Sự lựa chọn của
Chúa Giêsu
(Suy niệm của
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)
Ba
Tin Mừng đều trình bày cơn cám dỗ như là trình
bày phép rửa. Sự liên hệ là thời gian vì cả hai
sự kiện gắn liền nhau "Bấy giờ Chúa
Giêsu được Thần Khí dẫn vào samạc' (Mt)
"và lập tức Thần Khí đẩy Ngài vào
samạc' (Mc) "Chúa Giêsu đầy Thánh Thần, từ
giã vùng sông Giođan" (Lc), Nhưng cùng một chủ
đề: tuyên xưng Chúa Giêsu như là con Thiên Chúa đã
nhận lấy thử thách. Cám dỗ ở chỗ bắt
Chúa Giêsu chọn lựa giữa những gì có thể.
Ba nhãn quan
về chính một sự kiện
Biết
rằng Thánh Thần dẫn Chúa Giêsu vào samạc và ở
đó 40 ngày chịu satan cám dỗ. Mc trình bày rất cô
đọng, còn Mt và Lc đã sử dụng một
truyền thống thuật dạy giáo lý sư phạm
hơn; lặp lại, phương cách Thánh Kinh, đưa
ra cảnh đối nghịch giữa tên cám dỗ và Chúa
Giêsu; điều đó thể hiện một giai
đoạn nhất định, sẵn sàng ghi lại trong
một trình thuật và một cốt truyện về
căn tính của Chúa Giêsu và nguồn gốc của Ngài
trong lịch sử Israel.
Trình
thuật trong ngữ cảnh của Luca
Trình
thuật này tự nó hầu như đã đầy
đủ: có ý nghĩa. Có một sự khởi đầu
('Chúa Giêsu được dẫn vào trong samạc và bị
ma quỷ cám dỗ"). Cuộc gặp gỡ mở ra làm
cho các nhân vật xuất hiện, tương ứng, vào
cuối trình thuật, chia rẽ ("ma quỷ lìa bỏ
Chúa Giêsu mà chờ dịp"). Nhưng trình thuật
của chúng ta là thành phần của một lịch sử
lâu dài: ghi chép trong một bản văn rộng lớn
hơn. Phép rửa (3,21-22), tiếp theo là gia phả (3,23-35)
dẫn vào hai khuân mặt tính của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa và
con người. Hai mặt tính này chắc chắn dẫn
đến sự cám dỗ. Tiếng từ trời tuyên
phán là Con Thiên Chúa, được ghi lại trong tiến
trình lịch sử nhân loại bởi gia phả, Chúa Giêsu
được dẫn vào samạc.
Đọc
lại trình chúng ta thấy rõ. Ma quỷ lìa bỏ Chúa Giêsu
để chờ dịp. Điều này muốn nói
rằng, cuộc chạm trán giữa Chúa Giêsu và tên cám
dỗ được nhắc đi nhắc lại.
Nhưng chắc chắn kết thúc. Chiến thắng
của Chúa Giêsu được thánh hiển bởi sự
nhận biết ("danh tiếng Người đồn
ra khắp vùng"), sẽ được hoàn tất khi
thời gian tới; có nghĩa là khổ nạn bất
chợt.
Một
vở kịch ba hồi
Trình
thuật diễn ra theo một trình tự rõ ràng.
Trước hết, các diễn viên kịch được
đưa vào. Bên này là Chúa Giêsu, bên kia là ma quỷ. Hai nhân
vật không cần được giới thiệu. Chúa
Giêsu được độc giả biết đến
khi tin vào Ngài gửi đến trong Tin Mừng. Ma quỷ là
thành phần của thế giới quen thuộc của
người Dothái ở thế kỷ đầu. Rất
thú vị, mô tả tên nó có nghĩa là một chương
trình. "Satan" tiếng Dothái ("quỷ" tiếng
Hylạp) chỉ tên đối phương. Đó là
một nhân vật mà bản tính là đối đầu. Nó
đối đầu với ai? Với Thiên Chúa
trước tiên và trước hết mọi sự Chúa
Giêsu đến để được Thiên Chúa tiên phán là
Con.
HỒI
THỨ NHẤT (V. 1-4)
Hồi
thứ nhất có khung cảnh là samạc. Sự
định vị này không rõ nét. Đối với con
người trong Thánh Kinh, samạc tự nhiên gợi lên
thời Xuất hành và đối diện thường
xuyên, đau khổ giữa Thiên Chúa và dân Ngài. 40 ngày nhắc
lại 40 năm trong samạc và 40 ngày Môsê ở trên núi. Chúa
Giêsu ăn chay 40 ngày. Ở trong tình trạng cần
thiết và mỏng giòn. Ma quỷ đặt ra cho Chúa Giêsu
khi đưa ra sự thiếu điều cần thiết
này: "Hãy truyền cho hòn đá này biến thành bánh".
Như là một gợi ý quy kết một cái nhìn chính xác
của Con Thiên Chúa. Thực vậy, đối với ma
quỷ, tương đương với là Con Thiên Chúa.
Đứng
vào cương vị quyền lực: "hãy truyền cho
hòn đá này...". Tránh trật tự bình thường
của bản tính muốn rằng những hòn đá
chỉ là những hòn đá và bánh chỉ là bánh. Sự
từ chối của Chúa Giêsu mạc khải cách là con
của Ngài. Ngài đối đầu hai lần với ma
quỷ.
-
Ra
lệnh: ngươi phải vâng lời: "có lời
chép". Nó ẩn chứa sau một lối văn từ
Sách Thánh để làm sáng tỏ thái độ.
-
Được
mời gọi trở lại cách đặc biệt,
đồng nhất với con người "người
ta sống không nguyên bởi bánh". Đó là cả một
chương trình. Đối với Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa,
như lời Kinh Thánh, trở nên người vâng lời của
Lời. Đó cũng chấp nhận làm cho cái đói
dừng lại để chứng nhận một cái
đói khác, để làm cho samạc chỉ còn là nơi mong
muốn.
HỒI
THỨ 2. (V 5-8).
Sự
chuyển biến đột ngột ở đây. Từ
cao xuống(trả lại) sự thống trị. Cái nhìn
(ma quỉ) nó chỉ cho Đức Giêsu tất cả các
nước là một cách chiếm hữu lập tức
(trong chốc lát), và trong tổng thể( tôi sẽ cho ông
tất cả quyền lực này). Là con theo ma quỉ đó
là thử thách, một sự thống trị tuyệt
đối trên các nước thế gian. Để
thấy rõ mối liên quan cần phải đọc lại
2 sự cám dỗ.
Nếu ông là con Thiên
Chúa (5,3)
Nếu ông thờ
lạy tôi (5,7).
Ở
đây, ma quỉ tự vạch trần. Con Thiên Chúa mà nó
thách thức được mời gọi tôn thờ nó, có
nghĩa là bắt phải theo một thần biến hoá và
thờ tân lượng có bộ mặt các nước
thế gian. Đối diện với lời đề
nghị này, Chúa Giêsu xắp đặt lại cái nào vào
vị trí cái ấy. Đối với Satan, sự biến
hoá của Thiên Chúa, nó nhắc lại rằng chỉ có
một Chúa. Hơn nữa, trong khi nép mình một lần
nữa vào sau Lời, Ngài đặt chính ma quỉ và vị
trí của nó: "ngươi phải thờ lạy Thiên
Chúa ". Nó dẫn Ngài lên cao để thử thách
nước Người vềụ thực tại
quyền lực Chúa Giêsu đặt ra sự khoảng cách
căn bản giữa quyền lực thế gian và
nước Thiên Chúa.
HỒI
THỨ 3 (V 9-12).
Cuối
cùng ma quỉ mang Chúa Giêsu lên nóc Đền thờ Giêrusalem.
Sau cuộc cám dỗ lần thứ nhất và kinh tế,
tiếp theo lần thứ hai về chính trị, và đây
cám dỗ về tôn giáo. Như trước, Chúa Giêsu bị
đặt dưới thực tại để chế
ngự tốt nhất. Ở đây, cám dỗ gieo mình
từ đền thờ xuống để chiếm
được ngay lập tức và với sự giúp
đỡ tuyệt vời, sự nhận biết của
dân Dothái.
Ở
đây ma quỉ còn biện minh rõ ràng về danh tính của
nó, nó là kẻ chống đối Thiên Chúa. Nếu chúng ta
đọc bản văn này, chúng ta có thể thấy
lời đề nghị này rất (thô thiển). Trong
thực tế, cám dỗ luôn là tế nhị vì rằng cám
dỗ biết thể hiện sự thật bên ngoài. Ma
quỷ đặt Chúa Giêsu vào một vị trí ngược
lại với Ngài: mục tiêu tối hậu của nó là
chỉ cho thấy rõ Đền thờ Giêrusalem để
biết rõ hơn.
Khi
đó, phải đặt sự cám dỗ vào đâu và
tại sao Chúa Giêsu lại đẩy lùi cơn cám dỗ?
Nếu Chúa Giêsu chịu thua tên cám dỗ, thì Ngài trở
về với những niềm mong đợi của dân
chúng, đi tìm một Messia huy hoàng và hiệu lực. Chúa
Giêsu đã từ chối ít nhất hai kiểu trên.
Trước hết chính vì Ngài mà Ngài phải chờ
đợi thời gian thuận tiện, tiếp theo là con
đường mà Ngài chọn bao hàm sự chôn vùi trong con
người, sự kiên trì và sau cùng có nguy cơ thất
bại. Thái độ của Chúa Giêsu thật rõ ràng:
được mời gọi xác định căn tính tiên
tri của mình. Ngài khẳng định cách từ chối
của mình thật tuyệt vời lạ thường.
Phần kết:
Cuộc
gặp gỡ của Chúa Giêsu và tên cám dỗ kết thúc
bằng sự chiến thắng của Chúa Giêsu: "ma
quỷ lìa bỏ Ngài mà chờ dịp". Để chúng
ta hiểu rõ rằng cuộc đối đầu này báo
trước dịp cám dỗ khác. Lc đưa cho chúng ta ít
nhất là hai dấu hiệu. Trước hết Lc
đảo ngược trật tự của những
cơn cám dỗ khi đặt thử thách ở nóc
Đền thơ vào cuối. Đó là một cách nhấn
mạnh rằng giai đoạn cuối cùng của cuộc
đối đầu sẽ diễn ra trong thành thánh.
Tiếp theo khi thời khổ nạn đến, Lc
viết: "Satan nhập vào Giuđa Iscariot" (Lc 22,3):
đó là dấu hiệu "chờ dịp" hoàn thành.
Sử
tính của cuộc cám dỗ
Hình
như hiển nhiên rằng trình thuật này không phải
được hiểu theo nghĩa đen. Bản văn
Tin Mừng là một bố cục được soạn
thảo rất công phu, trong bố cục đó từ Giáo
Hội sơ khai rồi đến các sách Tin Mừng đã
tổng hợp cái mà họ biết về căn tính
của Chúa Giêsu, trải qua những cơn cám dỗ mà Ngài
đã đẩy lui. Nhưng điều đó không muốn
nói rằng đó là một cuộc sáng tạo từ hư
không. Người ta có thể hình dung hai giả thuyết
để phân tích tính lịch sử của cuộc cám
dỗ. Cuộc cám dỗ thứ nhất cho rằng các tác
giả Tin Mừng đã làm một cuộc sáng tạo
văn học và thần học từ những cuộc cám
dỗ rất thực tế mà Chúa Giêsu đã gặp
phải trong đời sống công khai. Những
người Dothái dùng ngôn ngữ của sự cám dỗ khi
họ mời Chúa Giêsu xuống khỏi thập giá:
"Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy xuống khỏi thập
giá và tự cứu mình đi" (Mt 27,40). Thánh Phêrô bị
quở trách cũng chính những thuật ngữ mà tên cám
dỗ: "Satan, hãy lui ra, ngươi làm cho Thầy vấp
phạm" (Mt 16,23). Sau cùng, toàn bộ Tin Mừng, Chúa Giêsu
tố cáo sự tìm kiếm tham lam về dấu
chỉụ kỳ dị ở một số người
Dothái.
Nhưng
lời giải thích này có thể rất phù hợp với
một giả thuyết khác ở khởi đầu
đời sống công khai của Chúa Giêsu, một thời
gian ẩn dật hay lựa chọn sẽ được
đặt ra cho Chúa Giêsu. Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa
đánh dấu một bước ngoặt trong đời
mình, Chúa Giêsu phải lựa chọn. Những con
đường dễ dãi mở ra trước Ngài: nó
dẫn Ngài đến một niềm mong đợi
Đấng Thiên Sai huy hoàng, thu hút đám đông bằng
những phép lạ và dấu chỉ. Kết thúc một
thử thách làm cho trong sạch. Chúa Giêsu ấn định
một con đường khó khăn, hưu quạnh
bởi vì ngược dòng với những khao khát của
quần chúng. Chúa Giêsu đã biết, từ đầu cho
tới khi kết thúc có sự vứt bỏ và sự
chết.
Mở ra
chiều kích Kitô học
Điểm
mạnh của các trình thuật Tin Mừng là các trình
thuật có sức mạnh chuyển tiếp các
tường thuật về những sự thật sâu xa
của Chúa Giêsu. Toàn bộ các nghĩa mở rộng xoay
quanh trình thuật cám dỗ trở về thời xuất
hành. Thời ấy dân Israel, con Thiên Chúa, thất bại, Chúa Giêsu
thành công. Ở đây Ngài xuất hiện như:
- Con người
("người ta sống không nguyên bởi bánh") Ngài
từ chối là Con Thiên Chúa trong khi ẩn đi tính nhân
loại, trong khi trốn chạy những gò bó tự nhiên,
không chấp nhận sự lâu la chậm trễ, trong
một hạn từ thời gian cấu tạo bên trong
đó tỏ rõ tự nhiên gian truân của con người
nhân loại.
- Người tin gặp gỡ
Thiên Chúa của họ được mạc khải trong
Sách Thánh Thiên Chúa mở ra cho họ con đường.
- Người con trời
gọi đến Thiên Chúa của mình để thoả mãn
những nhu cầu của con người (của cả,i
kinh tế, quyèân lực chính trị).
- Người con gặp Cha mình
trong khi nghe Lời ở đó con người tìm thấy
lương thực nuôi mình. Là con, đối với Chúa
Giêsu đó là hoàn toàn đi vào trong những chỉ thị
của giao ước mạo hiểm của sự
nhập thể đến tận cùng.
|