Lòng Chúa khoan dung
Trong kinh Tin kính, chúng ta
hằng tuyên xưng: Tôi tin phép tha tội. Phải chăng
đó là một sự tưởng tượng, một
giấc mơ, hay một sự thật? Kinh nghiệm cho
thấy: Nhân vô thập toàn, đã là người thì ai
cũng có những sai lỗi và khuyết điểm
của mình. Phải chăng chúng ta cứ mãi mãi vùng vẫy
trong chốn bùn nhơ tội lỗi, không có cơ may
trỗi dậy để được thanh tẩy?
Đoạn Tin mừng hôm
nay đem lại cho chúng ta niềm xác tín: Thiên Chúa luôn tha
thứ cho chúng ta vì Ngài là một người cha nhân từ
và giàu lòng thương xót khoan dung. Mọi
tội lỗi của chúng ta sẽ được Ngài xoá bỏ, nếu chúng ta biết trở về
với Ngài.
Đọc
lại Phúc âm, chúng ta thấy khi nói về sự tha thứ
tội lỗi, Chúa Giêsu đã dùng những ngôn từ
thật phong phú và những hình ảnh thật cảm
động. Thực vậy, Ngài đã
xuống trần gian để làm gì, nếu không phải là
để giải phóng con người khỏi sự
trói buộc của tội lỗi.
Ngài đã sánh ví mình như
người mục tử nhân lành, lên đường tìm
kiếm con chiên bị là mất và khi tìm thấy, liền vác nó lên vai, đem về nhà, mời
bạn hữu đến chia vui với mình. Ngài không
phải chỉ nhắm mắt làm ngơ trước
những tội lỗi của chúng ta, mà hơn thế
nữa, Ngài còn xoá bỏ và tha thứ, như
lời Ngài đã xác quyết: Một kẻ tội lỗi
trở lại sẽ làm cho cả thiên đàng vui mừng
hơn chín mươi chín người công chính không cần
sám hối ăn năn. Ngài sánh ví mình
như người đàn bà đốt đèn tìm kiếm
đồng bạc đã bị đánh rơi và Ngài
nhấn mạnh: Không phải những người khoẻ mạnh, mà là những kẻ đau
yếu mới đến thầy thuốc.
Ngài không đến để kêu gọi người công
chính, nhưng đến để kêu gọi kẻ tội
lỗi biết đường sám hối ăn năn. Ngài sánh ví mình như người cha
mòn mỏi trông chờ đứa con hang đàng, để
khi cậu trở về thì liền tha thứ và
mở tiệc ăn mừng.
Ngài không
phải chỉ giảng dạy về lòng nhân hậu khoan
dung, mà hơn thế nữa, Ngài còn biểu lộ lòng nhân
hậu khoan dung ấy qua những hành động cụ
thể. Ngài đã tha thứ cho
Mađalêna, người đàn bà tội lỗi. Ngài đã tha thứ cho Phêrô, người môn
đệ đã chối bỏ Ngài. Ngài
đã tha thứ cho tên trộm lành vào những giây phút
cuối cùng trên thập giá. Và hôm nay, Ngài đã tha
thứ cho người thiếu phụ ngoại tình, mà
chiếu theo luật Do Thái, thì sẽ
bị ném đá cho chết.
Dựa vào những sự
kiện trên, chúng ta có thể vui mừng tuyên xưng: Tôi tin
phép tha tội. Kể từ nay, chúng ta không còn phải mang
gánh nặng tội lỗi trong tâm hồn, nếu chúng ta
biết chạy đến nơi toà cáo
giải, bí tích của lòng nhân từ và khoan dung. Vật bí tích giải tội là gì?
Tôi xin
thưa, bí tích giải tội trước hết là sự
quét tước lau chùi cho sạch sẽ. Thực
vậy, để dọn dẹp một căn phòng, chúng ta
thường phải mở cửa, quét dọn mọi xó
góc và lau sạch mọi bụi bẩn. Sau
đó, chúng ta kê lại bàn ghế, sắp
xếp lại mọi đồ đạc và rồi
chúng ta sẽ có được một bầu
khí trong lành và ấm cúng. Thánh Bernađô đã coi
những giọt nước mắt của cõi lòng sám
hối ăn năn là như một bí
tích rửa tội. Chúng ta được
rửa sạch mọi vết nhơ tội lỗi bởi
những giọt nước mắt ấy. Và tôi có
thể đưa ra một so sánh: Kẻ chạy trốn
tiếng nói lương tâm cũng giống như một
người đàn bà già. Đúng thế,
thuở trước khi còn trẻ người ấy thích
soi gương để chiêm ngắm nhan sắc của
mình, nhưng từ khi khám phá ra những nếp nhăn trên
khuôn mặt, người ấy đã đập bể
tấm gương để không còn nhìn vào đó nữa.
Cũng vậy, kẻ có tội không bao
giờ muốn tự vấn lương tâm, không bao
giờ muốn nhìn vào tận đáy tâm hồn mình vì
hắn sẽ khám phá ra những vết nhơ của
tội lỗi. Hắn không muốn
đi xưng tội, cũng giống như người
đàn bà già không muốn nhìn thấy khuôn
mặt mình trong gương.
Ngoài ra, bí tích giải
tội còn là một sự thức tỉnh, kéo chúng ta ra
khỏi cơn mộng dữ, giải thoát chúng ta khỏi
gánh nặng tội lỗi và bảo đảm cho chúng ta
sự sống ơn sủng. Thực vậy,
bởi một người mà tội lỗi đã
đột nhập vào thế gian. Và
hậu quả của tội lỗi là sự chết.
Sự chết được truyền
thông cho mọi người, bởi vì tất cả chúng
ta đều phạm tội. Nếu tội lỗi là
nguồn gốc sinh ra cái chết, thì việc tha thứ
sẽ đem lại cho chúng ta sự sống ân
sủng. Nếu tội lỗi sinh ra lo âu và buồn
phiền, thì sự tha thứ sẽ đem lại bình an và hạnh phúc. Nếu tội lỗi là
những con sâu cắn hại lá cây, thì sự tha thứ
sẽ là những giọt sương mai làm cho cây cối
xanh tươi.
Sa ngã,
vấp phạm là chuyện thường tình của thân
phận con người yếu đuối. Nhưng sám
hối ăn năn mới là chuyện
đáng kể do lòng nhân từ và thương xót của
Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều có thể sa ngã vấp phạm, đó là bi kịch
của đời sống con người. Nhưng tất
cả chúng ta cũng đều có thể trỗi
dậy, đó là niềm an ủi
của đức tin Kitô giáo. Nếu biết ăn
năn sám hối, chúng ta sẽ không còn phải lo sợ, vì
máu Đức Kitô sẽ mạnh hơn mọi thế lực:
Nếu chúng ta xưng thú tội lỗi, thì Thiên Chúa trung
thành và công chính sẽ tha thứ cho chúng ta và xoá
bỏ khỏi tâm hồn chúng ta những bồn chồn lo
lắng. Hãy đến quì bên toà
cái giải để được Chúa tha thứ.
Tâm hồn chúng ta là một tấm gương phản
chiếu hình ảnh Thiên Chúa, đừng làm cho nó bị lu mờ. Tâm hồn chúng ta là
một chiếc bình quí giá, đừng làm cho nó bị
vỡ ra thành từng mảnh. Tâm hồn
chúng ta là một cây đàn, đừng làm cho nó trở thành
ngang cung. Tâm hồn chúng ta là một cánh
hoa tươi xinh, đừng vùi dập nó trong đống
bùn nhơ. Tâm hồn chúng ta là một
ngọn lửa, đừng dập tắt nó.
Đavít
đã khóc thương cho tội lỗi của mình và đã
được Chúa tha thứ. Mađalêna
đã quỳ gối lấy tóc lau chân Chúa và
đã được Chúa tha thứ. Phêrô đã
đấm ngực ăn năn và đã
được Chúa tha thứ. Chúng ta cũng vậy,
với tâm tình sám hối, chúng ta hãy chạy đến
nơi toà cáo giải để
được Chúa thứ tha, bởi vì Chúa chẳng bao
giờ chê bỏ những tấm lòng tan nát khiêm cung.
|