Họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người
SUY NIỆM LỄ HIỂN LINH, LỄ CỦA ÁNH
SÁNG
(Mt 2, 1-12)
Trong chương
trình cứu độ củaThiên
Chúa, Con Thiên Chúa không những chỉ xuống thế làm người trên mặt đất này, mà còn để cho con người nhìn
thấy ; Người không
chỉ có
sinh ra, nhưng còn để
con người biết đến và thờ lạy. Đây
là sự thật nhãn
tiền được biểu
lộ trong ngày lễ
Hiển Linh, ngày Chúa tỏ mình ra cách rõ nhất mà hôm nay chúng ta mừng kính.
Hôm nay, các đạo sĩ từ phương Đông
đến tìm,
họ tìm
ai ? Tìm “sự lóe
rạng mặt trời
đức nghĩa” (Ml
3, 20) như Malaki đã loan báo, tìm Đấng mà chúng ta đọc thấy trong sách
Dacaria: “Này có một
người, hiệu là ‘Chồi lộc’” (Dc 6, 12). Ai tìm thì sẽ thấy. Họ mỏi công
đi tìm theo sự hướng
dẫn của ngôi sao lạ và họ đã thấy, họ đến thờ lạy Hài
Nhi mới sinh bởi Đức
Trinh Nữ Maria. Do lòng nhân hậu, Chúa tự tỏ mình ra cho người ta thấy như thánh
Phaolô viết : “Ðấng cứu thoát
ta đã hiển linh… không
phải do tự các
việc ta làm
trong đàng công chính, nhưng là chiếu theo lòng thương xót của Người” (Tt 3,4-5).
Xin hỏi các đạo sĩ : Các
ngài đang làm gì, hỡi
các đạo
sĩ, các ngài làm chi vậy? Các ngài thờ lạy một Trẻ Thơ
măng sữa, mới sinh nơi xóm nhỏ đơn nghèo ư?
Các ngài tin rằng, Trẻ
Thơ ấy là Thiên Chúa sao ? Nhưng “Thiên
Chúa ở trong thánh
điện của
Người, ngai của Người đặt ở trên
cao” (Tv 10,4). Còn các ngài, các ngài tìm Chúa nơi hang
bò lừa đang nằm trong vòng
tay mẹ ẵm sao ? Các
ngài làm chi vậy? Tại
sao các ngài lại
dâng vàng ? Trẻ Thơ này là vua ư ? Nhưng
đâu là cung điện
cũng như ngai vàng của nhà vua, và đâu là quần thần của nhà
vua ? Chuồng bò
là cung điện, máng
cỏ là
ngai vàng, Đức Maria và
thánh Giuse là quần thần
của vua sao ? Làm sao những người thông
thái không thờ lạy Hài
Nhi, họ đã bị điên dồ hết rồi sao, phải chăng họ
coi thường sự non nớt và cái nghèo của Trẻ Thơ ?
Để nên người thông thái, các đạo sĩ đã
trở nên
điên dồ; Thánh
Thần đã dạy bảo họ trước : “Vì
chưng một khi thế
gian, đứng trước sự khôn
ngoan của Thiên
Chúa, đã không lợi
dụng khoa khôn ngoan mà nhìn biết Thiên Chúa, thì Thiên
Chúa đã quyết ý
dùng sự điên
rồ của lời rao
giảng để cứu những kẻ tin” (1Cr 1, 21). Vì vậy, họ đã
quỳ gối xuống sụp
lạy Hài Nhi nghèo này, thờ kính như một vị vua, vị thần. Một ngôi
sao hướng dẫn
họ bên ngoài đã chiếu tỏa nơi họ ánh sáng huyền nhiệm của chính
vì sao.
Chúa
là Ánh Sáng
Lễ Hiển Linh là mầu nhiệm ánh sáng, ánh sáng
được diễn
tả qua biểu tượng ngôi sao hướng dẫn cuộc hành
trình của các
nhà đạo sĩ. Chúa
Kitô chính là Nguồn Sáng
thật, là “Mặt Trời mọc lên
từ trên
cao” (x. Lc 1,78) chiếu tỏa trần gian và lan ra theo những vòng tròn đồng tâm. Trước hết trên Ðức Maria và Thánh Giuse được chiếu sáng
bởi sự hiện diện
thần linh của Hài Nhi Giêsu, kế đến là các mục đồng tại Bêlem;
khi được thiên
sứ báo
tin, các ngài mau mắn chạy
đến hang đá và gặp thấy nơi đó “dấu chỉ” đã được báo trước cho họ: một con trẻ
được bọc trong khăn và đặt nằm trong máng
cỏ (x. Lc 2,12). Các
mục đồng, cùng
với Đức Maria và
Thánh Giuse, đại diện
cho “nhóm nhỏ
còn lại
của Dân Israel”,
những người nghèo,
những kẻ đã
được loan báo
Tin Mừng.
Ánh sáng của Chúa Kitô cuối cùng chiếu toả đến các
vị đạo sĩ, quả
đầu mùa từ
các dân ngoại :
“Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng… và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy
Người” (Mt 2,11). Trong
khí đó, “cả nhà vua cùng các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân” (Mt
2,3) còn nằm trong bóng
đêm, nơi mà tin tức
về Ðấng Thiên
Sai sinh ra, được
thông báo một
cách nghịch
lý cho họ
biết qua các vị
đạo sĩ, và khơi dậy không phải niềm vui mừng, nhưng sự
lo sợ và những
phản ứng thù nghịch (x. Mt 2,3). Ý định của Thiên
Chúa quả thật là
nhiệm mầu: “Sự sáng đã đến trong thế gian, mà
người ta đã
yêu mến tối
tăm hơn sự sáng, vì việc họ làm
là điều xấu” (Ga 3,19).
Nhưng thử hỏi ánh sáng đó là
gì đây? Nó chỉ là một biểu tượng gợi ý,
hay có một thực tại
thật được nói lên qua hình ảnh này? Thánh Gioan viết : “Thiên Chúa là sự sáng, tối tăm không
hề có nơi
Người” (1Ga 1,5). Và thêm : “Thiên Chúa là
Tình Yêu”. Hai lời
quả quyết trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng: Ánh sáng bừng lên trong đêm Giáng
Sinh là Tình Yêu Thiên Chúa, được mạc khải nơi chính Lòng Thương
Xót Nhập Thể.
Chúa Giêsu “là
Ánh sáng đã chiếu
soi lương dân và Vinh quang của Israel dân
Chúa” (Lc 2,32); Ðược Thiên Chúa linh ứng, cụ Simêon đã thốt lên như thế. Ánh sáng chiếu soi mọi dân
tộc, ánh
sáng của lễ Hiển Linh
phát xuất
từ vinh quang của Israel dân Chúa, vinh quang của Ðấng Thiên Sai, mà theo Kinh Thánh,
đã giáng sinh tại Bêlem,
“thành của Vua Ðavít”
(x. Lc 2, 10-11). Các đạo
sĩ thờ lạy một Hài Nhi đơn sơ
nằm trong đôi
tay Mẹ Maria, bởi vì
các ngài nhìn nhận nơi
Con Trẻ này nguồn
mạch của hai ánh sáng đã hướng dẫn các ngài: ánh sáng của ngôi sao và ánh sáng của Kinh Thánh. Các ngài nhìn nhận nơi Con Trẻ vị Vua của
người Giuđêa, vinh quang của dân Israel, và cũng là
Vua của tất cả mọi
dân nước.
Giáo hội là ánh sáng
Trong khung cảnh phụng vụ của lễ
Hiển Linh cũng được biểu lộ mầu
nhiệm Giáo Hội
và chiều
kích truyền
giáo của
Giáo Hội.
Giáo Hội
được mời gọi chiếu sáng
trong thế giới ánh
sáng của Chúa
Kitô, vừa phản chiếu
ánh sáng đó nơi chính mình, như mặt trăng phản chiếu ánh
sáng của mặt trời.
Trong giáo hội
đã được
hoàn tất
những lời tiên tri xưa nói cho thành thánh
Giêrusalem : “Hãy chỗi
dậy, hãy mặc lấy ánh sáng, bởi vì ánh sáng của ngươi ngự đến…
Các dân tộc
sẽ bước theo ánh sáng của ngươi, các
Vua Chúa sẽ đi theo
vinh quang của Nguồn Sáng ngươi”
(Is 60, 1-3). Người kitô hữu sẽ phải thực hiện
điều này: sau khi đã được Chúa huấn luyện sống theo các
Mối Phúc,
nhờ qua chứng tá của tình thương, phải lôi cuốn mọi nguời đến cùng
Thiên Chúa. “Như thế
phải chiếu toả ánh sáng của chúng con trước mọi người, ngõ hầu nhờ thấy những việc
tốt chúng con làm mà họ tôn vinh Cha chúng con trên
trời” (Mt 5,16).
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|