Đức tin
Phụng vụ lời
Chúa hôm nay mở đầu với đoạn sách ngôn
sứ Giêrêmia, công bố án phạt
những kẻ gắn chặt đời mình vào quyền
lực vật chất để rồi lòng dạ xa
rời Thiên Chúa. Song song đó là lời
cầu chúc cho những ai ký thác mọi ước vọng
của mình nơi Người. Đó là
dòng văn tiêu biểu của đạo lý ngôn sứ
thời Cựu ước vốn nêu bật ý niệm
về đức công chính của Thiên Chúa, Đấng
thật nghiêm minh, công thưởng, tội trừ.
Trong bối cảnh dân
tộc Israel thời các ngôn sứ là một nước nhỏ
yếu thế, non trẻ so với bao cường quốc
xung quanh, luôn là món mồi bị giành giựt, xâu xé về
mặt chính trị lẫn tôn giáo thì nguy cơ đánh
mất niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất do cha ông truyền
lại để ngả theo thói tục ngoại giáo không
ngừng là một ám ảnh. Lời kêu gọi của các
ngôn sứ do Thiên Chúa sai đến phải mang một âm
sắc mạnh mẽ quyết liệt nhằm khuyến
thiện và răn ác.
Mặt khác, do quan niệm
thực tiễn và thiên về vật chất đối
với thế giới bên kia, đời
sau, cách nào hơn kém là phần nối tiếp của cõi
dương gian này, nên thưởng phạt cũng thi hành
rất cụ thể, rất nhãn tiền. Người lành
được hưởng một cuộc đời sung
túc, trường tồn, trong khi kẻ ác phải
đoạ đày tiêu diệt. Phải nhất thiết
cầm cương nảy mực trên nhân loại, như
vậy thì Thiên Chúa mới làm sáng tỏ thánh đức và uy
quyền của Người.
Bài Tin
Mừng hôm nay thánh Luca muốn giới thiệu Đức Giêsu
như một ngôn sứ chính hệ nối tiếp dòng
đạo lý các ngôn sứ tiền bối cựu trào,
bởi đó nội dung giảng dạy của
Người tất yếu bao gồm chúc lành và khuyến
cáo. Một dị đồng đầy ngụ ý
với đoạn văn song hành thường gọi là
“Tám mối phúc thật” trong Tin Mừng thánh Matthêu, đó là
sự vắng mặt của những lời quở trách.
Một lần nữa,
nguy cơ do môi trường ngoại giáo
nơi tác giả Luca nhắm tới vẫn đe doạ
cộng đoàn Kitô hữu non trẻ mỏng manh. Tuy nhiên, đạo lý về đức công chính
của Thiên Chúa đã được thay thế bằng
đạo lý Thiên Chúa là tình thương trong sứ
điệp Tin Mừng của Đức Giêsu. Thánh
đức của Thiên Chúa từ nay sẽ rạng ngời
trước thế gian, không ở án phạt nghiêm khắc
mà chính là nơi lòng khoan dung tha thứ của Người,
biểu hiện rõ nét, kiểm nghiệm được qua
con người của Đức Giêsu, Đấng
được sai đến để cứu vớt,
để chữa lành và tha thứ.
Aùn xử nếu nói theo
ngôn ngữ của Tin Mừng thánh Gioan chính là do thái
độ bất tín, cố chấp của con người
từ chối sứ điệp tình thương Thiên Chúa.
Trong thư gửi giáo đoàn Côrintô cũng là giáo đoàn non
trẻ giữa một thế giới chịu ảnh
hưởng sâu đậm mạnh mẽ của triết
lý và phong hoá ngoại giáo, thiên về duy lý và duy vật, thánh
Phaolô kêu gọi Kitô hữu bám chặt vào cốt lõi
đức tin của mình nơi huyền nhiệm Đức
Kitô Phục sinh.
Hẳn nhiên, đây không
chỉ thuần là một tín điều lý thuyết
phải bảo vệ bằng luận cứ hàn lâm uyên bác,
song nhất là phải minh chứng nơi nếp sống
cụ thể của mỗi người, nơi từng mảng
đời của những người tuyên xưng Chúa
của mình đã Phục sinh, có nghĩa là huyền
nhiệm Phục sinh Đức Kitô cách nào đó cũng
cần tỏ hiện, tái diễn nơi sự Phục sinh
những giá trị tốt đẹp. Hình ảnh thuần
hậu nguyên bản buổi đầu sáng tạo, nơi
con người đã được thánh tẩy với cái
chết của Đức Kitô và đã được cùng
sống lại với Người trong đời sống
mới của Thánh Thần.
Thất bại không
thể tuyên xưng niềm tin Đức Kitô Phục sinh do
cuộc sống vẫn còn nô lệ cho tội lỗi và tà
thần là nỗi nhục nhã của Kitô hữu, vì tự
bêu rêu mình như kẻ lừa dối. Thất bại không
làm sáng tỏ được thánh đức của Thiên
Chúa nhân từ yêu thương do hành vi tâm
tưởng còn u ám, ác ý, hận thù là nỗi đau
đớn của Kitô hữu, vì tự trói cột mình vào
quyền lực tử thần. Thất bại không
sống trọn vẹn phẩm giá con cái ánh sáng, chân lý và
tự do, quá quỵ luỵ vào vật chất, danh lợi,
là gông ách nặng nề của Kitô hữu, vì tự thúc
thủ dưới bạo quyền của Satan. Thất bại trong nếp sống mới của
Tin Mừng, đó cũng là thất bại trong tư cách
thừa kế lời chúc phúc của Thiên Chúa. Vì thế, mỗi người tín hữu Kitô hãy giữ
vững niềm tin của mình vào Chúa Kitô, đó là
đức tin mà giờ đây chúng ta cùng nhau tuyên xưng qua
kinh tin kính.
|