Gặp
gỡ Đức Kitô.
Gặp
gỡ người khác trong cuộc đời là chuyện
thường ngày. Tuy nhiên có những
cuộc gặp gỡ đã ghi lại dấu ấn sâu xa.
Chẳng hạn gặp người bạn
khác phái để rồi yêu thương và cùng nhau xây
dựng mái ấm gia đình. Gặp thầy gặp
thuốc trong cơn bệnh nặng để tồi
được chữa lành. Gặp người bạn
biết an ủi khích lệ để
rồi tìm thấy niềm vui mừng và hy vọng. Đó là
những cuộc gặp gỡ cứu sống, biến
đổi toàn bộ con người và cuộc đời
chúng ta.
Còn với
Đức Kitô thì sao? Cuộc gặp gỡ với
Ngài có phải là cuộc gặp gỡ cứu độ
như một bài hát quen thuộc: Gặp gỡ Đức
Kitô, biến đổi cuộc đời mình. Gặp
gỡ Đức Kitô, đón nhận ơn tái sinh… Qua Tin mừng hôm nay, chúng ta cùng nhau dừng
lại để suy nghĩ về những cuộc gặp
gỡ với Chúa.
Trước
hết là cuộc gặp gỡ Chúa của bọn biệt
phái. Họ đến gặp ngài để hỏi
Ngài xem có nên ném đá người đàn bà ngoại tình, mà
chiếu theo luật Maisen, sẽ bị
ném đá cho chết. Thế nhưng bên trong,
họ muốn gài bẫy làm hại Ngài. Bấy
giờ Chúa Giêsu cúi xuống lấy ngón tay
viết trên đất. Ngài thinh lặng và bình
tĩnh làm như không có chuyện gì xảy ra. Ngài không giận dữ, vạch mặt chỉ tên
những kẻ giả hình. Ngài kiên
nhẫn chờ đợi. Một sự im lặng
dành cho những kẻ đang hung hăng đòi lên án,
đang mưu đồ ám hại người lành. Một sự im lặng như để mời
gọi họ hãy tự xét về chính hành động
của mình. Song họ đã không hiểu
được ý Ngài. Vì họ cứ hỏi mãi, nên
cuối cùng Ngài mới nói: Ai trong các ông
sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném
trước đi. Rồi Ngài lại cúi
xuống viết trên đất như chẳng có chuyện
gì xảy ra cả.
Thế
nhưng có chuyện đã xảy ra, bởi vì họ
bắt đầu bỏ đi, kẻ trước
người sau, bắt đầu từ những
người lớn tuổi nhất. Chúa
Giêsu đã tỏ ra hiền lành và khiêm nhường, kiên
nhẫn và khoan dung. Ngài luôn trân trọng
đối với những bậc thầy trong dân,
những người trí thức, có một tinh thần
đạo đức nào đó. Không có
chuyện kết án, phạt tội nhãn tiền. Trong thái độ yên lặng và kiên nhẫn, Ngài
mời gọi họ hãy trở về với cõi lòng
của mình, với chính cuộc sống của mình mà suy xét
và hành động cho xứng hợp. Ngài mời gọi họ sống ý thức chân thật,
chứ đừng hung hăng mà đánh mất chính mình. Như thế chẳng phải là Ngài đã cứu
họ sao? Ngài cứu họ khỏi
mưu kế giết chết hai người, là
người đàn bà và chính họ nữa.
Tiếp
đến là cuộc gặp gỡ của người
đàn bà ngoại tình. Chị bị
dẫn độ đến gặp Ngài. Chị
thật xấu hổ, đứng im như tượng
đá, mặt cúi xuống, sẵn sàng đón nhận hình
phạt nặng nề nhất do hành vi
sai phạm của mình. Thế nhưng Chúa
Giêsu vẫn im lặng làm ra vẻ không có chi quan trọng
để phải dùng đao to búa lớn đối
với con người hèn yếu này. Ngài cúi
xuống và viết trên cát. Ngài hiền lành và khiêm
nhường, kiên nhẫn và đợi chờ, cho
đến khi chẳng còn một ai, mới ngẩng
đầu lên và hỏi: Họ đâu cả rồi, không ai
kết án chị sao? Phải chăng Ngài
muốn mời gọi chị đích thân kiểm tra sự
thay đổi tình hình đang xảy ra, một sự thay
đổi do chính thái độ của Ngài gây nên. Và sau
đó, Ngài mới kết luận, mới tỏ thái
độ của mình: Tôi không lên án
chị đâu. Chị hãy về và từ nay
đừng phạm tội nữa. Qua đó Chúa
muốn nói: chị đã phạm tội và đáng bị
lên án. Nhưng chị đã gặp
được Ngài, là tình yêu tha thứ. Ngài
tin tưởng ở chị một sự thoát xác, một
sự đổi đời. Chị đã
được thoát chết, thì kể từ giờ,
chị hãy tỉnh ngộ và hướng dẫn đời
mình theo một chiều hướng tích
cực hơn.
Chúng ta không
biết điều gì đã xảy ra cho bọn biệt
phái và người đàn bà sau cuộc gặp gỡ
với Đức Kitô. Nhưng qua bài
đọc thứ hai, chúng ta biết được sự
chuyển biến nơi thánh Phaolô sau khi gặp
được Đức Kitô trên đường đi
Đamas. Trước kia, Phaolô
đã coi Đức Kitô như kẻ thù không đội
trời chung và Phaolô đang lùng bắt những
người tin theo Ngài. Cuộc gặp gỡ
với biến cố ngã ngựa đã khiến cho Phaolô
trở về với chính mình. Và sau
một thời gian ẩn mình trong hoang địa, Phaolô
đã bị Đức Kitô chinh phục và đã hoàn toàn
đổi thay hướng đi cho cuộc đời
mình.
Xuyên qua những cuộc
gặp gỡ trên, Chúa Giêsu đều mời gọi chúng ta
bước đi trên con đường cứu độ,
trở lại với chính mình để rồi từ
đó xác định hướng đi mới cho cuộc
đời, như bài hát chúng ta thường nghe: Gặp
gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc
đời mình. Gặp gỡ Đức Kitô, đón
nhận ơn tái sinh…
|