Người phụ nữ ngoại tình - McCarthy
Suy Niệm 1. KHÔNG
AI LÀ NGƯỜI VÔ TỘI
Ngày xưa, có
một người đàn ông bị bắt vì tội
trộm cắp, và bị giải ra trước mặt nhà
vua, ngay tức khắc, nhà vua liền ra lệnh treo cổ
người đó. Tuy nhiên, khi bị áp tải đến
giá treo cổ, người đàn ông đó đã nói với
viên cai ngục rằng anh ta biết một điều bí
mật, do cha của anh ta chỉ dạy. Anh tuyên bố
rằng khi sử dụng bí quyết này, thì anh có thể
trồng một hạt giống của cây lựu, và làm cho
nó mọc lên trổ sinh hoa quả chỉ trong một
đêm. Anh ta nói rằng thật đáng tiệc, nếu bí
quyết này bị chôn vùi đi theo cái chết của anh, và
sẵn lòng bộc lộ bí quyết này cho nhà vua.
Viên cai ngục
quá bị gây ấn tượng, đến nỗi ông ta
lưỡng lự việc thi hành án, và giải tù nhân
trở lại trước mặt vua. Tại đó,
người ăn trộm đào một cái lỗ trong lòng
đất, lấy hạt giống cây lựu ra và nói:
“Thưa bệ hạ, hạt giống này phải
được trồng từ bàn tay của một
người nào chưa bao giờ lấy cắp bất
cứ thứ gì không thuộc về người đó. Vì
là một tên trộm, nên tôi không thể trồng nó
được”. Thế rồi anh ta quay sang một trong
những viên quan của nhà vua và nói “Ngài có thể trồng
hạt giống này được chứ ạ?”.
Nhưng vị
quan này từ chối, nói rằng “Khi còn trẻ, tôi đã
giữ một vài thứ không phải là của tôi”. Sau
đó, người ăn trộm quay sang người canh giữ
kho tàng của nhà vua và nói “Vậy ngài có thể trồng
hạt giống này chứ?”. Nhưng người canh
giữ kho tàng cũng từ chối “Từ nhiều năm
nay, tôi đã giữ nhiều tiền bạc. Bây giờ và
một lần nữa, tôi đã có thể giữ một ít
tiền cho bản thân tôi”.
Và cứ thế,
cuối cùng chỉ còn lại một mình nhà vua. Quay sang nhà
vua, người ăn trộm nói “Có lẽ bệ hạ
sẽ vui lòng trồng hạt giống này”. Nhưng nhà vua
nói “Ta xấu hổ mà phải nói rằng, có một lần
ta đã lấy một chiếc đồng hồ của
cha ta”.
Sau đó,
người ăn trộm nói “Tất cả các ngài đều
vĩ đại và có quyền lực, và không còn gì
để mong muốn nữa. Tuy nhiên, không một ai trong
các ngài có thể trồng được hạt giống
này, trong khi tôi đã ăn cắp một thứ nhỏ
nhoi, chỉ vì tôi đang chết đói thế mà tôi lại
bị kết án treo cổ”.
Nhà vua tha thứ cho anh ta. Câu chuyện này
sẽ có kết thúc khác hẳn, nếu nhà vua không
được chuẩn bị để lắng nghe. Thay
vào đó, nhờ sự kiên nhẫn của nhà vua, và nhờ
óc tưởng tượng của người đàn ông
đã bị kết án, mà không ai phải chết, và tất
cả đều học được một bài học
bổ ích.
Bối cảnh của Tin Mừng có thể
có một kết thúc rất tồi tệ. Nếu
Đức Giêsu thuận theo ý của các Kinh sư và
người Pharisêu, thì người phụ nữ phụ
nữ ngoại tình sẽ phải chết một cách bi
thảm. Ai sẽ được ích lợi từ cái
chết này? Thay vào đó, nhờ sự hiểu biết và lòng
thương xót mà Đức Giêsu đã bày tỏ cho
người phụ nữ này, mà chị ta có thể bỏ
lại tội lỗi của mình phía sau, và có một
bước khởi đầu mới.
Sự kiện Đức Giêsu không kết án
chị ta không có nghĩa là Người coi thường
tội ngoại tình. Người nhận ra rằng chị
ta đã bị kết án rồi. Điều mà bây giờ
chị ta cần đến đó là lòng thương xót.
Cách thức Người đối xử với
người phụ nữ này đã làm cho chị ta muốn
đổi mới cuộc đời của mình.
Điều mà Thiên Chúa mong muốn không phải là cái
chết của tội nhân, nhưng Người mong muốn
rằng người đó sẽ cải tạo và
được sống. Thiên Chúa thấu hiểu sự
yếu đuối của chúng ta, và trong lòng thương
xót của Người, Người tha thứ những
tội lỗi của chúng ta. Người không chỉ giúp
chúng ta bỏ lại những tội lỗi của chúng ta
ở phía sau, nhưng còn rút ra được điều
tốt đẹp từ các tội lỗi đó. Và
điều chắc chắn là bởi vì tất cả chúng
ta đều là tội nhân, vì vậy, chúng ta luôn luôn cần
đến lòng thương xót của Thiên Chúa, điều
này sẽ làm cho chúng ta biết tự kiềm chế mình,
trong việc ném đá người khác.
Suy Niệm 2. ĐƯỜNG
LỐI CỦA THIÊN CHÚA
Không một người nào đáng bị phê
phán và kết án cho bằng kẻ tự mạo nhận là
người công chính. Điều gì liên quan đến
người khác, thì người đó tạo ra những
tiêu chuẩn thật cao, rất hay đòi hỏi, không
chấp nhận lời xin lỗi, không đặt ra
trường hợp ngoại lệ, không khoan dung cho
bất cứ một sai lầm nào. Nhưng đối
với những gì liên quan đến bản thân, thì họ
lại có thể rất mù quáng và tha thứ tất cả.
Cũng có thể xảy ra điều trái
ngược lại. Không người nào có lòng thương
xót và hiểu biết đối với những
người lỡ bị sa ngã, cho bằng người
thực sự thánh thiện. Đây là gương mẫu
của các thánh, và đặc biệt là trong cuộc đời
của Đức Giêsu. Chúng ta có một ví dụ tuyệt
vời về điều này, trong cách thức Người
đối xử với người phụ nữ bị
bắt quả tang phạm tội ngoại tình.
Xét về bề mặt, chúng ta chỉ
nhận thấy người phụ nữ đó phạm
duy nhất một tội –tội ngoại tình. Nhưng còn
có những tội khác nữa, và là tội rất nặng.
Theo các Kinh sư và người Pharisêu, thì
người phụ nữ này đã phạm một tội
kinh khủng. Họ phơi bày chị ta ra, với nỗi ô
nhục đáng khinh bỉ nhất –nỗi ô nhục
trước công chúng. Có người thà tự tử, còn
hơn bị đương đầu với nỗi ô nhục trước công chúng. Họ không
hề nhìn đến những cảm xúc của chị ta,
cũng không hề có một chút quan tâm đến chị
ta, với tư cách là một con người. Chị ta
chỉ được coi như một con người nào
đó, mà họ có thể sử dụng để đánh
bẫy Đức Giêsu. Đối với họ, chị ta
giống như một con mồi đối với
người câu cá. Để bắt được Chúa,
người câu cá sẵn sàng hy sinh con mồi. Việc sử
dụng người khác theo cách này đúng là một thủ
đoạn hèn hạ.
Thế rồi thái độ của họ
đối với Đức Giêsu cũng là một tội.
Ở đây, họ là những con người đang theo
đuổi một ý đồ đen tối. Họ
chỉ có duy nhất một mục đích –loại trừ
Đức Giêsu. Nói cách khác, họ đã giết
người trong tư tưởng.
Tuy nhiên, bất chấp cách thức mà cách Kinh
sư và người Pharisêu muốn buộc tội và
hạ nhục người phụ nữ đó, và những
thái độ giết người mà họ che giấu
đối với chính Người, cách thức Đức
Giêsu đối xử với họ vẫn có nét gì đó ân
cần và tế nhị một cách tuyệt vời.
Người không hề kết án họ. Người giãi bày với họ, nhưng không tuyên bố
điều đó ra trước công chúng. Thậm chí
Người cũng không phê phán họ. Người kêu
gọi họ tự nhận xét bản thân mình. Thay vì
trả lời thẳng câu hỏi của họ.
Người lại bắt đầu viết trên mặt
đất. Người làm công việc này, để
tạo cho họ có thì giờ xem xét lương tâm của
họ.
Có sự trái ngược nhau trong cách cư
xử của Đức Giêsu và người Pharisêu
đối với người phụ nữ ngoại tình.
Người khước từ việc kết án chị
ta. Người sửa sai chị một cách rất tinh
tế. Phương pháp của Người giống như
của một bác sĩ phẫu thuật tài tình: có một
sự kết hợp giữa sự lịch thiệp, tinh
tế và nhẹ nhàng trong khi sử dụng con dao mổ.
Sứ mạng của Người chuyên về lòng
thương xót và ơn tha thứ, chứ không phải là
chuyên phán xét và kết án. Người không đến
nỗi phơi bày những đau khổ của ngài,
nhưng là để chữa lành cho họ.
Trong bối cảnh tối tăm,
Đức Giêsu đã chiếu toả ra tia sáng của lòng
thương xót. Ở đây, có một bài học tuyệt
vời cho chúng ta. Để kết án người khác thì
thật là dễ dàng. Chúng ta phải học hỏi từ
gương mẫu không kết án của Đức Giêsu.
Chính hành động kết án người khác lôi kéo theo
tội lỗi. Chắc hẳn là chúng ta vẫn có
đủ thời gian để sửa lỗi cho
người khác. Nhưng để làm được
điều đó, là cả một nghệ thuật. Công việc
này bao gồm đồng thời cả thái độ hoàn
toàn tử tế lẫn chân thành. Nhưng sự chân thành
chỉ vì mục đích chân thành mà thôi, thì lại có thể
mang lại tác dụng xấu.
Chúng ta phải nhìn vào chính bản thân mình.
Chúng ta phải sẵn lòng cởi mở tâm hồn mình cho
người khác, với cùng một tấm lòng cảm
thương, mà chúng ta mong muốn được đón
nhận, nếu chúng ta cũng bị lâm vào hoàn cảnh
tương tự như vậy. Trong cuộc đời,
không có gì quan trọng hơn là bày tỏ lòng thương xót
đối với người đồng loại.
“Hãy cứ để cho ai không phạm tội
ném hòn đá đầu tiên. Quả thật là đáng
sống để có được câu nói đó” (Oscar
Wilde).
MỘT CÂU
CHUYỆN KHÁC
Có một câu
chuyện kể về Vua Salômôn. Từ trong Kinh Thánh, chúng ta
được biết rằng ông là một thẩm phán
khôn ngoan. Hết năm này sang năm kia, ông ngồi ở vị
trí phán xét dân chúng. Nhưng dường như năm tháng
trôi qua, dần dần ông trở nên khắc nghiệt và vô
cảm. Thật vậy, ông đã trở thành một con
người cực kỳ nhẫn tâm và lạnh lùng
đối với thần dân. Một ngày nọ, trong khi ông
đang ngồi trên ngai, trước khi bắt đầu
một phiên toà xử án, thì chiếc vương miện mà
ông đang đội tụt xuống tới mắt
của ông. Ngay tức khắc, ông kéo nó lên, thì đồng
thời nó lại tụt xuống nữa. Điều này
diễn ra đến 8 lần. Cuối cùng, ông nói với
chiếc vương miện “Tại sao nhà ngươi
cứ rơi xuống tới mắt của ta như
vậy?”. Chiếc vương miện đáp lại “Tôi
phải rơi xuống thôi. Chừng nào mà quyền lực
mất đi sự thương xót, thì tôi vẫn còn
phải cho ngài thấy được tình trạng đó ra
sao?”. Nói cách khác, đó là sự mù quáng. Vua Salômôn thấu
hiểu ngay được sự thật. Và bằng lòng
tin, ông liền quỳ gối cầu xin Thiên Chúa tha thứ.
Ngay tức khắc, chiếc vương miện tự
ở yên trên đỉnh đầu của ông.
Khi có điều gì bất ổn,
trước hết, bạn hãy nhìn vào thái độ cư
xử của chính mình, để xem xét có thể nguyên nhân
nằm ở nơi bản thân bạn. Ngay cả sự
khôn ngoan của Vua Salômôn vẫn có thể biến thành
sự mù quáng.
|