CHÚA NHẬT 8 THƯỜNG NIÊN NĂM C Lm Giuse
Đinh tất Quý
Kính thưa anh chị em.
Chúng ta đang học hỏi về lối sống
yêu thương của Chúa. Tuần trước chúng ta đã
nói với nhau về một trong những khía cạnh của
lối sống đó. Chúng ta đã nói về sự tha thứ.
Hôm nay qua lời dạy bằng dụ ngôn rất dễ hiểu,
Chúa cũng muốn nói với chúng ta về lối sống
này qua hai lời khuyên.
1. Lời khuyên thứ nhất: Yêu thương
là phải làm cho người khác trở nên tốt lành hơn.
Muốn thế chúng ta phải tự học để làm
cho mình trở nên tốt lành trước.
Lý do: "Mù mà lại dắt mù được
sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố? Học
trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ
bằng thầy mà thôi. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của
người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì
lại không để ý tới? Sao anh lại có thể nói với
người anh em: "Này anh, hãy để tôi lấy cái rác
trong con mắt anh ra", trong khi chính mình lại không thấy
cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức
giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước
đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác
trong con mắt người anh em!(Lc 6,40-42)
Có lẽ ít có lời hướng dẫn nào cụ
thể và thực tế hơn thế. Quy luật muôn đời
vẫn còn đó. Không ai có thể cho cái mình không có. Vậy
muốn làm cho những anh em của chúng ta trở nên tốt
thì chính mỗi người chúng ta phải tự huấn
luyện mình nên tốt. Có như thế chúng ta mới tránh được
điều mà Chúa Giêsu gọi là giả hình, một thói xấu
rất phổ biến của mọi thời đại xưa
cũng như nay.
Nam tướng J. Eotvos, một nhà tư tưởng
có tiếng của Hungari đã nói:
“Giá trị chân chính của con người không
phải bởi năng trí, mà chỉ là bởi sức mạnh
của chí khí. Những tài năng đối với người
thiếu nghị lực chỉ làm cho họ hèn yếu: cái
tư chất siêu việt của một người kém chí
khí lại là người khốn nạn đáng khinh nhất”.
Một mùa xuân, anh nông dân đứng bên cạnh
thửa ruộng, đưa mắt nhìn những luống cày
thân yêu đang phơi mình dưới ánh sáng và tự hỏi:
- Năm nay, hỡi mảnh ruộng của
ta, mi có đem lại cho ta cái gì chăng?
Những mảnh ruộng kia sẽ trả lời
bằng một câu hỏi khác:
- Nhưng thưa ông, trước hết ông hãy
cho tôi biết ông định cho tôi cái gì đã?
Đó, người bạn trẻ cũng dừng
bước trước cánh cửa nhiệm mầu của
đời sống:
- Hỡi đời sống, mi có dành cho ta cái
gì không? Cái gì sẽ chờ đợi ta từ năm này
sang năm khác?
Nhưng đời sống sẽ hỏi lại
chàng trẻ tuổi:
“Hỡi anh, điều đó còn tùy ở những
gì anh cho tôi, phần của anh sẽ được xứng
với công việc của anh. Anh sẽ hái quả của hạt
giống anh gieo.
Kinh nghiệm sẽ chỉ cho chúng ta biết
rằng con đường đưa đến chí khí không
phải dễ. Cần phải có một ý chí mạnh mẽ
mới chống nổi được với những tật
xấu nhỏ mọn, và không bao giờ sa ngã. Một ý chí không
ngừng, và cần phải được chú trọng luôn.
Bạn có tự hỏi với mình rằng: tôi
muốn! Tôi muốn!
- Và có phải bạn muốn đúng như thế
chăng?
- Tôi muốn kiềm chế ngũ quan và tình
cảm của tôi.
-Tôi muốn đặt cái lộn xộn của
tư tưởng tôi vào thứ tự.
-Tôi muốn suy nghĩ trước khi nói.
-Tôi muốn cân nhắc mọi điều trước
khi hành động.
-Tôi muốn lợi dụng ngay những kinh
nghiệm của việc đã làm, tôi muốn nghĩ đến
tương lại, vậy tôi muốn dùng ngay những quãng
thời giờ hiện tại một cách đúng mực.
-Tôi muốn làm việc tận tâm, chịu đau
khổ mà không phàn nàn, sống trong đạo hạnh, và sau
hết chết bình yên, trong hy vọng được hưởng
hạnh phúc đời đời.
Còn đời sống nào cao thượng hơn
nữa không?
Đúng thế, muốn làm cho những người
được mình yêu thương trở nên tốt lành thì
chính mình phải học để trở nên tốt lành trước.
Con đường làm cho mình được như thế không
phải dễ. Cần phải có một ý chí mạnh mẽ.
Làm được như thế là chúng ta trở thành một
con người cao thượng và sẽ thành tấm gương
sáng chói trước mặt mọi người.
2. Lời khuyên
thứ hai của Chúa: "Không có cây nào tốt mà lại
sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả
tốt. Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi
gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm,
làm gì hái được nho! Người tốt thì lấy
ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu
thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy,
miệng mới nói ra." (Lc 6,43-45)
Nội dung lời khuyên này cũng không quá khó hiểu.
Xem ra nó cũng chẳng khác với lời khuyên thư nhất
là bao.
Ở bụi gai, làm sao bẻ được
vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho!
Một em gái nhỏ vâng lời bà nội bảo
đi quét nhà. Quét xong, bé đến thưa bà là mình đã quét
sạch rồi. Bà nội hỏi lại : "Có thật quét
xong chưa? Để bà xem lại." Nói rồi bà cụ
đứng dậy xem khắp nhà. Xem một lượt, bà
nói với đứa cháu gái : "Nhà chưa sạch gì cả,
chỗ nào cũng đầy bụi. Con quét lại đi !"
Cô gái nhỏ vâng lời quét thêm một lần nữa, lần
này bé quét thật kỹ. Quét xong liền đến trình cho
bà nội. Cũng như lần trước, bà cụ xem
qua một lượt rồi nói : "Nhà cũng chưa được
sạch gì cả, chỗ nào cũng đầy bụi. Sao
quét dối vậy? Quét lại đi! Cô gái nghĩ rằng mình
còn nhỏ quét chưa sạch được, nên cố vâng
lời nội đi quét lần nữa. quét xong, nó cũng đến
trình cho nội. Lần này cũng như hai lần trước,
bà cụ xem xong lại nói là nhà chưa sạch. Cô gái lấy
làm lạ kỳ. Cuối cùng nó phát hiện ra là bà cụ mang
cặp kính dính đầy bụi. Thì ra, vì vậy mà bà cụ
nhìn đâu cũng thấy toàn là bụi cả.
Chỉ có cặp mắt trong sáng, tấm lòng
trong sạch mới có thể nhìn thấy sự thực.
Câu 43-44: Nhắc nhở rằng chúng ta chỉ
có thể nhận xét người khác qua việc làm của
họ:
Để phân biệt cây tốt xấu phải
căn cứ vào quả – công việc – chứ không phải
lá – lời nói " vì có nhiều người chỉ tìm thấy
lá khi đến gần. Nào là lá to, lá rậm, lá bóng … lá, chỉ
có lá, ngoài ra không có gì khác ! Nhiều người chạy đến
chúng ta nói hy vọng tìm được giải khát, họ
đang khát mong Thiên Chúa. Chúng ta đừng quên rằng chúng
ta đang có trong tay tất cả những điều ấy.
Chúng ta có đầy đủ giáo lý, với ơn Chúa, mặc
dầu chúng ta không xứng đáng" (Escriva, Amis de Dieu, 51)
Có người đã nói với một giáo sư
rằng : "Tôi không thể nghe lời ông nói vì đã
được thấy con người của ông rồi.
"Giảng và dạy, cả hai đều là sự thật
qua nhân cách. Lời hay không bao giờ thay thế được
việc tốt".
Một nhà chế tạo làm được một
con ong, cũng vỗ cánh bay được, cũng kêu vo vo,
người đứng xem không tài nào biết được
nó là ong giả cho tới khi có người hỏi rằng:
"Nó có làm ra mật không?" Chỉ một sự thí nghiệm
đơn sơ ấy cũng đủ phân biệt ong thật
với ong giả. Cứ xem quả thì biết cây. Khi có ai
khoe khoang về đời sống đạo của họ,
chỉ cần hỏi như thánh Phao-lô: "Thế thì anh
em được kết quả gì ?" (Rm 6,21) Con đường
duy nhất để chứng tỏ Ki-tô giáo là đạo
thật là chúng ta phải sống thế nào cho mọi người
thấy Ki-tô giáo sản sinh ra những người tốt
thật.
Chúa Giê-su nhắc nhở rằng xét cho cùng lời
nói ở môi miệng chúng ta chỉ là sản phẩm của
lòng chúng ta. Không ai có thể mở miệng nói về Thiên Chúa
nếu Thánh Thần không ở trong lòng người ấy. Không
có điều gì bộc lộ rõ tâm trạng của một
người cho bằng chính lời nói của họ, khi họ
không cầm giữ ý tứ khi nói năng, khi họ tự do
phát ngôn, nghĩ sao nói vậy.
Trả lời cho một thanh niên mong ước
được biết rõ về mình, một cụ già
đã trả lời như sau: Ngày nọ ở một chân
trời xa tắp, người ta thấy có hai bóng đen đang
ôm nhau.
Một em bé ngây thơ buột miệng nói: hai
bóng đen đó là ba má đang hôn nhau.
Một chàng thanh niên mơ mộng nói: đó là
đôi tình nhân đang quấn quýt bên nhau.
Một người cô đơn nhận xét: hẳn
họ phải là hai người bạn thân gặp nhau sau
nhiều năm tháng xa cách.
Một kẻ tham tiền lại nghĩ khác:
đó phải là hai thương gia vừa mới ký giao kèo
làm ăn.
Một người đàn bà có trái tim trìu mến
thì thào: đây là người cha mới từ trận chiến
trở về ôm hôn đứa con gái mình.
Một tên sát nhân đứng gần đó góp
ý: đây là hai người đàn ông đang vật lộn đáu
đá nhau trong cuộc giao chiến sống còn.
Người đàn ông khác không màng chi tới
việc chung quanh gắt: ai mà biết được họ
đang ôm hôn hay cắn xé.
Cuối cùng, có một vị thánh đầy
lòng yêu thương của Thiên Chúa giảng hòa: không gì đẹp
bằng cảnh hai con người ôm nhau.
Kể xong câu chuyện, cụ già kết luận:
mỗi một tư tưởng của bạn sẽ bộc
lộ bạn là ai. Bạn nên tự vấn lương tâm
xem bạn từng nghĩ về gì? Chính câu trả lời
cho một câu hỏi bất ngờ có thể cho thấy tư
tưởng của người đó thích tập chú vào đâu
và những sở ước của họ đặt ở
đâu. Lời nói của chúng ta phản ánh tâm địa của
chúng ta.Amen
|