MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Người Con Trai Đi Hoang
Thứ Ba, Ngày 2 tháng 4-2019
Người con trai đi hoang

Dụ ngôn “Người con trai đi hoang” này thật quý báu, chỉ được một mình Luca ghi lại, vì nó đặc biệt phù hợp với mục đích và tinh thần của sách Tin Mừng này. Không phải là không có lý do khi người ta gọi truyện này là truyện ngắn vĩ đại nhất thế giới, vì trong đó thể hiện tất cả những gì như văn chương hoa mỹ, nhân tính sâu đậm, cảm tình rộng lớn, bức tranh toàn bích về ân điển và tình yêu của Thiên Chúa.

Theo luật của người Do Thái, người cho không được tự do phân chia tài sản mình tuỳ ý thích, đứa con cả đương nhiên được hai phần ba, đứa con thứ một phần ba (Đnl 21,1). Không phải là việc lạ khi một ông cha phân chia gia tài ngay khi còn sống nếu ông ta muốn được nghỉ ngơi khỏi hoạt động kinh doanh. Nhưng có một sự vô tâm tráo trở nơi đứa con thứ khi nó đề xuất việc chia gia tài này. Thực ra nói đã nói “cha hãy cho tôi ngay bây giờ phần gia tài mà trước sau gì tôi cũng được lãnh khi cha chết, và hãy để tôi ra khỏi nơi này”. Người cha không tranh luận gì, ông hiểu rằng nếu con ông cần được một bài học thì nó phải có một bài học đắt giá, và ông đã cho nó như ý nó xin. Tức khắc đứa con lấy phần riêng của nó và bỏ nhà ra đi…

 

Hắn nhanh chóng tiêu xài hết tiền và kết thúc bằng việc chăn heo, một công việc cấm kỵ đối với người Do Thái vì luật pháp nói: “Đáng nguyền rủa kẻ nào chăn heo”. Và Chúa Giêsu cho nhân loại tội lỗi một lời khen lớn nhất chưa từng có: “Khi nó trở về với chính mình (tỉnh ngộ). Chúa Giêsu tin là bao lâu con người còn xa cách và chống nghịch Thiên Chúa, thì con người không thực sự là con người. Con người chỉ thực sự là chính mình khi con người đang đi con đường về nhà. Có một điều kỳ diệu nơi Chúa Giêsu là Ngài không tin rằng con người hư hỏng hoàn toàn. Ngài không bao giờ tin rằng ai đó có thể tôn vinh Thiên Chúa bằng cách phỉ báng con người. Ngài tin rằng con người không bao giờ được thực sự là mình cho đến khi nào con người trở về nhà với Thiên Chúa. Cho nên đứa con đã nhất định trở về nhà và xin cha nhận lại mình không phải để làm con, nhưng làm một tên nô lệ mạt hạng trong nhà, một tên đầy tớ ở thuê, một tên lao động công nhật trong nhà cha. Theo một nghĩa thì người nô lệ là một phần tử của gia đình, nhưng tên đầy tớ ở thuê thì có thể bị đuổi sau khi chủ báo trước một ngày vì nó không thuộc về gia đình chút nào. Vậy khi đứa con đã về nhà, cha chàng không để chàng kịp mở miệng xin làm đầy tớ. Ông đã lên tiếng trước. Chiếc áo dài tượng trưng cho việc được tôn trọng, chiếc nhẫn tượng trưng cho quyền bính, vì nếu ai cho kẻ khác chiếc nhẫn ấn tín của mình thì cũng như uỷ quyền cho người đó thay thế mình; đôi giày là dấu hiệu làm con khác với nô lệ vì con cái trong gia đình mới mang giày, còn nô lệ thì không. Và một yến tiệc được bày ra để mọi người ăn mừng đứa con đi hoang trở về nhà.

 

Chúng ta dừng lại đây để thử nhìn xem chân lý trong dụ ngôn này:

1. Một hình ảnh đầy đủ về tính chất và hậu quả của tội lỗi: Tội lỗi thường do sự lựa chọn tự ý và do lòng muốn hưởng lạc của con người. Kết quả là tội nhân thấy ảo ảnh của nó: nỗi khổ, ách nô lệ, niềm thất vọng; về phương diện hậu quả ta không thể thêm gì vào cái cảnh người con trai ở xứ xa, sau khi tiêu xài nhẵn túi, nạn đói kém đến, chàng ta bán thân đi giữ heo, phải ăn cả những món khó nuốt dùng cho heo ăn mà cũng chẳng được no.

 

2. Nhưng dụ ngôn này phải gọi là dụ ngôn Người Cha Nhân Lành mới đúng, vì nó cho ta biết vê tình yêu của người cha hơn là về tội của người con.

 

Người cha hẳn đã mỏi mắt trông chờ đứa con trở về nhà, vì ông trông thấy con từ đàng xa. Khi con gặp cha thì cha liền tha thứ cho con và không một lời trách móc. Có nhiều cách tha thứ, có sự tha thứ được ban cho như một ân huệ, và tệ hơn nữa là khi một kẻ nào đó được tha thứ nhưng bao giờ cũng kèm theo một dấu hiệu, một lời nói, một ngăm đe rằng tội kẻ ấy vẫn còn giữ đó. Một lần kia, Lincoln được hỏi ông sẽ đối xứ thế nào với quân phiến loạn miền Nam, khi họ thua trận và trở lại liên hiệp với Hoa Kỳ. Người hỏi câu ấy nghĩ rằng ông sẽ báo thù họ ghê gớm, nhưng Lincoln trả lời: “Tôi sẽ đối xử với họ như chưa bao giờ họ ly khai với chúng ta”.

 

“Khi được yêu bằng thứ tình yêu này, thì kẻ là đối tượng của lòng nhân từ sẽ không cảm thấy bị hạ nhục, nhưng như thể được tìm thấy lại và “thêm giá trị. Trước hết người cha tỏ bày cho đứa con niềm vui của ông vì nó đã được “tìm thấy lại” và “sống lại”. Niềm vui này cho thấy rằng một sự thiện vẫn được giữ gìn nguyên vẹn: một đứa con, dù đi hoang, vẫn thực sự là con của cha nó. Hơn nữa niềm vui này là dấu chỉ của một sự thiện đã tìm thấy lại, trong trường hợp của đứa con hoang đàng, đây là việc trở lại với sự thật của chính nó”. (ĐTC Gioan Phaolô II, DM6).

 

Nhưng câu truyện đến đây vẫn chưa chấm dứt. Người anh cả bước về và anh thực sự buồn rầu vì em của anh đã trở về. Người anh cả đại diện cho các đạo sĩ Do Thái tự kiêu, tự mãn, họ thà xem thấy tội nhân bị tiêu diệt hơn là được cứu. Có mấy điều nổi bật nơi người anh cả.

 

Œ Tất cả thái độ của anh chứng tỏ rằng bao nhiêu năm anh vâng lời cha chẳng qua chỉ là bổn phận buồn rầu, chứ không phải là công việc của tình yêu.

 

 Thái độ của anh là thái độ thiếu hẳn sự cảm thông. Anh nói về người em nhưng không dùng tiếng “em tôi” mà dùng chữ “thằng con của cha”. Chàng là thứ người tự tôn, sẵn sàng đạp kẻ nào đã ngã xuống rãnh bùn hôi thối càng ngã sâu hơn nữa.

 

Ž Tâm địa của chàng rất dơ bẩn. Câu truyện không nói tới gái điếm cho đến khi chính miệng chàng nói ra. Hẳn chàng đã nghi ngờ, tố cáo em chàng về thứ tội chính chàng rất muốn làm. Dụ ngôn này trình bày khuôn mặt người anh cả từ chối dự tiệc. Anh ta trách em và những lầm lạc của nó, và trách cha mình về việc đón tiếp mà ông dành cho nó. Đây là một dấu chỉ cho thấy anh ta không hiểu lòng tốt của cha. Bao lâu người anh này còn quá tự tín vào bản thân và những công trạng của mình, ganh ghét và khinh bỉ, đầy chua xót và giận dữ, không hoán cải và giao hoà với cha và với em mình, thì bữa tiệc chưa thể hoàn toàn là bữa tiệc liên hoan mừng cuộc gặp gỡ và tái ngộ.

 

Sự mô tả chính xác tâm trạng của đứa con hoang đàng giúp ta hiểu một cách đúng đắn thế nào là lòng nhân từ của Thiên Chúa. Không thể nghi ngờ được rằng, trong hình ảnh đơn sơ và sâu sắc này, gương mặt của người cha gia đình mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa như là Cha. Lối ứng xử của người cha trong dụ ngôn, cách hành động của ông biểu lộ thái độ nội tâm ông. Người cha của đứa con đi hoang luôn trung thành với phụ tính của ông, trung thành với tình yêu lai láng mà ông vẫn có đối với con ông. Sự trung thành của người cha đối với chính bản thân mình được diễn tả đặc biệt, khi nhìn thấy đứa con trở về ông chạy ra ôm cổ hôn lấy hôn để. Tuy nhiên lý do của niềm xúc động này phải được tiến triển sâu xa hơn nữa: người cha ý thức rằng sự thiện cảm lo âu đã được cứu, đó là tính người của con ông. Mặc dù nó đã phung phí tài sản, nhưng tính người của nó vẫn còn nguyên vẹn. Hơn nữa, nó như được tìm thấy lại: “Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỉ vì em con đây đã chết nay sống lại đã mất mà nay lại tìm thấy” (DM 6)

 

Ở đây một lần nữa, chúng ta lại gặp một chân lý kỳ diệu là ăn năn, xưng tội với Thiên Chúa dễ hơn xưng tội với loài người. Thiên Chúa đoán xét nhân từ hơn những người ngoan đạo, tình yêu của Thiên Chúa rộng lớn hơn tình yêu của loài người, Chúa có thể tha thứ khi loài người không muốn tha thứ. Đứng trước một tình yêu như vậy, chúng ta không thể không trân trọng kinh ngạc, ngợi khen và yêu mến Ngài hơn.


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Trở Về Trong Tình Thương. (4/3/2019)
Trở Về (trích Trong ‘manna’) (4/3/2019)
Trở Thành Thụ Tạo Mới – Radio Veritas Asia. (trích Trong ‘suy Niệm Lời Chúa’) (4/3/2019)
Thiên Chúa Không Ngừng Tìm Kiếm Con Người (trích Trong ‘suy Niệm Lời Chúa’ – Radio Veritas Asia) (4/3/2019)
Thiên Chúa Đối Với Người Hối Cải Mccarthy (4/3/2019)
Tin/Bài cùng ngày
Cảm Kích (4/2/2019)
Tấm Lòng Người Cha. ----- (4/2/2019)
Sự Bộc Lộ Tâm Hồn (4/2/2019)
Sống Trong Tình Trạng Ơn Thánh – Radio Veritas Asia (trích Trong ‘suy Niệm Lời Chúa’) (4/2/2019)
Phục Hồi Phẩm Chất Cao Đẹp – Lm. Ignatiô Trần Ngà (4/2/2019)
Tin/Bài khác
Người Anh Cả ----- (4/1/2019)
Người Cha Nhân Hậu - Đtgm. Ngô Quang Kiệt (4/1/2019)
Niềm Vui, Nước Mắt Của Niềm Vui (suy Niệm Của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ) (4/1/2019)
Nhân Lành (4/1/2019)
Mọi Sự. (4/1/2019)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768