Mọi sự.
Câu chuyện
được kể lại trong bài Tin mừng hôm nay theo
thánh Luca có thể coi là tấm thảm kịch vẫn
xảy ra trong mối tương quan giữa Thiên Chúa
với con người và giữa con người với
nhau. Có một lúc nào đó trong tiến trình trưởng
thành và tự lập, đứa con chợt thấy mình
cần đòi lấy quyền tự do để quyết
tách ra khỏi sự giám hộ của cha mẹ. Con
người cũng đã từng muốn được
bộc lộ tư thế độc lập tự
chủ như vậy trong tương quan với Thiên Chúa.
Con người đã xây dựng tháp Babel,
biểu tượng của tiến bộ khoa học
kỹ thuật để khẳng định với
Đấng tạo dựng của mình. Con người
gần như nắm trọn quyền kiểm soát sử
dụng mọi tài nguyên thiên nhiên để phục vụ
cho nhu cầu đời sống của mình: “Thưa cha, xin
chia cho con phần gia tài con được hưởng”.
Đối với
người cha, lời cầu xin của con là chính đáng,
vì những gì ông đã gầy dựng nên như nhà cửa,
ruộng vườn và tất cả tài sản vật
chất, tinh thần cốt là chỉ dành cho con. Không
thể có cách đáp ứng nào khác hơn đối với
người cha tốt lành yêu thương con cái đã vui
lòng trao cho con tất cả gia sản của mình. Và đây
cũng chính là cách hành xử của Thiên Chúa khi Người
đáp ứng vô cùng rộng lượng hào phóng quá sức
muôn đời của con người. Mọi diễn
tiến có lẽ đã êm xuôi tốt đẹp, đã
như không có một chi tiết tai
hại xảy ra. Ít ngày sau khi con thứ thu
góp tất cả rồi trẩy đi phương xa,
ở đó anh ta sống phóng đãng phung phí tài sản
của mình.
Vậy, một khi đã
rời khỏi nhà cha, rời khỏi tình thương
của cha, khỏi sự che chở hướng dẫn
của cha thì đứa con dẫu đã lớn khôn, song
một mặt nào đó vẫn còn là con, vẫn có mối
thương tình phụ tử ràng buộc “sinh tử
bất khả phân ly” tất sẽ phải đương
đầu với bao hậu quả không lường
được. Tấm thảm kịch bắt đầu
ở đây, ở chỗ con người tách ra khỏi
quyền năng yêu thương quan phòng của Thiên Chúa,
ở chỗ con người làm ngơ hoặc phủ
nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc
đời như nguồn mạch và sự cảm hứng
của con người, ở chỗ con người
gạt bỏ mọi dấu ấn của luật pháp Thiên
Chúa trong bản chất, trong lương tri con
người. Chính lúc đó con người phung phí hết
mọi gia sản, phung phí tài năng, sức lực, phung
phí luôn cả phẩm giá của mình là con người
được tác tạo giống dấu ấn của
Thiên Chúa.
Tách rời Thiên Chúa,
phủ nhận Thiên Chúa, loại trừ Thiên Chúa rút cuộc
sẽ đẩy con người xuống tận đáy
của mọi thảm hoạ, xuống ngang
tầm với cầm thú. Anh ta ao ước lấy
được những đồ cho heo ăn
mà nhét cho đầy bụng. Sự giác ngộ sám hối
của con người có vẻ muộn màng, nhưng
lại là điều Thiên Chúa chờ đợi và luôn
đưa ra sáng kiến để đón nhận tội
nhân cải tà qui chánh. Anh ta còn ở đàng xa
thì người cha đã trông thấy, ông chạnh lòng
thương chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn
để. Có thể có hoán cải làm lại cuộc
đời, nếu như không có chờ đợi
những ngày mở đường sinh phúc, mở rộng
vòng tay tha thứ đón nhận. Đây chính là cốt lõi của ơn trở
về. Nền tảng cảm hứng và sức
mạnh của ơn này chính là tình thương và quyền
năng Thiên Chúa, Đấng muốn cứu vớt tất
cả phàm nhân, một khi Người đã tặng ban cho
nhân loại chính Thánh Tử Chí ái của Người.
Tuy nhiên, hệ luỵ của hành vi con người tách
rời và phủ nhận quyền năng quan phòng của
Thiên Chúa không phải là không gây tác hại nghiêm trọng trong
mối tương quan giữa con người với nhau,
nhưng đã có một sự rạn nứt đổ
vỡ trong tình thương huynh đệ, trong nỗ
lực chung sức phục vụ công trình của Thiên Chúa
là Cha với tấm lòng hiếu kính vô vị lợi.
Trái lại, người
con thứ sau khi đã nuốt hết của cải
của người cha nay trở về thì cha lại
giết bê béo ăn mừng. Thậm chí
đáng buồn hơn nữa còn thương mại hoá mối tương quan giữa Thiên Chúa,
lấy lợi vụ vật chất, lấy công trạng
phục dịch dễ dàng trong nhà cha làm chuẩn mực cho
tình nghĩa phụ tử: “Bao nhiêu năm trời con
phục vụ cha thế mà chưa bao giờ cha cho lấy
được một con bê để con ăn mừng
với bè bạn”. Ơn hoán cải thực sự và toàn
diện không thể thực hiện, nếu chỉ có
nỗ lực đơn phương của một nhân
loại đã bị thương tật tội lỗi và
không ngừng bị ảnh hưởng của ác thần
khống chế. Nhưng ơn hối cải ấy
chỉ có thể xuất phát từ Thiên Chúa, từ cội
nguồn trắc ẩn, từ lòng yêu thương nhân
từ luôn rộng mở chờ đón sự trở
về của con người tội lỗi.
|