Làm chứng
cho lòng từ
bi vô biên
(Trích trong ‘Lương
Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)
Vụ
người đàn bà ngoại tình cho thấy thành kiến
dễ đưa đến thái độ đê tiện phi
nhân tới mức nào –mà tư tưởng và tâm hồn
Đức Kitô thì quảng đại vô cùng.
Người Do Thái đưa ra một thảm kịch con
người để định lừa Chúa. Họ không chú trọng đến thảm
trạng người phụ nữ tội lỗi bị
bắt quả tang, mà chỉ cốt làm Chúa lúng túng. Họ tự phụ là hiểu luật, họ
nghĩ thế nào cũng loại được một
kẻ gây trở ngại. Chúa biết rõ
dã tâm họ, Người đem một vụ thuộc
tầm mức nhỏ nhen của họ đặt thành
vấn đề lương tâm. Chúa bắt buộc
mỗi người phải đối diện với Thiên
Chúa, chỉ có thể bỏ chạy, hoặc ăn năn trở lại. Từ một vụ
tai tiếng nhỏ đáng buồn trong đó các
địch thù của Chúa, thưởng thức một
sự khoái trá xấu xa, Chúa Giêsu đổi thành một
“cánh hoa đơn” tuyệt vời (nói theo kiểu Phan sinh) của lòng từ bi của Chúa.
Người đàn bà ngoại tình đã gặp đại
lượng khoan dung và có được dịp may phục
hồi nhân phẩm. Bọn người ưa
bắt bẻ, thích lên án, thấy vậy rút lui. Cho hay, chỉ hạng người tội lỗi
nào trốn tránh lượng từ bi nhân hậu của
Thiên Chúa, hạng đó mới không được tha
thứ.
Chúng ta có
thể suy đoán mấy nét về tôn nhan Đức Giêsu.
1) Trước hết,
sự điềm tĩnh của Chúa. Người không
do dự dù trong giây phút, khi trả lời kẻ vấn
nạn. Lên án người phụ nữ
ngoại tình là trái với chủ thuyết của Chúa, mà
tha là trái với Lề Luật. Thế mà, như theo một phản ứng tự nhiên,
Đức Giêsu trả lời không lưỡng lự,
để làm chứng cho lòng từ bi vô biên của Thiên
Chúa. Hơn nữa, Chúa cho thấy con mắt Thiên Chúa xuyên
qua dáng vẻ bên ngoài, thấu tới thâm tâm người ta.
Tính điềm tĩnh của Người
bắt nguồn mạch từ Thiên Chúa. Người
nhìn nhân loại và sự việc theo con
mắt Thiên Chúa. Khi nào chúng ta nhìn theo con
mắt Thiên Chúa, chúng ta chẳng cảm thấy sao,
dưới một nguồn sáng mới, chúng ta điềm
tĩnh lạ lùng nhờ tâm hồn được thanh
thản sáng suốt?
2) Quyền tha tội
của Chúa không những không buộc tội người
đàn bà hư hỏng, Đức Giêsu nói thêm: Hãy đi và
chớ phạm tội nữa. Hiểu theo
bối cảnh tổng quát Phúc Âm, có nghĩa là Chúa ban cho
người đó ơn tha thứ của Thiên Chúa. Chúa
tỏ ra có quyền tha tội, an ủi, khuyến khích,
phục hồi nhân phẩm cho kẻ có tội –và Chúa làm
công việc ấy một cách nhân từ, vì Người
hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Tha
thứ, nhưng cương quyết bài trừ sự
tội. Chúa nói: chớ phạm tội nữa. Đối xử từ bi với kẻ có tội
không phải là nhân nhượng với sự dữ. Sự dữ trước sau vẫn là sự
dữ, phải xua đuổi. Đức Giêsu xét
xử theo đường lối Thiên
Chúa, tự cho mình đặc quyền Messia cứu vớt
kẻ có tội nhưng kết án sự tội. Đức Giêsu thân thiết với Chúa Cha nên
biết rõ sắp tới giờ Người đổ máu
ra chuộc tội cho nhân loại, để nhân loại
được tha thứ. Đàng sau
Lời Chúa nói với người đàn bà tội lỗi,
chúng ta đoán thấy Tình yêu từ bi nhân lành nóng cháy
biết chừng nào.
|