CHÚA NHẬT VIII THƯƠNG NIÊN Suy niệm của
Lm Trọng Hương
A. Hạt giống...
Trong đoạn Tin Mừng này, Đức Giêsu
dạy cho môn đệ mình 3 điều:
- Dụ ngôn người hướng dẫn
mù và cái xà trong mắt: Nếu người môn đệ Chúa
mà mù quáng thì sẽ dẫn người khác đi vào sai lầm.
Bởi thế, trước khi sửa lỗi
người khác, mỗi người hãy tự sửa lỗi
của mình.
- Dụ ngôn Cây và Trái (cc 43-44): Chỉ có thể
tránh nguy hiểm giả hình nếu như hành động bề
ngoài của ta hợp với bên trong của ta. Đối với biệt phái và luật sĩ, một
hành động được coi là tốt khi nó phù hợp
với Luật. Chúa Giêsu sâu sắc hơn: một hành động
là tốt, khi nó hợp với một tâm hồn tốt, một
tâm hồn tốt sẽ sinh ra những hành động tốt.
- Dụ ngôn kho tàng trong lòng (c 45): Chúa Giêsu so sánh
cõi lòng con người như một kho tàng. Nó
là nơi xuất phát những lời nói và việc làm hoặc
tốt hoặc xấu. Từ kho tàng tốt
thì sẽ phát ra những lời nói việc làm tốt.
Bởi thế người môn đệ phải
liệu làm sao cho kho tàng lòng mình chứa đầy những
điều tốt. Những điều
tốt phải chứa trong kho tàng lòng mình là gì? Đó là những giáo huấn của Chúa Giêsu.
B.... nẩy mầm.
1. Thấy lỗi người khác mà không thấy
lỗi của mình; phê phán người khác mà không tự phê phán
mình. Đó là thứ mù quáng và giả hình mà Chúa
Giêsu nhiều lần cảnh cáo bởi vì ai cũng dễ mắc
phải. Những người ưu tú nhất thời
Chúa Giêsu là biệt phái và luật sĩ đã mắc phải
một cách nặng nề đến vô phương cứu
chữa…. Huống chi tôi. Chắc
chắn tôi đang bị hai thứ bệnh mù quáng và giả
hình này. Chỉ cần xét mình một chút
là tôi sẽ nhận ra ngay.
2. Tôi xét đoán anh chị em tôi hầu như
suốt ngày, còn thời gian dành để tự xét đoán
mình chỉ chừng 10 phút, mà nhiều khi tôi cũng để
nó trôi qua một cách trống rỗng.
3. Một chiếc đồng hồ chạy
sai có thể do rất nhiều nguyên nhân bên trong bộ máy. Muốn xét đoán đúng, thì chẳng những xem
hiện tượng bên ngoài mà còn phải hiểu rất rõ
những nguyên nhân bên trong. Bởi vậy,
có thể nói, kẻ "có gan cùng mình" mới dám xét đoán.
Thiên Chúa thấu hiểu mọi ngọn nguồn nhưng cũng
không muốn xét đoán: trong chuyện người phụ nữ
bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình,
Chúa Giêsu đã nói "Tôi không kết án chị đâu";
trong dụ ngôn lúa và cỏ lùng, Ngài nói Ngài vẫn chờ
đến phút cuối cùng mới đưa ra lời xét đoán
của Ngài.
4. Tôi dễ đưa ra những lời xét đoán,
nhưng tôi có nghĩ tới hậu quả của việc
tôi làm không? Một quan tòa kết án sai thì
sẽ khiến nạn nhân chịu khổ oan trong một thời
gian lâu dài. Khi xét đoán, tôi cũng là quan tòa,
sao tôi không nghĩ tới nỗi oan của người khác
nếu tôi sai?
5. "Sao anh thấy cái rác trong con mắt của
người anh em mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại
không để ý tới?" (Lc 6,41)
Truyện kể về một viên tướng,
sau khi xông pha trận địa và lập
được nhiều chiến công, được nhà vua
mở yến tiệc khoản đãi. Trong bữa
tiệc, viên tướng vì quá vui đã xúc phạm đến
một trong các cung phi. Thế là mọi
người đua nhau lên án. Lúc đó, mọi
công trạng của ông hầu như biến mất. Trước mắt mọi người, ông chỉ
là một tội nhân.
Nói xấu anh em thật dễ lỗi
phạm biết bao. Những người
ở đó quên rằng chính họ lắm khi còn tệ hơn
thế nữa. Và chính bản thân tôi vẫn
còn đầy những thói hư tật xấu. Khi lên án, chỉ trích anh em, tôi làm như thể mình
vô tội. Thực ra đó chỉ là cái đà lớn
che đi con người của tôi mà thôi.
Lạy Cha, con xin đến với Cha như
những gì con là, chứ không "tô sơn điểm phấn"
(Hosanna)
6. Về dụ ngôn cây và trái: muốn có trái thì
phải chăm sóc cây, đó là một quy luật hết sức
căn bản mà ai cũng biết. Thế nhưng
tôi thường chỉ lo đến những thể hiện
bề ngoài chứ không lo bồi dưỡng chính tâm hồn
mình.
7. Về kho tàng trong lòng: tôi cũng thường
"kiểm kê tài sản" xem mình đang có bao nhiêu tiền,
bao nhiêu món đồ v.v. Hôm nay tôi hãy kiểm kê kho tàng trong lòng
xem hiện giờ có được những gì.
|