PHẢN BỘI TẠI BỮA TIỆC LY
Lễ
Vượt Qua là lễ
quan trọng nhất của người Do Thái.
Đó là việc kỷ niệm
hằng năm về sự giải thoát
dân Israel khỏi ách
nô lệ người Ai
Cập. Lễ này cử
hành vào ngày 13 tháng Nisan (khoảng
tháng Tư theo công lịch),
nhưng vì ngày của
người Do Thái bắt
đầu vào lúc mặt
trời lặn nên lễ
thực sự bắt đầu từ lúc mặt trời lặn ngày 14
tháng Nisan. Đối với
Chúa Giêsu và các môn đệ,
chắc chắn nhiều người khác cũng
vậy, bữa ăn vượt qua
được ăn vào chiều thứ Năm của năm đó.
CHUẨN
BỊ
Các môn đệ biết Thầy Giêsu
muốn ăn Lễ Vượt Qua tại
Giêrusalem, nhưng chưa chắc Thầy có muốn ăn ở đó hay
không. Họ đến gần
Ngài và hỏi: “Thầy muốn
chúng con đi dọn
cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?”.
Chúa Giêsu sai Phêrô và Gioan đi chuẩn
bị những gì cần
thiết và dặn
dò: “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa
với chủ nhà: Thầy nhắn: ‘Cái
phòng dành cho tôi ăn lễ
Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?’. Và ông ấy sẽ chỉ cho các
anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng:
và ở đó,
các anh hãy dọn tiệc
cho chúng ta”. Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người
đã nói. Và các ông dọn
tiệc Vượt Qua. (Mc 14:12–16)
Trước
giờ đã định,
Phêrô và Gioan đã chuẩn
bị xong cho bữa ăn mừng Lễ Vượt Qua, Chúa
Giêsu và 10 môn đệ khác
đến phòng
tiệc. Lúc đó khoảng 6 giờ chiều. Tất cả chờ
tiếng kèn đồng
được các tư tế thổi tại Đền Thờ báo thời điểm mặt trời lặn
để có thể
bắt đầu dùng bữa.
DẠ
TIỆC BẮT ĐẦU
Khi các môn đệ ngồi vào bàn ăn, cuộc tranh luận xảy ra về chuyện
ưu tiên cao – thấp, trước
– sau. Chúa Giêsu quở trách họ và dạy
bài học về đức
khiêm nhường. Ngài cởi áo, thắt lưng, đổ nước vào chậu, và rửa chân cho từng người. Phêrô
không chịu cho Thầy rửa
chân mình, Chúa Giêsu nói với
ẩn ý: “Anh em đã sạch,
nhưng không phải tất cả đâu!” (Ga
13:10). Thánh Gioan cho chúng ta biết
rằng Chúa Giêsu ám chỉ môn đệ Giuđa. Có thể Ngài nói lời đó khi di chuyển từ chỗ Phêrô tới chỗ Giuđa, và có
ý cho Giuđa hiểu rằng
Ngài đã biết rõ ý
định đen tối
của ông.
Khi mọi
người yên vị,
Chúa Giêsu nói thêm về
bài học Ngài vừa dạy: “Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành
thì thật phúc
cho anh em!”. Tiếp
tục ám chỉ Giuđa, Chúa
Giêsu nói: “Thầy
không nói về
tất cả anh em đâu”. Có
lẽ các môn đệ hiểu Chúa Giêsu đã sai lầm khi chọn một kẻ phản bội
làm môn đệ, nên
Ngài nói thêm: “Chính Thầy
biết những người Thầy đã chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời
Kinh Thánh sau đây: Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con”
(Ga 13:17-18). Câu này được Chúa Giêsu trích dẫn từ Cựu Ước (Tv 41:10), trực
tiếp nói tới
Đa-vít, và gián tiếp nói tới Đức Kitô, vì Đa-vít
được mô tả trước về Đấng Mêsia
– Đức Giêsu
Kitô. Chúa Giêsu cho các môn đệ
biết trước để rồi họ sẽ nhận
ra rằng lời tiên tri này nói về Ngài.
TÂM THẦN XAO XUYẾN
Thánh Gioan cho biết rằng Chúa Giêsu “cảm thấy tâm thần xao xuyến” (Ga 13:21). Rõ
ràng Chúa Giêsu phiền lòng
vì sự hiện diện
của Giuđa. Ngài đã bật khóc vì thương
Giêrusalem và nay lại buồn
vì sự hiện diện
của một con người được chọn mà chống lại Ngài, mê muội và cố chấp đi theo đường xấu.
Một lần nữa, Chúa Giêsu lại nói về sự phản trắc, lần này
Ngài nói thẳng thắn hơn:
“Thầy bảo thật anh em, có người trong anh em sẽ nộp Thầy, mà lại là người đang cùng ăn với Thầy” (Mc 14:18). Chúa Giêsu cho biết lý do khiến Ngài xao xuyến. Ngài bị phản bội bởi một người
đồng bàn với
Ngài, một người thân
thiện thuộc Nhóm Mười Hai.
Cuối
cùng, ý nghĩa trong lời
nói của Chúa
Giêsu cũng thấm sâu
vào trí óc ngờ vực của
các môn đệ. Họ nhận
ra rằng Ngài không dùng hình tượng trong lời nói mà Ngài xao xuyến. Các môn đệ bắt đầu cảm thấy buồn
và xao xuyến. Họ
nhìn nhau và thắc mắc,
nhưng ánh mắt của họ
buồn bã hơn là nghi ngờ. Ai cũng sợ chính
mình là người mà Thầy ám chỉ.
Chúa Giêsu đã xác định khi Giuđa hỏi có phải là mình hay không. Chúa Giêsu
vẫn tránh nói rõ kẻ phản bội và trả lời chung: “Chính
là một trong Nhóm Mười Hai đây, mà là người chấm chung một đĩa với
Thầy” (Mc 14:20). Có thể cách diễn tả của Ngài chỉ là cách nói khác một chút: “Người cùng ăn với Thầy”. Rồi Ngài nói tiếp: “Đã hẳn, Con Người ra đi theo như lời
đã chép về Người. Nhưng khốn cho kẻ
nào nộp Con Người:
thà kẻ đó
đừng sinh ra thì hơn!” (Mc
14:21). Chúa Giêsu chịu khổ nạn
không phải là
Ngài bị lừa hoặc
bị ép buộc, mà
Ngài chấp nhận hoàn toàn
tự nguyện.
Đó là những lời đáng sợ nhất mà Chúa Giêsu đã nói khi
còn trên thế gian. Sự
đe dọa đó không thể
tránh: đó là lời
đe dọa trực tiếp về án phạt đời đời đối với
Giuđa. Hẳn là tốt
hơn cho Giuđa được sinh ra nếu thời gian
không đến khi ông
thị kiến hạnh phúc Nước Trời, nhưng điều có thể này có vẻ bị loại trừ qua lời nói của Chúa Giêsu.
Có thể
là lời nói của Chúa Giêsu đã làm gián
đoạn nghi vấn của
các môn đệ: “Thưa
Thầy, chẳng lẽ con sao?” (Mt 26:25a). Giuđa biết
rất rõ rằng Chúa
Giêsu ám chỉ ông,
nhưng ông lảng tránh,
nên cũng hỏi Thầy xem sao,
và Chúa Giêsu liền
xác định: “Chính
anh nói đó!” (Mt 26:25b). Đối với những người khác hỏi, Chúa Giêsu không nói gì. Nhưng
với Giuđa thì
Chúa Giêsu xác định ngay. Rõ
ràng là Giuđa giả hình
và có ý định đen tối.
GIUĐA BỎ TRỐN
Phêrô ra dấu
với Gioan và hỏi
nhỏ: “Hỏi xem Thầy muốn nói về ai?”.
Gioan ghé sát vào Chúa Giêsu và thì thầm:
“Thưa Thầy, ai vậy?”. Chúa Giêsu trả lời: “Thầy chấm bánh
đưa cho ai thì chính là kẻ ấy” (Ga 13:26). Rồi Ngài chấm một miếng bánh,
trao cho Giuđa, con ông Simôn Ítcariốt.
Gioan thấy Giuđa nhận miếng bánh
thì cảm thấy ái ngại. Phúc Âm không thấy nói Gioan có cho Phêrô biết kẻ phản bội hay không,
rất có thể Phêrô không biết.
Lúc này, Thánh sử Gioan lại đề cập sự ảnh
hưởng của Satan: “Y vừa ăn xong miếng bánh,
Satan liền nhập vào y” (Ga
13:27a). Khi xác định Giuđa
là kẻ phản bội,
có vẻ như Chúa
Giêsu loại ông
khỏi tông đồ đoàn. Giuđa càng bị Thiên Chúa loại trừ thì Satan càng thoải mái chiếm hữu ông. Càng khước từ ơn Chúa
thì càng yếu đuối, không
đủ sức chống
lại ma quỷ.
Hy vọng
cuối cùng đối
với Giuđa trở nên mong manh. Chúa Giêsu
không còn hy vọng gì ở Giuđa nữa. Lực bất tòng
tâm, Ngài nói với Giuđa: “Anh
làm gì thì làm mau đi!” (Ga 13:27b). Chúa Giêsu muốn không bận tâm tới sự có mặt của kẻ phản bội để
có thể dành
chút thời gian còn lại cho các môn đệ trung tín. Các môn đệ khác nghe Chúa Giêsu nói và tưởng là Ngài bảo Giuđa mua đồ chuẩn bị
lễ và bố thí cho
người nghèo.
Có thể
tưởng tượng rằng Thánh Gioan như chết lặng khi Giuđa bỏ ra ngoài
sau khi nhận miếng bánh từ tay Chúa Giêsu. Khi Giuđa
đi ra cửa, Gioan thấy bóng tối bao phủ Giuđa như chiếc áo
khoác. Bóng tối bên
ngoài tương phản
với ánh sáng trong phòng. Gioan nhận
thấy sự tương phản đó nên
đã viết: “Lúc
đó, trời đã tối” (Ga
13:30).
Câu nói ngắn
gọn của Thánh Gioan tạo
ấn tượng mạnh mẽ. Có vẻ như Thánh Gioan nhìn vào chính bóng
tối khác với một hiện tượng vật
lý; bóng tối mà
Giuđa đi vào là một
biểu tượng. Đó là giờ của bóng tối, “người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa” (Ga 3:19); đó là
thời của quyền lực tối
tăm (Lc 22:53), quyền lực này đã chiếm hữu linh hồn Giuđa; chính
vì bóng tối này mà
ánh sáng chiếu soi, và
“bóng tối đã
không diệt được
ánh sáng” (Ga 1:5).
PHÊRÔ VẤP NGÃ
Sau Bữa
Tiệc Ly, Chúa Giêsu tha thiết nói với 11 môn đệ để cảnh báo họ về những gì sắp xảy ra. Ngài nói: “Đêm
nay tất cả anh em sẽ
vấp ngã vì Thầy. Vì có lời đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên,
và đàn chiên sẽ
tan tác” (Mt 26:31). Ngài không ngoại trừ ai: Tất cả sẽ vấp
ngã vì Ngài.
Chúa Giêsu trích dẫn lời Kinh Thánh trong sách Dacaria
nói về Ngài: “Hãy
đánh mục tử,
đàn chiên sẽ tan tác” (Dcr
13:7). Các sự kiện trong
đêm hôm đó và ngày hôm sau thực sự ứng nghiệm mọi lời
Chúa Giêsu đã nói về
cuộc khổ nạn của Ngài. Mặc dù các môn đệ đã được cảnh báo trước, chuẩn bị trước, họ
vẫn không dám đối diện với sự thật, và thực tế tang thương của Đức
Kitô đã khiến họ quá bất ngờ.
Một
lần nữa, Phêrô lại
làm ngơ những gì Thầy Giêsu đã nói và chuyển sang chủ đề khác mà
ông đang nghĩ. Ông hoàn toàn trái ngược với Thầy Giêsu.
Chúa Giêsu nói: “Anh sẽ
vấp ngã, anh sẽ chối Thầy”. Nhưng Phêrô nói mạnh: “Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa thì con cũng nhất định là
không” (Mc 14:29). Ông rất
tự tin, hoàn toàn xác nhận rằng tất cả các
đồng môn vấp ngã, ngoại trừ ông – nghĩa là ông sẽ không bao giờ vấp ngã.
Lời
xác quyết của Phêrô
vô hiệu. Câu trả lời của Thầy Giêsu
quả quyết và xác
định. Lời nói trước rất rõ ràng và mạnh mẽ: “Thầy bảo thật
anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần” (Mc 14:30). Các sự kiện đêm hôm đó chứng tỏ lời nói
tiên tri của Chúa
Giêsu về Phêrô
và các môn đệ đều ứng
nghiệm.
ĐÊM ĐỊNH MỆNH
Trước
khi rời Phòng Tiệc
Ly, Chúa Giêsu và các môn đệ
đã hát Thánh Vịnh – gọi
là Hallel. Đây là một
phần trong nghi thức Lễ Vượt Qua. Sau đó mọi người đi tới Vườn
Dầu ở phía Đông. Có lẽ lúc đó trong khoảng 10 giờ tới 11 giờ đêm.
Trăng rằm dịp Lễ
Vượt Qua đã lên cao trên Núi Mô-áp ở phía Đông và tỏa ánh sáng nhạt trên thành phố tĩnh lặng. Nếu truyền thống
này đúng, nhóm lính tráng hẳn
là không phải đi xa
để tới dinh Cai-pha, nơi họ chuẩn bị bắt
Chúa Giêsu ngay đêm hôm đó.
Chúa Giêsu và các môn đệ rời thành phố để tới thung lũng và
ngang qua Fountain Gate. Khi ra ngoài thành phố, họ đi về phía Bắc trên con đường dọc theo con suối Cedron, suối
này khô cạn vào thời điểm đó.
Lúc này, nhìn suối Cedron sâu và
tối, phân cách thành phố ở phía Tây với Núi Ô-liu ở phía Đông. Họ đi dọc theo con đường ở
ở dưới khe núi tối tăm, nhưng bên
trên có ánh trăng chiếu
sáng trên thành phố ở
hai bên nên thấy ánh
sáng mở trên
các cây ô-liu ở triền núi.
Ngay đối diện Đền
Thờ, không xa chiếc
cầu hiện nay, hướng về phía
Đông và tới Vườn Dầu
trên sườn đồi.
Hành trình từ Phòng
Tiệc Ly phải đi qua vùng
địa thế khó
khăn và có thể phải mất
khoảng 30 phút.
LM RALPH GORMAN
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ
CatholicExchange.com)
Sáng Mùa Chay, 30-3-2019
† Niệm
khúc BÀI CA RỬA CHÂN: https://www.youtube.com/watch?v=lyitpT3crsQ
|