Suy
Niệm 2. GIAO ƯỚC
Có sự khác biệt lớn giữa Giao
Ước và hợp đồng. Giao Ước thì dựa
trên tình yêu thương và sự thân thiện, trái lại,
hợp đồng là một sự sắp xếp công
việc kinh doanh một cách chặt chẽ. Xã hội của chúng ta không còn có nhiều Giao
Ước nữa, nhưng hầu hết mọi việc
thường được xúc tiến bằng hợp
đồng. Hợp đồng bị vi
phạm, và mất đi sức mạnh ràng buộc của
nó, khi một trong hai bên đối tác không thực hiện
được phần việc của mình, theo như
đã thương lượng với nhau. Thiên
Chúa không ký kết hợp đồng với con
người; nhưng người đã thực hiện
một Giao Ước với chúng ta.
Thiên Chúa là Thiên Chúa của sức
mạnh. Nhưng
Người cũng là Thiên Chúa của tình yêu và lòng
thương xót. Trong cách cư xử với chúng ta,
Thiên Chúa chọn lựa đi theo con
đường của tình yêu, hơn là con đường
của sức mạnh. Thiên Chúa muốn
được chúng ta yêu mến, chứ không phải là
sợ hãi. Nếu bạn yêu mến
một người nào đó, bạn nhường chỗ
cho người đó, và tạo cho họ có quyền
được là chính bản thân họ. Nếu
bạn muốn có quyền lực trên người nào, thì
bạn cứ cố gắng kiểm soát người
đó, và buộc họ phải làm theo ý
thích của bạn, mặc dù họ muốn hoặc không
muốn. Nhưng bạn không thể
đồng thời vừa yêu thương vừa sử
dụng quyền lực, hai yếu tố này xung khắc
với nhau.
Để yêu và được yêu, Thiên
Chúa phải ban cho chúng ta phạm vi
để chọn lựa. Người không thể
giành lấy tất cả mọi quyền
lực, và không để lại chút gì cho chúng ta. Giao
Ước giữa Thiên Chúa và nhân loại phải có gì
nhiều hơn là chủ đề về một Thiên Chúa
toàn năng ban bố Lề Luật. Đây phải là
sự thoả thuận một cách tự do giữa hai bên
đối tác tự do.
Nếu chúng ta vâng phục Thiên Chúa,
bởi vì chúng ta e sợ Người, bởi vì quá bị
quyền lực của ngài áp đảo, đến
nỗi chúng ta không dám phản kháng, thì Người chỉ
có sự vâng phục của chúng ta, chứ không có
được tình yêu của chúng ta.
Bài đọc 1 nói về Giao Ước
long trọng mà Thiên Chúa đã thực hiện với Ápraham.
Sau câu chuyện cuộc sáng tạo, đây là giây phút chủ
yếu rong Cựu Ước. Có thể nói
rằng câu chuyện cứu độ của chúng ta
được bắt đầu ở đây. Thiên Chúa
không từ bỏ dân tộc đã bị sa
ngã của Người, nhưng thông qua Ápraham, Người
đã đi vào một tương quan đặc biệt
với họ. Mối tương quan này không
giống như mối tương quan tồn tại
giữa các bên đối tác trong kinh doanh, mà tương
tự như mối tương quan tồn tại giữa
vợ chồng. Có thể tóm tắt mối
tương quan này trong một công thức, đã
được nhắc đi nhắc lại nhiều
lần trong Cựu Ước: “Các ngươi sẽ là dân
của Ta, và Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi”.
Không phải Ápraham, mà là chính Thiên Chúa,
đã đi bước đầu trong mối tương
quan này. Thiên Chúa hứa
ban cho ông một dòng dõi đông đúc và nguyên vẹn.
Người cũng hứa rằng dòng dõi của ông sẽ
có một vùng đất riêng của họ, và nói rằng
thông qua ông, tất cả các dân tộc trên trái đất
sẽ được chúc phúc, bởi vì Đấng Mêsia
sẽ đến từ dòng dõi của ông.
Mặc dù con người đã vi phạm Giao Ước của Thiên Chúa,
nhưng Người vẫn không từ bỏ họ. Thay
vào đó, thông qua Con của Người, Đức Giêsu
Kitô, Người đã tự ràng buộc mình vào gia đình
nhân loại một cách gần gũi
hơn, bằng một sự ràng buộc không bao giờ có
thể bẻ gãy được.
Lời hứa của Thiên Chúa với Ápraham
đã được nên trọn nơi Đức Giêsu. Chính thông qua Người,
mà tất cả các dân tộc trên trái đất đều
được chúc phúc. Đức Giêsu
đã hàn gắn lại Giao Ước bằng chính máu
của Người. Thông qua Người, chúng ta
được gần gũi hơn bao
giờ hết với Thiên Chúa. Chúng ta không
chỉ là dân Thiên Chúa, mà còn là những con trai và con gái
của Người, chúng ta thuộc về gia đình
của Người.
Đức Giêsu là người
đứng đầu trong Dân Tộc mới của Thiên
Chúa. Vùng
đất mà Người đang đưa dẫn chúng ta
hướng tới không phải là vùng đất nào đó
ở trên trái đất, nhưng là vùng đất của
sự sống đời đời.
|