MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chúa Giêsu Hiển Dung - Hugues Cousin ----
Thứ Sáu, Ngày 15 tháng 3-2019
Chúa Giêsu hiển dung - Hugues Cousin

Cảnh này hiển nhiên là một trong những lời đáp chủ chốt cho câu hỏi khúc mắc của Hêrôđê. Liên hệ của nó với lời tuyên xưng của Phêrô không phải nhỏ: sau lời loan báo gây hoang mang về cuộc thụ nạn của Con Người (c,22), Phêrô và hai người bạn được củng cố khi mặc khải về vinh quang của Đấng Phục Sinh. Hơn nữa, cảnh này được gắn liền rõ rệt với cảnh trước (khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy (c.28) và thực hiện một phần những gì Chúa Giêsu vừa mới hứa (9,27). Cuối cùng nó khai mở một cách rõ rệt con đường hướng về Giêrusalem đối tượng cho phần tiếp theo của Tin Mừng Luca.

 

Thể văn khác biệt một cách sâu sắc với những gì chúng ta đã gặp cho tới bây giờ: chuyện phép rửa của Chúa Giêsu cũng là một dịp cho một cuộc hiển linh, một cuộc Thiên Chúa bày tỏ mình. Tuy nhiên ở đây, việc hiển linh cho ta nghe (cc.34-35), lại theo sau một loại hiển linh của Chúa Giêsu cho ta nhìn thấy (cc. 29-33). Như trong cuộc hiển linh ở phép rửa, chính căn tính của Chúa Giêsu là vấn đề được đặt ra từ đầu đến cuối.

 

Phần nhập đề (c.28) gồm hai nét cho thấy, nơi Luca, tính cách quan trọng của hoạt cảnh và sự gần gũi của Chúa Giêsu với Cha Ngài: núi và việc cầu nguyện (x. 6,12). Việc chọn Phêrô, Gioan và Giacôbê được giải thích bởi sự kiện họ đã từng là nhân chứng việc chiến thắng của Chúa Giêsu trên sự chết (8,31-35).

 

Chính trong khi cầu nguyện ban đêm mà dung mạo Ngài bỗng đổi khác (c.29) và ba môn đệ nhìn thấy vinh quang của Ngài (c. 32). Khác với Maccô, Luca không dùng từ “biến đổi” hình dạng những vẫn ở trên một bình diện; đó là một trong những cách diễn tả theo một vài phái của Do Thái giáo, niềm tin vào sự sống lại của những người công chính. Sau ngày phán xét “vẻ huy hoàng của những người công chính sẽ chói ngời khi được biến đổi: gương mặt họ sẽ biến đổi thành một vẻ đẹp sáng ngời để họ có thể chiếm hữu thế giới không hề chết… Họ sẽ giống như các thiên thần, họ sánh được với các tinh tú. Họ sẽ mang lấy tất cả mọi dáng vẻ tuỳ theo ý họ, từ cái đẹp đến vẻ huy hoàng, từ ánh sáng đến chói ngời vinh quang” (Khải huyền Syria của Baruch, 51 –cuối thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên ta). Mặc lấy vinh quang đó là tham dự ánh sáng huy hoàng của Thiên Chúa hằng sống, được nâng lên tới một phẩm giá tuyệt vời, còn y phục trắng tinh, chói loà, nó cũng nói lên rằng Chúa Giêsu đang đi vào lĩnh vực thiên giới. Bằng cách đó, Chúa Giêsu như đã mặc lấy, bằng việc tham dự trước và một cách tạm thời, vinh quang vượt qua mà Ngài sẽ thừa hưởng như Đấng Phục Sinh. Nhưng có lẽ Luca cũng nghĩ rằng vinh quang này đã ngự trị nơi Chúa Giêsu trước lễ Vượt Qua, và rằng, do hiệu quả của lời cầu nguyện, Ngài không thể ngăn cản nó chiếu toả ra từ thân xác Ngài.

 

Môsê và Êlia từ nay cũng thuộc về thế giới thiên quốc (cc.30-31). Hai nhân vật ngôn sứ này tượng trưng cho Luật và các ngôn sứ, hai cánh cửa chính của Thánh Kinh trong đó đã loan báo Chúa Kitô phải chịu khổ hình rồi mới vào trong vinh quang của Ngài (24,26-27). Các ông không bày tỏ với Chúa Giêsu về cuộc xuất hành sự việc thụ nạn và lên trời của Ngài –những điều mà Thầy vừa nói với các kẻ thuộc về Ngài (9,22). Các ông bày tỏ cho Ngài thấy rằng những điều đó phù hợp với chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Các ông cũng tiết lộ cho Chúa Giêsu và cho độc giả, nhưng không cho các môn đệ, vai trò trung tâm của Giêrusalem trong chương trình cứu độ ấy. Giấc ngủ mà ba môn đệ thoát ra được cách khó khăn muốn nói lên rằng họ thoáng nhận ra được cuộc mặc khải –Phêrô biết được lai lịch của các người nói chuyện- nhưng không đón nhận được hoàn toàn. Bài đọc Kinh Thánh về cuộc thụ nạn họ không hiểu nổi; họ còn phải đợi Chúa Giêsu mở trí cho họ hiểu Kinh Thánh (22,44-45). Họ chỉ thấy vinh quang, mà không hiểu rằng phải qua đau khổ mới có thể đạt tới được (x.24,26). Và việc Môsê và Êlia ra đi cho thấy cuộc thị kiến làm họ hứng khởi sắp kết thúc, người phát ngôn mới tìm cách kéo dài giây phút ưu đãi này bằng lời đề nghị dựng lên những cái lều, là đặc điểm của Lễ Lều (Lv 23,33-36). Với tính cách Mêsia của nó, lễ này là thời gian vui mừng, như một tham dự trước vào thời tận cùng của lịch sử. Khi Phêrô ước mong cuộc hiển linh này kéo dài, ông không biết mình đang nói gì; chắc chắn viễn ảnh cuộc thụ nạn chưa ở trong tầm nhìn của ông.

 

Đám mây chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa (x. Ds 9,15-22) –điều này giải thích sự hoảng sợ thánh xâm chiếm các môn đệ. Trái với lần hiển linh ở phép rửa, khi ấy tiếng nói của Thiên Chúa phán bảo với Chúa Giêsu (3,22), ở đây chính ba ông được mặc khải rằng Chúa Giêsu là Con tiền hữu của Thiên Chúa (x.1,35): “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn; hãy vâng nghe Lời Ngài”. Tiếng nói ấy quy chiếu về Israel, đầy tớ được Thiên Chúa tuyển chọn (Is 42,1), và đặc biệt là quy về vị ngôn sứ giống như Môsê (Đnl 18,15); để được thuộc về dân Chúa cứu độ, từ nay chính Chúa Giêsu mà họ phải nghe lời bởi vì Ngài nói với một uy thế lớn hơn Môsê và Êlia (x. trích dẫn Đnl trong Cv 3,22-23). Trình thuật không dạy rằng tước hiệu “Con” là tước hiệu duy nhất thích hợp với Chúa Giêsu, ngay lúc nói lên tước hiệu đó, Luca cũng làm nổi bật con người ngôn sứ của Chúa Giêsu. Cùng với tước hiệu đó, cũng trong Lc 9, còn có tước hiệu Kitô và Con Người đau khổ. Nói Chúa Giêsu là ai thực ra đòi hỏi người ta không được chỉ dừng lại ở một kiểu nói. Chỉ còn thấy một mình Chúa Giêsu. Ghi chú này nhắc ta dù có những câu 34-35 rằng chính Chúa Giêsu chứ không phải các môn đệ là nhân vật chính của trình thuật. Về vinh quang thần linh giải toả từ Chúa Giêsu, thì chưa phải lúc để ba nhân chứng phổ biến, phải đợi tới khi Chúa Thánh Thần đến và khi Giáo Hội đã được thành lập.


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đỉnh Núi Vinh Quang. (trích Trong ‘tin Mừng Chúa Nhật’) (3/16/2019)
Đau Khổ Và Vinh Quang. (3/16/2019)
Đau Khổ (3/16/2019)
Con Đường Của Mọi Thăng Hoa Biến Thái (trích Trong ‘lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest) (3/16/2019)
Chúa Hiển Dung – R. Veritas (trích Trong ‘mỗi Ngày Một Tin Vui’) (3/16/2019)
Tin/Bài cùng ngày
Giao Ước (3/15/2019)
Chúa Biến Hình - Mccarthy (3/15/2019)
Biến Hình (2) (3/15/2019)
Biến Hình - Đtgm. Ngô Quang Kiệt. (3/15/2019)
Dấu Lặng Xót Thương (chúa Nhật Iii Chay, Năm C) (3/15/2019)
Tin/Bài khác
Khám Tổng Quát (3/14/2019)
Hiệp Sống Tin Mừng -- Chúa Nhật 2 Mùa Chay C (3/14/2019)
Chúa Biến Hình, Xin Cho Con Được Ơn Biến Đổi -- Suy Niệm Chúa Nhật Ii Mùa Chay – C (3/14/2019)
Trong Sa Mạc - R. Gutzwiller (3/13/2019)
Tỉnh Thức Và Cầu Nguyện (suy Niệm Của Lm. Giuse Nguyễn Hữu An) (3/13/2019)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768