SỰ THA THỨ CHO TẤT CẢ
Charles E. Miller
Hầu hết mọi người
đều biết câu chuyện chiến đấu của
Đavit, một thiếu niên đã chiến thắng Gôliat,
người khổng lồ. Bằng việc
đó Đavit đã cứu thoát dân Israel
khỏi một chiến tranh khủng khiếp với dân
Philistines. Chiến thắng trên đã làm
cho toàn dân yêu quý Đavit nhưng đã làm cho Saolô oán ghét.
Saolô tự nhủ rằng Đavit là kẻ thù
của mình và hắn đang cố gắng tranh đoạt
ngai vàng. Vua đã cố gắng nhưng không thành công
trong việc giết Đavit, trong bài đọc đầu
tiên của ngày hôm nay, Đavit có cơ hội giết vua nhưng
vì lòng kính trong đấng đã được Thiên Chúa xức
dầu, ông đã từ chối làm việc đó. Ông đã thật sự tha thứ cho vua, người
đã luôn luôn tìm cách giết ông.
Ngày hôm nay chúng ta có thể tìm thấy
đâu một gương mẫu giống như Đavit?
Chắc chắn không phải giữa những chính trị gia
đang mạt sát nhau bằng lời nói trên Tivi trong suốt
thời gian bầu cử. Chúng ta có một mẫu gương
tuyệt hảo trong con người của Đức Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II. Sau khi ngài đã được chữa lành
khỏi một cuộc tấn công mưu sát, ngài bị bắn
nơi quảng trường thánh Phêrô, một trong những
việc đầu tiên ngài làm đó là thăm viếng người
đã ám sát ngài trong tù và ban cho hắn sự tha thứ và giao
hòa.
Một người đàn ông
gian dối tố cáo Đức Hồng Y Bernardin, tổng
giám mục của Chicago, đã xâm phạm tình dục hắn ta khi còn trẻ.
Người đàn ông chẳng bao lâu đã rút
lại câu chuyện lố bịch của mình. Thật
dễ hiểu nếu Đức Hồng Y đã đưa
ra những lời phản bác mạnh mẽ chống lại
những lời gian dối kia. Nhưng đúng
hơn là Đức Hồng Y đã tìm đến để
ban sự tha thứ cho người đàn ông đó.
Đây là hai mẫu gương
kỳ diệu của sự tha thứ. Nhưng chúng
ta nhìn qua bên kia những mẫu gương
của cn tới con người của Đức Giêsu. Chúa Giêsu đã rao giảng sự nhân từ, sự
tha thứ và giao hòa như chúng ta đã nghe trong bài Phúc Âm ngày
hôm nay. Giáo huấn của Ngài thì rất
nhiều và đối nghịch với những gì chúng ta đã
nghe và thấy trong xã hội của chúng ta. Chúa Giêsu cũng thực hành những gì Ngài đã rao
giảng. Chúa Giêsu đã nhìn xuống những người
đóng đinh Ngài và cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho
chúng vì chúng không biết việc chúng làm”.
Chúng ta phải trở nên những người
đi theo giáo huấn và gương mẫu
của Chúa Giêsu. Chúng ta phải có lòng thương
xót, tha thứ và có lòng kính trọng. Chúng ta phải đi
con đường đó cách công khai riêng biệt. Thí dụ,
một số người Công Giáo không đồng ý với
Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục Mỹ khi họ chống
đối lại án tử hình. Đức
Giáo Hoàng và các Giám Mục thấy rõ việc hành hình một
con người sẽ làm giảm giá trị chúng ta xuống
một tình trạng dã man thay vì giáo huấn của Chúa Giêsu đã
nâng chúng ta lên. Đó là thời gian mà những
người Công Giáo đã bỏ đi những giá trị của
một xã hội có tính cách trả thù báo oán để trân trọng
nguyên tắc của Đức Kitô. Chúng
ta hãy để cho Thiên Chúa ra một hình phạt thích hợp
cho những tội nhân tử hình.
Chúng ta được kêu gọi đi theo giáo
huấn và gương mẫu của Chúa Giêsu trong những
gì đã ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, các bạn
không thể sống bao lâu có người nào đó làm tổn
thương bạn cách sâu xa hoặc nói những điều
xấu xa đằng sau lưng bạn hoặc thật sự
làm một điều gì đó hại bạn một cách nghiêm
trọng. Những điều tổn thương
này chúng ta không được nuôi dưỡng, giữ lại.
Chúng ta phải xóa bỏ chúng bằng cách hiến
tặng sự tha thứ và giao hòa cho bất cứ ai làm hại
mình.
Trong mỗi Thánh Lễ chúng ta nghe tiếng Đức
Kitô vang lên: “Này là chén Máu Ta sẽ đổ… Máu này sẽ
đổra cho các con và nhiều người được
tha tội”. Hãy lãnh nhận Đức Kitô trong phép Thánh Thể,
hãy dự phần vào Máu của Ngài đã đổ ra để
tha thứ, ban cho chúng ta sức mạnh mà chúng ta cần để
tha thứ và giao hòa với mọi người, không được
oán ghét hay rắp tâm báo thù. Chúng ta có thể và phải
trở nên giống như chính Chúa Kitô.
|