Hành trình cuộc đời – Lm
Phêrô Bùi Quang Tuấn
Khởi đầu sứ vụ rao
giảng công khai, Chúa Giêsu được Thánh Thần
đưa vào hoang địa để ở lại nơi
đó bốn mươi ngày. Thế ra, để một hoạt
động mang lại hiệu quả, hoạt động
đó phải được xây dựng trên nền
tảng tĩnh lặng. Chính trong tĩnh lặng mà con
người có thể xác định đường đi
nước bước và tiến tới việc chọn
lựa chính xác mục tiêu.
Trước
đây, mỗi lần đọc bài Phúc âm “Chúa Giêsu vào hoang
địa chịu ma quỉ cám dỗ”, tôi đều
nghĩ đến nỗi cảm thông sâu xa mà Đức
Giêsu đã chia sẻ với nhân loại trong thân phận con
người. Đời là một cuộc
chiến đấu và chọn lựa. Trong
kiếp người, Đức Giêsu cũng không ra khỏi
thông lệ đó. Chắc hẳn Ngài không chỉ
đơn thuần hiểu thấu nỗi đau khổ
nơi thân xác lẫn tinh thần của kiếp nhân sinh,
nhưng Ngài còn cảm được những khó khăn,
yếu đuối, và gian nan trước
bao cuộc chiến của con người với ma
quỉ, xác thịt, và thế gian.
Đức Giêsu cũng trải qua
cuộc chiến như ai.
Ngài cũng chịu thử thách giống
Ađam ngày xưa trong vườn Địa đàng. Ngài cũng đón nhịu cám dỗ như Dân Do
thái trong hoang địa. Nhưng Ađam thì sa ngã, chạy theo những lôi cuốn của
giác quan và quyền lực. Dân Do thái thì bất
trung, dám thử thách và chống lại Thiên Chúa khi tôn
thờ “cái bụng” và thần ngoại.
Riêng
Đức Giêsu, Ngài đã chiến thắng và mang lại
cho con người một niềm hy vọng tươi sáng
và hướng đi huy hoàng: Chọn lựa và tin
tưởng Thiên Chúa, con người sẽ chiến
thắng Satan. Để có thể làm nên
cuộc chọn lựa chính xác và tin tưởng vững
vàng những gì mình lựa chọn, tôi cần có sự
tĩnh lặng tâm hồn. Nếu đời là
một cuộc chiến và chọn lựa liên lỉ, tôi
phải không ngừng tìm vào “hoang địa”, để
nơi đó luôn xác định cho lối đi, đích
tới và phương tiện tiến bước của
đời mình.
Lần
này, khi đọc lại bài Phúc âm “Chúa Giêsu chịu cám
dỗ” qua lăng kính “đi vào tĩnh lặng để
xác định một sự chọn lựa”, tôi đón
nhận được từ Lời Chúa một nguồn
sinh lực mới, làm phong phú cho hành trang đức tin, trên
con đường hy vọng.
Chúa
Giêsu đi vào hoang địa, nơi đó trong thinh lặng
và nguyện cầu, Ngài xác định con đường
mình sẽ đi: “con đường cứu độ nhân
loại”. Đích tới của việc cứu độ
đó không phải là mang lại cơm bánh cho con
người. Đối với Đức Giêsu, cứu
độ hay giải phóng không phải là việc cung
cấp cho con người phúc lợi vật chất:
“Người ta sống không chỉ nhờ bánh” (Lc 4:4).
Đây chính là lầm lẫn của thần học gia
Leonard Boff, khi quá chú tâm đến việc giải phóng con
người khỏi cái nghèo thân xác mà quên mất nỗi
tiều tuỵ bần cùng của tâm linh, một sự
bần cùng mà chỉ có Chân Lý Yêu Thương mới
giải phóng được mà thôi. “Chân Lý sẽ giải
phóng con người.”
Nhưng chân lý đó ở đâu nếu
không phải là từ Lời Chúa. Thế nên yếu tố mà Đức
Giêsu chọn lựa để cứu độ con
người chính là Lời: “Người ta sống không
chỉ nhờ bánh, nhưng là nhờ vào mọi lời
xuất từ miệng Thiên Chúa” (Mt 4:4). Mà
Đức Giêsu chính là Lời của Thiên Chúa. Như
thế, Ngài tự khẳng định: không ai khác, không
một điều gì khác, ngoại trừ Ngài, chính là con
đường cứu thoát duy nhất cho nhân loại.
Sau
khi đã nhìn ra con đường giải thoát chân chính và
duy nhất, Đức Giêsu đã làm thêm một cuộc
chọn lựa khác: chọn lựa phương tiện. Đối với Ngài, phương tiện
cứu độ không phải là phép lạ. Nhảy từ trên đỉnh cao của
đền thờ xuống mà không hề hấn gì thì
quả là một phép lạ cả thể đấy
chứ. Không chừng nhờ phép lạ như vậy
mà nhiều người sẽ phục sát đất và tin
nhận mình là Đấng Thiên Sai. Nhưng Chúa
Giêsu không chọn phép lạ.
Ngày hôm nay, khoa học kỹ thuật
tiến bộ đến nỗi đã phát minh không biết
cơ man nào là “phép lạ”.
Ví dụ, trước đây, khi một noãn cầu của
người phụ nữ được thụ tinh,
nhiều lắm là mười tháng sau, một đứa bé
sẽ chào đời. Nhưng hiện nay,
kỹ thuật khoa học có thể làm phép lạ giữ
trứng thụ tinh đến 6, 7 năm sau mới cho
mầm sống tiếp tục phát triển và chào
đời. Bằng phép lạ cloning (sao
người), khoa học có thể làm ra một thân xác không
đầu để lấy các cơ phận, mà cung
cấp cho những ai cần đến.
Trong hoang địa, Chúa Giêsu đã xác
định phép lạ không phải là phương thế
tuyệt hảo để cứu độ con
người. Ngài thấy trước rằng khi thiếu
niềm tin, khi mất chân lý, thì phép lạ hay bất cứ
một sự thần thông biến hoá nào cũng không mang
ơn cứu độ. Trái lại,
chỉ gây ra tình trạng huỷ diệt nhân phẩm và làm
tàn lụi sự sống con người.
Thế nên, phương thế cứu
độ không phải là phép lạ, nhưng là niềm tin. Một niềm tin
vững vàng vào Thiên Chúa chính là phương thế mang ơn
cứu độ. Biết bao lần Chúa Giêsu chữa
lành què quặt, đui mù, đau yếu, phung
hủi… và Ngài chẳng bao giờ tuyên bố: “Phép lạ
của Ta đã cứu chữa con” nhưng luôn là: “Lòng tin
của con đã cứu chữa con.” Như
thế niềm tin vào Chúa Giêsu chính là phương thế
cứu độ bảo đảm nhất.
Đã
có con đường và phương tiện di chuyển,
nhưng đâu là cùng đích cho cuộc hành trình? Xin thưa:
“Thiên Chúa”. Đức Giêsu chỉ rõ: “Ngươi phải
bái lạy Thiên Chúa, và chỉ thờ phượng một
mình Người” (Lc 4:8). Trong thinh lặng và
cầu nguyện của mùa Chay Thánh, người tín hữu
được mời gọi nhìn lại hành trình cuộc
đời. Thử hỏi, nẻo đường tôi
đi có được soi sáng bởi Chân lý Tin mừng, hay
chỉ là gian dối lọc lừa? Niềm tin trong tôi
đang dẫm chân tại chỗ hay vững vàng tiến
bước? Đích cùng của đời tôi
chính là Thiên Chúa Tình Yêu, hay miếng cơm, xác thịt,
đồng tiền, uy quyền, danh dự.
-
Có
quyết tâm đi vào sa mạc lòng mình, với những hy
sinh, cầu nguyện, bố thí, giúp đỡ đồng
loại,
-
Có
chân thành nhìn lại và trả lời với chính mình về
con đường, phương tiện, và đích tới
trong đời,
-
Có
chọn lựa, tin tưởng, và phó thác hoàn toàn nơi
Thiên Chúa,
Tôi mới mong có được một
mùa Chay ý nghĩa và tràn đầy sức sống nội
tâm, hứa hẹn một ngày Phục sinh vinh quang.
|