Bộc lộ
Chúng ta hãy
nhìn vào dụ ngôn của Đức Giêsu từ quan
điểm của tâm hồn.
Một người cha có
hai người con trai. Mặc dù người con cả vâng
phục và chu toàn bổn phận,
nhưng anh lại khá nguyên tắc và xa cách. Anh ta là một
con người lạnh lùng. Trái ngược,
người con thứ nồng nàn và nhiều tình cảm.
Tuy nhiên, trong con người của anh ta, lại có tính cách
hoang đàng và vô trách nhiệm. Anh ta cứ nhất quyết
làm theo ý riêng của mình, bất chấp
người nào khác có thể suy nghĩ ra sao. Một ngày kia, anh ta đã ích kỷ đòi
được chia phần gia tài thừa kế, và sau khi
đã nhận được, anh ta liền bỏ đi
phương xa.
Tại đó, anh ta đã
sống buông thả một cách ngu
xuẩn và bất chấp mọi sự, cho những thú tính
thấp hèn nhất nơi con người của anh.
Nhưng khi tiền bạc đã cạn kiệt, anh mới
tự nhận thấy mình không còn bạn bè hoặc
người nào giúp đỡ.
Đột
nhiên, anh cảm thấy trống rỗng trong tâm hồn.
Thế rồi sau khi đã nhận ra những
việc mình làm, lòng anh tràn ngập nỗi cay đắng và
căm ghét bản thân mình. Tuy nhiên. Nỗi đau của bản thân đã giúp cho anh
nhận ra được nỗi đau mà anh đã gây ra cho
những người khác. Anh đã làm tan nát cõi lòng
của cha mẹ anh.
Thế là anh
quyết định quay trở về nhà. Anh ra đi
với đôi bàn tay trống rỗng.
Thứ duy nhất mà anh có được, đó là một
trái tim khiêm tốn và hối lỗi. Và cha của anh vẫn đang chờ đợi
anh. Vì quá lo âu, người cha không bao
giờ rời khỏi nhà, bởi vì ông cứ mãi bận tâm
đến người con trai hoang đàng của mình.
Vì thế, ngay khi nhìn thấy anh trở
về, ông mới hoàn hồn. Và cuối
cùng, hai cha con đã ôm chầm lấy nhau.
Nhưng sau
đó, một điều đáng ngạc nhiên đã xảy
ra. Khi đến gặp anh cả,
người em chỉ phát hiện ra rằng người
anh cả của anh không muốn nhận biết anh. Không hề có chỗ nào cho anh trong tâm hồn
của người anh cả. Thay vì vui mừng khi
thấy người em trai của mình trở về an toàn, thì tâm hồn của người anh
cả lại tràn đầy nỗi cay đắng và
hằn học. Anh ta đã tìm cách chiếm
được tình cảm của người cha thông qua
bổn phận hơn là thông qua tình yêu. Thật
đáng buồn, dường như thể anh ta chưa bao
giờ đi vào tâm hồn của người cha, bởi
vì nếu đã đi vào đó được rồi, thì
tâm hồn của anh ta sẽ được mở
rộng ra. Nhưng thay vì được như
vậy, thì tâm hồn của anh ta lại vẫn cứ
nhỏ bé, hẹp hòi, lạnh lẽo và không muốn đón
tiếp ai.
Câu chuyện về
đứa con hoang đàng là một câu chuyện về tâm
hồn: tâm hồn ích kỷ và tâm hồn quảng
đại, tâm hồn khép kín và tâm hồn cởi mở, tâm
hồn lạnh lùng và tâm hồn nồng nàn, tâm hồn tan
nát và tâm hồn vui mừng, tâm hồn không biết hối
cải và tâm hồn biết ăn năn, tâm hồn không
biết tha thứ và tâm hồn hay tha thứ, tâm hồn
miễn cưỡng và tâm hồn biết ơn.
Câu chuyện này mặc
khải cho chúng ta quá nhiều về tính cách thất
thường của tâm hồn con người. Khi đã nói và làm xong tất cả mọi sự
rồi, thì chính tâm hồn mới là đáng kể. Nhưng người ta có thể tóm tắt
điều gì về tâm hồn? Tâm
hồn là cái gì sâu thẳm nơi bản thân mình. Đó
chính là con người thật của tôi. Cảnh
tối tăm của tâm hồn là đêm đen tối
nhất so với tất cả. Một
tâm hồn nặng trĩu là gánh nặng chán chường
nhất. Một tâm hồn tan nát chính là vết
thương sâu xa nhất.
Nhưng
dụ ngôn trên bộc lộ tính cách kiên định nơi
tâm hồn của Thiên Chúa nhiều đến thế nào.
Tâm hồn của Thiên Chúa không toả
ra sức nóng và hơi lạnh. Thiên Chúa không bao giờ
khép lòng lại với bất cứ người con nào
của Người. Bất chấp họ có thể
rời bỏ mái nhà để đi xa đến đâu,
bất chấp họ làm gì, nếu họ quay trở
về, điều duy nhất mà họ có thể tin
chắc, đó là sự đón nhận nồng ấm và
rộng lượng.
|