hình thức. Đồng thời
phải tích cực xây dựng sự công bằng và bác ái.
Rất nhiều đau khổ ở thế gian do con
người, tội lỗi và sự bất công gây ra. Khi
chấp nhận đau khổ để cứu chuộc
nhân loại, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta một số nguyên
tắc luân lý:
1.
Chỉ chấp nhận đau khổ và hy sinh vì hạnh
phúc của người khác. Sự hy sinh
phải nhằm vào những mục đích tốt, và
những mục đích đó phải có một giá trị
cao hơn sự thiệt thòi.
Chúa
Giêsu đã tự ý chịu đau khổ để tiêu
diệt tội lỗi theo
đường lối của Thiên Chúa Cha. Khi Chúa Giêsu lên
Giêrusalem để hoàn tất sứ mạng Chúa Cha trao phó,
Ngài đã phải đụng chạm với sức
mạnh của chính quyền, xung khắc với sự
tự do của con người. Và sự
đau khổ đã đến như một hậu
quả tất yếu vì sứ mệnh của Ngài.
Ngài đã phải chọn lựa giữa việc chu toàn sứ mạng dù phải chấp
nhận sự đau khổ và cái chết trên thập giá
hơn là sự đào ngũ, chạy trốn của
người hèn nhát.
2.
Để sự đau khổ trở nên một giá trị
cho người khác, nó phải là tự nguyện như
chính Chúa Giêsu đã tự hiến mạng sống mình làm giá
cứu chuộc nhân loại: “Không ai đoạt
được mạng sống tôi, nhưng tôi tự ý
hiến mạng sống mình”.
Thiên
Chúa ban cho con người tự do để cộng tác vào
việc sáng tạo của Thiên Chúa. “Con người
thường là những hợp tác viên vô ý thức của
thánh ý Chúa, nhưng con người cũng có thể chủ
ý hợp tác vào kế hoạch của Ngài bằng hành
động, lời cầu nguyện, và bằng cả
những đau khổ của mình”.
3.
Đau khổ hy sinh sẽ trở nên sai trái khi nó hủy
diệt chính con người của mình. Chúa
Giêsu đã không đánh mất bản tính Thiên Chúa của
Ngài khi chết trên thập giá. Ngài
chết trên thập giá nhưng Ngài vẫn là Thiên Chúa,
độ lượng, tha thứ và nhân từ. Đau khổ không làm Ngài rơi vào hận thù và
tuyệt vọng. Chính tình yêu làm cho
đau khổ trở thành giá trị. Con
đường khổ giá từ Giêrusalem lên núi sọ
chịu đóng đinh của Chúa Giêsu chính là con
đường của tình yêu.
Sách
Giáo lý Công giáo số 609 viết rằng: “Khi gắn bó
với tình thương của Chúa Cha đối với
mọi người, trong trái tim nhân tính
của mình, Chúa Giêsu “đã yêu thương họ
đến cùng”, “bởi vì không có tình yêu nào lớn hơn là
thí mạng sống mình vì những người mình yêu
thương”. Bởi vậy, trong đau khổ và trong khi
chết, nhân tính của Ngài đã trở thành dụng
cụ tự do và tuyệt hảo của tình thương
thần linh của Ngài muốn cứu vớt mọi
người”.
Bắt
đầu Tuần Thánh này, Giáo Hội nhắc nhở chúng
ta nhìn vào thánh giá để thấy những ý nghĩa sâu xa
của mầu nhiệm tình yêu đó:
Nhìn
vào thánh giá ta thấy đau khổ bên ngoài và tình yêu Thiên Chúa
bên trong, sự chết của con người và sự
sống lại của Thiên Chúa, bóng tối tội lỗi
của trần gian và ánh bình minh cứu độ, sự
ích kỷ của ta và sự hy sinh của Thiên Chúa, sự
kiêu căng của ta và sự khiêm tốn của Thiên Chúa,
sự bất lực của ta và sức mạnh vô song
của Thiên Chúa, sự thù hận của con người và
sự tha thứ của Thiên Chúa, sự hèn hạ của ta
và sự cao cả của Thiên Chúa. Nhìn vào thánh
giá ta thấy nhân tính và thiên tính của Chúa Giêsu Kitô.
Quả
vậy, như lời thánh Phaolô đã dạy: “Lời rao
giảng về thập giá là một sự điên rồ
đối với những kẻ đang trên đà hư
mất, nhưng đối với chúng ta là những
người được cứu độ, thì đó là
sức mạnh của Thiên Chúa”.
|