NGẪU TƯỢNG LÀ GÌ ?
Thờ ngẫu tượng là thần tượng, là
sùng bái ai đó hoặc cái gì
đó ngoài Thiên Chúa. Có lần
Richard Baxter nói: “Hầu như không thể tin được bao nhiêu lần ma quỷ đã lợi dụng khi nó làm
cho tội lỗi thành vấn đề tranh cãi: một số thuộc về trí óc,
một số thuộc
về thứ khác; bạn thuộc ý kiến này, còn tôi thuộc ý kiến kia”.
Không gì rõ ràng hơn khi chúng ta tranh luận về việc dùng ảnh tượng khi cầu nguyện.
Thánh Gioan cảnh báo hãy xa tránh ngẫu tượng, vì có
thể các Kitô hữu không muốn làm vậy: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, hãy tránh xa các tà thần!” (1 Ga 5:21). Chúng ta nên phân biệt những kiểu thờ ngẫu tượng.
Với tôi, tôi hiểu THỜ
NGẪU TƯỢNG LÀ ĐẶT MỘT THỤ TẠO VÀO CHỖ MÀ CHỈ CÓ THIÊN CHÚA MỚI XỨNG ĐÁNG. Điều này xảy ra khi chúng ta dùng hình ảnh trong khi cầu nguyện, nhưng không
dính líu tới ảnh tượng.
Thờ ngẫu tượng khác hơn thế.
1. NGẪU TƯỢNG VÔ
HÌNH
Thánh Phaolô nói: “Anh
em hãy giết chết những
gì thuộc về hạ
giới trong con người anh em: ấy là
gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và
tham lam; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng” (Cl 3:5). Thờ ngẫu tượng là vậy, nghĩa là các vật mà con người ham muốn đã chiếm vị trí sùng kính trong tâm hồn thay vì Thiên Chúa. Chúng ta không
nghĩ điều này chỉ xảy ra nếu con người tham
lam bắt đầu sùng bái vật chất là tiền bạc, của cải,… Việc sùng
bái như vậy thực sự
là thờ phượng ngẫu
tượng. Bản chất tham lam của con người
có thể sùng
bái bất cứ thứ
gì: “Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không
được ham muốn
vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con
lừa, hay bất cứ
vật gì của
người ta” (Xh
20:17). Khi bạn làm vậy
là bạn tôn thờ ngẫu tượng.
Rất khó phá vỡ ngẫu tượng trong lòng
mình. Tâm hồn xấu xa vì bị lừa, gặp thử thách,
vì sùng bái ảnh tượng
quá sẽ biến thành
thờ ngẫu tượng. Chúng
ta dễ quên rằng ảnh tượng là vật giúp ta nhớ đến chính nhân vật nào đó. Ví dụ, ảnh tượng người quá cố không là người quá cố mà chỉ nhắc nhở chúng
ta nhớ đến con
người thật của người quá cố.
Sự thờ ngẩu tượng tham lam không cần hình ảnh, nhưng nó khiến người ta say mê. Một phụ nữ nhìn
vào cuốn catôlô
mà ham muốn cũng là
đang mua sắm. Họ đang
tôn thờ ngẫu tượng
của họ khi khao khát chiếc áo đầm hay đôi giày thời trang nào đó. Thậm chí có những thứ mua về mà
không dùng đến.
Thích nhìn hình ảnh hoặc xem phim “đen” là một dạng thờ ngẫu tượng.
Sự khao khát xâm chiếm
tâm hồn họ. Ngày
nay, kỹ thuật và
công nghệ cao, chỉ cần
một cái nhấp chuột là tất cả hiện ra trên
màn hình máy vi tính hoặc điện
thoại di động.
Các loại thờ ngẫu tượng tương
tự như vậy là có hình ảnh mà lại không có hình ảnh (vô hình). Có vô vàn dạng thờ ngẫu tượng trong cuộc
sống hàng ngày mà chúng ta tưởng không là thờ ngẫu tượng!
2. THỜ NGẪU TƯỢNG LÀ KHI
GIAO TIẾP VỚI TÀ THẦN
Rõ ràng Kinh thánh dạy chúng ta rằng thờ các tà thần là thờ ngẫu tượng: “Các ngươi
không được
hướng về các tà thần, không được đúc tượng thần mà thờ. Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv
19:4). Trong ví dụ này, vấn đề không là các ảnh tượng, mà vấn đề là những gì các ảnh tượng đó
miêu tả. Chính
các thần không
quan tâm ảnh tượng,
nhưng họ khuyến khích dùng ảnh tượng. Các ảnh tượng đó
miêu tả những cái
sai.
Theo từ ngữ Kinh thánh, tà thần không là vật tương tự như các thần không hiện hữu. Có những thực tế tâm
linh phía sau các ảnh tượng
đó: “Về
việc ăn thịt cúng, chúng ta biết rằng ngẫu tượng chẳng
là gì trên thế
gian, và cũng chẳng có thần nào ngoài Thiên Chúa độc nhất. Thật thế, mặc dầu
người ta cho là có những thần ở trên trời hay dưới đất. Quả thật,
thần cũng lắm mà chúa cũng nhiều, nhưng đối với chúng
ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta; và cũng chỉ có một Chúa là Đức Giêsu Kitô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành,
và nhờ Người mà
chúng ta được
hiện hữu” (1 Cr
8:4-6).
Thánh Phaolô xác
định: “Đồ
cúng là cúng cho ma quỷ,
chứ không phải cho Thiên Chúa; mà tôi không
muốn anh em hiệp
thông với ma quỷ” (1 Cr 10:20). Ma quỷ không
hiện hữu. Chúng
là cái mà chúng muốn là. Ví
dụ rõ nhất về loại này là
khi Thánh Phaolô gặp một cô gái
tại Philippi: “Một hôm,
đang khi chúng tôi đi tới
nơi cầu nguyện, một đầy tớ gái
đón gặp chúng
tôi; cô ta bị quỷ thần
ốp, và thuật bói toán của cô làm lợi nhiều cho các chủ nhân của cô” (Cv
16:16). Người Hy Lạp nói rằng cô ta bị thần mãng xà (python, theo thần thoại Hy Lạp) khiến cô ta
hiến dâng cho thần Apollo. Hoặc như Kitô
giáo nói là bị quỷ ám
(demon-possessed).
Với sự tôn thờ ngẫu tượng như vậy, các ảnh tượng không bị loại bỏ vì
chúng chính xác, nhưng vì chúng miêu tả chính xác các tà thần. Đối với người thờ
ngẫu tượng, chúng chính xác vì chúng mở ra lối tới “các thực tế tâm linh” mà chúng thực sự thể hiện: “Người
ta lấy gỗ làm củi: phần để sưởi, phần
để nhóm lửa
nướng bánh, rồi phần nữa để tạc tượng
thần mà lạy,
làm một ông
thần mà thờ” (Is
44:15), vì thế: “Kẻ nào
bám lấy Ta để
được che chở, thì hãy làm lành với Ta; với Ta, nó hãy
làm lành” (Tv 115:5).
3. THỜ NGẪU TƯỢNG LÀ KHI
TIN DỊ ĐOAN
Tôi không muốn mất nhiều thời gian ở
đây, vì đây không là phạm
trù Kinh thánh quan trọng.
Nhưng giả sử ai đó tạo ra vị tiểu thần Kwaanza, hoặc
dùng tượng nhỏ
Hummel, một ca sĩ hoặc một diễn viên
nào đó, để thể hiện
“tinh thần phục hồi” hoặc điều gì
đó trong khi suy niệm
buổi sáng. Những
thứ này không là thực tế tâm
linh phía sau chúng, và chỉ
là ngu xuẩn. Nhưng chúng vẫn là sự thờ ngẫu tượng – ở mức
tối thiểu theo ý nghĩa đầu tiên tôi muốn nói. Dạng thần tượng âm nhạc cũng có chút liên quan thờ ngẫu tượng!
4. THỜ NGẪU TƯỢNG LÀ KHI
THỜ THIÊN
CHÚA QUA ẢNH TƯỢNG
Hãy lưu ý Aaron
nói khi ông quy tụ mọi người
vây quanh con bò vàng. Dân thấy
ông Môsê lâu quá không xuống
núi, bèn tụ họp bên
ông Aharon và nói với ông: “Xin
ông đứng lên,
làm cho chúng tôi một
vị thần để dẫn đầu chúng
tôi, vì chúng tôi không biết
chuyện gì đã xảy ra cho cái ông Môsê này, là người đã đưa chúng tôi lên
từ đất Ai Cập”.
Ông Aharon nói với họ: “Hãy gỡ các khuyên vàng mà vợ và con trai con gái anh em
đeo ở tai, rồi
đem đến cho tôi”.
Toàn dân gỡ các
khuyên vàng đeo tai và đem đến cho ông Aharon. Ông lấy vàng từ tay họ trao cho, đem đúc và
dùng dao mà gọt đẽo thành một con bê. Bấy giờ họ nói: “Hỡi Ítraen, đây là thần của ngươi đã
đưa ngươi lên từ đất Ai Cập”. Thấy vậy,
ông Aharon dựng
một bàn thờ trước tượng con bê, rồi hô to: “Mai có lễ kính Đức Chúa!”. Ngay hôm sau, họ dậy sớm, dâng
tiến những của
lễ toàn thiêu và những lễ vật kỳ an. Dân ngồi xuống ăn uống, rồi đứng
lên bày trò vui chơi” (Xh 32:1-6).
Chúng ta có thể phân biệt sự tôn thờ tà thần với các ảnh tượng thật (mục 2 ở
trên), Thiên Chúa thật
với các ảnh tượng
sai (mục 4 ở trên). Nhưng điều này không phân biệt giữa sự thờ ngẫu tượng
và sự phi thờ ngẫu
tượng (idolatry and non-idolatry). Kinh thánh kết án cả hai, với cùng một cách nói. Khi dân Israel bị cấm làm các ảnh tượng, họ bị cấm làm
các ảnh tượng
Thiên Chúa thật cũng
như những thứ khác mà họ tạo ra rồi bái lạy với danh nghĩa tà thần: “Đức Chúa
phán với anh em từ
trong đám lửa:
anh em nghe thấy tiếng nói nhưng không thấy hình bóng nào, chỉ có tiếng thôi” (Đnl
4:12).
Chúng ta biết điều này vì khi Thánh Phaolô
thảo luận “sự cố” thờ
bò vàng, ngài gọi đó là
tôn thờ ngẫu tượng: “Anh
em đừng trở thành những kẻ thờ ngẫu tượng,
như một số trong nhóm họ, theo lời đã
chép: Dân đã ngồi
xuống để ăn uống, rồi lại đứng
lên chơi đùa. Ta đừng gian dâm, như một số trong nhóm họ đã gian dâm: nội một ngày,
hai mươi ba ngàn người đã ngã gục” (1
Cr 10:7-8).
Cho nên Thánh Phaolô
kết án dạng đó là thờ ngẫu tượng. Cái
gì? Vì sự hiện diện
của con bò, không vì sự hiện hữu của lời cầu
khấn ngẫu tượng. Nghĩa là NHỮNG NGƯỜI TÔN THỜ ĐỨC GIÊSU KITÔ, THIÊN CHÚA
THẬT, CHỈ Ở DẠNG ẢNH
TƯỢNG, CŨNG VẪN PHẠM TỘI THỜ NGẪU
TƯỢNG (guilty of odolatry).
DOUGLAS
WILSON
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ
Dougwils.com)
|