Con đường
nội tâm - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
Bài Tin Mừng mở đầu thật long trọng khi nêu tên
tất cả những vị lãnh đạo cao cấp thời
đó.
Từ Tibêriô, hoàng đế của đế quốc La mã, quyền uy phủ trên toàn thế giới thời ấy, đến Philatô, tổng trấn, đại diện cho hoàng đế cai trị nước
Do Thái. Từ Hêrôđê, dù là bù nhìn,
cai trị
miền Bắc, đến em ông cai trị
miền Nam. Từ Anna đến Caipha
cùng trong gia đình làm
thượng tế nắm giữ quyền đạo Do Thái. Tên tuổi những vị lãnh đạo
cao cấp đầy quyền uy nói lên
thực trạng của đất nước Do Thái thời đó: bị nô lệ.
Chính vì thế, hơn
bao giờ hết người Do Thái mong chờ
Đấng Cứu Thế đến giải thoát dân Người. Chúa đã đến, không phải bằng con đường
phô trương nhưng bằng con đường nội tâm. Thánh Gioan Baotixita hôm nay khi kêu
gọi mở đường cũng nhắm đến con đường nội tâm. Chỉ những ai
đi đường
nội tâm mới gặp được Chúa.
Qua lời rao giảng của Thánh Gioan Tiền
Hô, đường nội tâm có
những đặc điểm sau:
Đường nội tâm đi trong
cô tịch. Thật lạ lùng.
Một chương trình cứu thế lớn lao như
thế mà Chúa chẳng ngỏ lời với các vị
lãnh đạo cao cấp uy
quyền, nhưng lại ngỏ với Thánh Gioan Baotixita. Một chương trình lớn lao như
thế không khởi đầu từ thủ đô đất nuớc nhưng lại phát xuất từ vùng hoang địa
xa xôi. Thực ra
Chúa vẫn ngỏ lời với nhân loại. Nhưng tiếng Chúa
nói âm thầm,
sâu thẳm. Các vị lãnh đạo
cao cấp sống trong ồn ào của
đô thị phồn hoa, bị tiếng thét gào của
đam mê, dục vọng, quyền lực lấn át, nên
không nghe được tiếng Chúa. Thánh Gioan Baotixita nghe được tiếng Chúa nhờ đi vào con đường cô tịch. Sống ẩn thân nơi
hoang địa.
Chuyên chăm cầu nguyện trong tu viện. Bỏ ngoài tai
tất cả những tiếng ồn ao thế
tục. Chỉ khao khát lắng nghe Lời Chúa. Nên đã gặp được Chúa và được biết chương trình cứu độ của Chúa.
Đường nội tâm đi trong
đi trong khiêm nhường. Chúa là Đấng
vô cùng khiêm
nhường. Chỉ những
ai khiêm nhường mới gặp được Chúa. Các vị lãnh đạo uy quyền nói trên rất tự mãn. Tự mãn vì Tự
mãn vì quyền
uy bao trùm
khắp mặt đất. Tự mãn
vì dinh thự
đền đài nguy nga. Tự mãn vì
quần áo lụa sang trọng. Tự mãn yến tiệc
linh đình. Thánh Gioan Baotixita thật khiêm nhường. Khiêm nhường
trong đời sống âm thầm
nơi hoang địa. Khiêm nhường trong tu viện đơn
sơ. Khiêm nhường trong thực phẩm tự nhiên rất đạm bạc: chỉ ăn châu
chấu và mật ong rừng.
Khiêm nhường trong trang phục giản dị bằng da thú,
chỉ có mục đích che thân. Khiêm nhường xưng mình chỉ là tiếng kêu trong hoang
địa. Nhờ thế
đã gặp được Chúa, được Chúa tuyển chọn trở thành người mở đường cho Chúa.
Đường nội tâm đi trong
chiến đấu. Không phải chiến
đấu với người khác. Nhưng chiến đấu với chính mình. Cuộc chiến đấu được Thánh Gioan Tiền Hô dùng lời
tiên tri Isaia diễn tả trong việc sửa chữa con đường. Con đường
là tâm hồn.
Sửa chữa con đường vật chất tuy khó mà dễ.
Sửa chữa con đường tâm hồn khó biết
bao. Tâm hồn có những núi đồi kiêu ngạo tự mãn. Để sửa chữa
phải bát núi đồi xuống. Phải cắt đi
một phần tâm hồn không
phải dễ dàng. Tâm hồn có những khúc quanh co, để uốn nắn lại phải vạt bớt chỗ quanh co. Gọt dũa tâm hồn đau
đớn lắm.
Từ bỏ mình là
một cuộc chiến khốc liệt. Thắng được mình
khó hơn thắng vạn quân.
Đời sống ta quá lo lắng bon chen nên
thiếu chiều sâu nội tâm.
Hôm nay ta hãy nghe lời
Thánh Gioan Tiền Hô dạy,
biết ăn năn sám
hối trở về với Chúa. Biết rửa sạch
tội lỗi.
Biết
đổi mới tâm hồn bằng
cuộc sống đi vào nội
tâm. Tìm những
giờ phút thanh vắng cô tịch để
lắng nghe tiếng Chúa. Sống đơn sơ khiêm
nhường để
nên giống Chúa. Muốn được như
thế ta phải chiến đấu để từ bỏ ý riêng. Chúa đã đến
ở đầu đường.
Ta chưa nhìn thấy chỉ vì con đường tâm hồn còn
lồi lõm quanh co. khi nào
ta cắt bỏ được hết những lồi lõm quanh
co trong tâm hồn, ta sẽ
được thấy
Chúa.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Đường nội tâm có những
đặc điểm
nào? Cô tịch,
khiêm nhường và chiến đấu, đặc điểm nào cần thiết nhất cho đời sống bạn hiện nay?
2. Thánh Gioan Tiền
Hô có sống
những lời Ngài rao giảng
không?
3. Con đường
nội tâm của bạn còn phải sửa chữa ở những đoạn nào? Có dễ
không? Tại sao?
|