Án tử hình bị hủy bỏ – Lm Phêrô Bùi Quang
Tuấn
Người Phụ Nữ Ngoại Tình. Câu chuyện ấy đã sảy ra trong thời
Chúa Giêsu, khi Ngài đang trên đường rao giảng Tin
Mừng Tình Yêu. Lúc bấy giờ danh
tiếng Ngài được đồn thổi khắp
nơi. Nhiều người mộ
mến. Nhưng cũng lắm kẻ
ghét ghen. Nhất là hạng thượng
tế, luật sĩ, và biệt phái. Bao
cuộc tranh cãi gay go về luật lệ đã nổ ra.
Người ta muốn tố cáo, truất
phế Ngài khỏi tâm hồn quần chúng, nhưng chưa
đủ khả năng. Đã bao
lần gài bẫy và nêu các vấn đề hóc búa,
đều bị Ngài hoá giải dễ dàng. Bẽ bàng. Xấu hổ. Nhưng giới chống đối vẫn
ngấm ngầm tìm cách.
Cơ hội thuận tiện
chợt đến. Một phụ nữ bị
bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Họ
lập tức tóm ngay con người khốn nạn đó.
Lại đang lúc Chúa Giêsu có mặt trong
đền thờ Giêrusalem. Dân chúng
đông đảo bao quanh Ngài. Bằng miếng
mồi mới bắt được, người ta
chắc mẩm chuyến này Đức Giêsu phải sa lưới. Bởi lẽ theo
luật Môisen ghi lại trong sách Lêvi: “Người nào
ngoại tình với đàn bà có chồng, người nào
ngoại tình với vợ của tha nhân, tất phải
chết. Cả gian phu lẫn dâm phụ” (Lv 20:10). Cách xử tử những
kẻ phạm tội ngoại tình sẽ là “kéo ra khỏi
cổng thành mà ném đá chúng cho chết đi” (Đnl 22:24).
Lâu nay, giới chống đối cứ
thấy Đức Giêsu giao du với phường thu thuế, đàng điếm, tội
lỗi. Nhắc chuyện thì Ngài lại phán: “Ta không
đến để kêu gọi những người công
chính mà là hạng tội lỗi.” Nghe nhức tai
quá. Chịu không được. Trong khi
đó, Ngài cũng dạy người ta về sự công
minh của Thiên Chúa: Cây nào không sinh trái tốt sẽ bị
chặt xuống mà quăng vào lửa đời
đời. Thành ra, hôm nay, khi giương chiếc bẫy
với miếng mồi “con mụ ngoại tình”, và câu
hỏi “Thầy dạy sao, có nên ném đá con dâm phụ này
không?”, nhóm luật sĩ biệt phái cầm chắc ưu
thế trong tay.
Họ nhủ thầm: Nếu Đức
Giêsu trả lời “Ném đá hắn” thì còn gì là yêu
thương nữa. Giáo lý Ngài truyền
dạy bấy lâu cũng chẳng có mới lạ.
Bọn thu thuế đàng điếm
sẽ mở mắt ra mà thấy Giêsu cũng chẳng
thương xót gì họ.
Như thế là tạo mối
nghi ngờ, rạn nứt ngay từ bên trong. Hạng tội lỗi sẽ mất tin
tưởng vào Đức Giêsu. Còn Ngài
sẽ không đi đi lại lại với chúng
được nữa. Đó là chưa nói đến
việc chính quyền đô hộ Rôma sẽ trừng
phạt gắt gao người Do thái nào
dám lên án tử cho kẻ khác.
Song nếu câu trả lời là “Đừng
ném đá” thì lập tức Đức Giêsu sẽ lãnh viên
đá đầu tiên, vì Ngài đã công khai chống lại luật
Môisen, và dám dung túng, bao che cho phường ngoại tình,
tội lỗi. Lúc này, nếu có trốn thoát
được cái chết của “mưa đá” thì
Đức Giêsu cũng bị khai tử nơi tâm hồn
người ta. Ngài sẽ không còn mặt
mũi nào để gặp gỡ dân chúng nữa.
Thật thâm độc! Miếng mồi không
thể trốn chạy mà con mồi cũng chẳng
thể chạy trốn. Chuyến này, có lẽ bất
cứ lời nói nào của Đức Giêsu cũng sẽ
trở thành bản án cho chính Ngài. Chiếc lưới đã giương lên chỉ
còn chờ giờ sụp xuống.
Nhưng kìa, tại sao Ngài không
nói gì cả? Câu hỏi dồn dập
đổ xuống, ấy thế mà Ngài vẫn lặng im?
Trước đây khi nêu vấn đề
nộp thuế cho hoàng đế, Chúa Giêsu đã trả
lời tức khắc, và nhanh chóng khoá miệng đối
phương. Nhưng sao hôm nay Ngài
lại thinh lặng? Có phải vì đây
là vấn đề của lương tâm nên cần
thời gian suy xét? Hay sự thinh lặng của Ngài
thúc giục người ta nhìn lại chính mình? Nhìn lại để thấy sự giả
dối núp bóng chân lý, lòng nham hiểm ẩn mình dưới
lọng dù công chính. Tố cáo người phụ
nữ ngoại tình nhưng lại nhằm lên án Chúa Giêsu. Hỏi “Thầy
dạy sao?” nhưng vẫn cứ muốn ý gian của mình
được thực thi.
Nhìn lại chính mình phải là
thái độ tôi cần có trong mọi hành xử với tha
nhân. Nhìn lại chính mình để
biết cảm thông và tha thứ. Bởi lẽ, khi
thinh lặng nhìn sâu vào cõi lòng, người ta sẽ không
thể không khám phá ra sự thật này: Không có ơn Chúa thì
đời tôi cũng chẳng hơn gì đời
người; e rằng có khi còn tệ hơn. Khám
phá được như thế chắc chắn
người ta sẽ không hà khắc và tàn bạo với tha
nhân.
“Ai trong các ông vô tội?”
Lời mời gọi nhìn lại chính mình đó đã
đưa đến quả: không còn ai lên án
hay kết tội nữa, nhưng “kẻ trước
người sau họ rút lui hết” (Gn 8:9). Thế mới
hay khi con người biết thinh lặng xét mình, sự
sống sẽ tồn tại. Những gì là độc ác,
máu me, chết chóc, hận thù, la lối phải rút lui,
nhường chỗ cho tình thương bộc phát và tràn lan.
Ở đâu có tình thương,
ở đó có sự sống. Ở đâu có thứ
tha ở đó có an bình. “Ta cũng không
kết tội ngươi đâu. Đi
đi. Và từ nay đừng phạm
tội nữa” (Ga 8:11). Tình thương không kết án, nhưng luôn mở
ngỏ cho sự sống mới được lớn lên.
Từ lâu
lắm, tại một làng bên nước Ý, người ta
có thông lệ ném từ đỉnh núi cao xuống cho tan xác
những người đàn bà phạm tội ngoại tình.
Một hôm, có
người phụ nữ không may bị bắt quả tang
phạm tội khi chồng vắng nhà. Dân làng
chuẩn bị hành quyết người đàn bà
trước sự chứng kiến của người
chồng. Thế nhưng, ngay hôm trước ngày
xử tử, người chồng bỗng biến
mất. Giờ hành quyết đã đến
mà ông chồng vẫn biệt tăm. Mọi
người chờ đợi. Đợi
chờ.
Cuối cùng, dân
làng cũng đưa người đàn bà lên núi. Và sau vài tiếng trống đưa hồn, bà ta
bị đẩy xuống vực sâu.
Mấy
hôm sau, dân làng vô cùng bỡ ngỡ khi thấy người
đàn bà đó lại đang ra vào ngôi nhà của bà ta. Ai nấy lo sợ
vì tưởng rằng hồn ma quay về phá phách.
Nhưng rõ ràng họ thấy người chứ đâu
phải ma. Mãi sau người ta mới khám phá
ra. Số là, vì biết không thể nào phá bỏ
được tục lệ để cứu vợ, nên
trước ngày xử án, người chồng âm thầm
vào rừng tìm những sợi dây mây nhỏ, bền, và
đan thành một tấm lưới. Sau
đó anh đem giăng dưới chân núi nơi thân xác
người vợ sẽ bị xô xuống. Nhờ vậy mà nàng còn sống để trở
về mái nhà xưa. Anh đã làm thế vì muốn tha
thứ và cứu vợ mình khỏi án
chết.
Trước tình yêu và hành vi
tha thứ cao cả, dân làng đã nhất trí huỷ bỏ
thông lệ tử hình vốn đã kéo dài bao trăm năm.
“Ta không kết tội ngươi đâu. Đi đi. Và từ nay
đừng phạm tội nữa.” Noi
gương Đức Giêsu, bạn và tôi cũng hãy mở
đường cho hy vọng, thứ tha, và sự sống
vươn lên. Nhưng trước
hết chúng ta hãy cùng khởi đi từ gia đình và
cộng đoàn của mình.
|