.http://www.tinvuichualanh.net/
http://danchuausa.net/giao-hoi-viet-nam/ong-cha-ben-luong/
mactramcung@gmail.com
ÔNG CHA BÊN LƯƠNG
Măc
Trầm cung
Linh mục người là ai?:
Là hiện thân của Đức Kitô, làm đầu của
Nhiệm Thể Người là Hội Thánh, kéo dài sự
nghiệp Chúa Giêsu ở trần gian để điều
hành Dân Chúa, thánh hóa và rao giảng Tin mừng. Như lời Thánh
Alphongsô nói rằng: “Linh mục là người
được Thiên Chúa tuyển chọn để quản
lý tất cả những điều Chúa quan tâm và có ích trên
mặt đất”.
Cảm tạ hồng ân
Thiên Chúa và Giáo Hội, đã quan tâm đến các Linh
Mục như những người con ưu tú, là một
thành phần không thể thiếu trong Giáo Hội,
đặc biệt năm nay toàn thể Giáo Hội sẽ
cử hành Năm Linh Mục để trong thời gian này
qua các buổi suy niệm đạo đức, hay bằng
các việc lành thánh, những sáng kiến thích hợp khác,
các linh mục càng ngày càng được kiên vững trong
việc trung thành với Chúa Kitô, cùng nhau cầu nguyện,
thánh hoá linh mục và hỗ trợ cho các Ngài nhiều công
việc mục vụ vất vả và đa dạng trong
thời hiện đại, cũng nhờ dịp này chúng
ta có thể nhìn lại những dấu ấn các linh
mục đã để lại cho đời và đạo
trong những bước hành trình các ngài đi qua.
Nếu
thống kê tất cả những công việc các linh
mục đã và đang làm cho cuộc sống này tốt
đẹp hơn, thì không có sổ sách nào mà thống kê cho
hết, có những linh mục chuyên xây nhà thờ, chuyên lo
về nghệ thuật thánh, chuyên lo về thánh nhạc,
chuyên lo về báo chí, nhân quyền, chuyên lo về triết
học, thần học, tu đức, tâm lý học, xã
hội học, những nhà văn, nhà thơ linh mục,
những nhạc sĩ, ca sĩ linh mục…. Tóm lại
khối linh mục là một trí thức lớn và hoạt
động của các ngài đa dạng trong thế
giới mà chúng ta đang sống và đang được
hấp thụ.
Hôm nay tôi muốn chia sẻ với quí
vị về một người linh lục không những
được con chiên bổn đạo mình quý mến mà
cả những người bên lương đều quý
mến và kính trọng. có một câu chuyện kể
rằng trong dịp Đai Hội Giới Trẻ giáo Phận
Vinh 2006 có một một số người lương đi
tham dự ngày cao điểm ở TGM có dịp gặp
được Đức Cha Phalô Maria Cao Đình Thuyên,
họ thấy buổi lễ long trọng và hằng trăm
linh mục trên lễ đài đẹp đẽ hoành tráng,
theo đoàn giáo dân vào chào Đức GM và khoe với
Đức Cha rằng:
·
Thưa
cha ở miệt dưới chúng con cũng có một ông cha
bên lương(*).
- Đức Cha ngạc nhiên hỏi
lại:
·
Sao
lại là ông cha bên lương được? Để
làm LM trước hết phải là người có
đạo, được ăn học, được
đào tạo, được thử thách trong nhiều
năm rồi mới được làm ông cha.
Họ đáp:
·
Thưa
cụ GM, ông cha ở nhà thờ, nhưng ông thường xuyên
sinh hoạt với bên lương, giúp đỡ tận tình
khi đói kém, bão lụt, hoặc hoạn nạn rủi ro,
bệnh tật, chạy cấp cứu…ngài thường xuyên
hiện diện, không nề hà mặc dù chúng con là lương
dân, nên chúng con gọi là ông cha “phe” bên lương.
- Đức cha phì cười:
·
À!
Thì ra là thế.
Vậy vị linh mục này đã làm
được những gì mà được giáo dân và
cả người bên lương quí mến như vậy?
Trước hết cha là người Bảo Vệ
Môi Trường và Chăm Lo Sức Khỏe cho mọi
người, hằng năm mời bác sĩ khám bệnh
và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, (hiện
tại ngài đang là cộng tác viên đắc lực cho Nhóm
Dầu Dừa và nhiệt tìn với chương trinh “TIN
VUI CHO NGƯỜI BỆNH NGHÈO” Cập nhật và phổ
biến chương trình GIỜ CỦA MẸ). Như cha
tâm sự: "Bảo vệ môi trường là
bảo vệ sức khỏe của con người,
bảo vệ môi sinh theo hình ảnh của tạo dựng đầu
tiên của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn cho con người
được sống trong môi trường trong lành đó
như vườn địa đàng. Ngài nói :"Một
tinh thần lành mạnh, trong một thể xác tráng
kiện". Cứ mỗi năm dân chúng bớt đi
bệnh viện, thì tiết kiệm được một
số kinh phí khá lớn cho dân chúng tại địa phương
và khi con người có được sức khỏe
tốt, thì dễ dàng hiến thân phục vụ".
Giáo dân và lương dân ở
nơi xứ cha quản lý rất nghèo khổ. Nằm
ở vị trí lưng chừng giữa vùng lạch
biển, cũng chẳng có ruộng đất phì nhiêu
để canh tác. Ðất đai nơi đây pha cát,
nhiễm mặn và phèn, nên cây cối cằn cỗi, năng
suất thấp. Trồng lúa thì lúa héo; trồng đậu
lạc ngô vừng thì cũng loắt choắt, đỏ
đọt chẳng ăn thua gì, mùa mưa thì ngập
nước, mùa nắng thì nóng bức. thu nhập hằng năm
bình quân khoảng 500.000 VNĐ trên một đầu người.
Vì thế nếp sống văn minh nơi đây còn rất
giới hạn. Không dám nói là họ không có lấy một
cái nhà vệ sinh nào, nhưng nếu có thì những nhà vệ
sinh ở đây thì lại rất mất vệ sinh. Do
muốn lấy phân để bón cho đồng ruộng,
nên họ đào hố, che lá xung quanh, rồi “giải quyết
vấn đề” ở đó. Nhà vệ sinh lộ thiên,
không hầm che đậy, nên ruồi nhặng bay
đậu nơi đây rồi lại tìm đến mâm
bàn, tìm đến đồ ăn thức uống mà
đậu vào. Chúng còn bu đậu cả vào mặt mũi
đám trẻ thơ, mang những mầm bệnh.
Qua thống kê của cha
là Linh mục quản xứ vùng này mỗi năm có trên 500
người đi bệnh viện, trẻ em suy dinh
dưỡng cho đến các bệnh về
đường ruột, cha còn là một chuyên viên về các
công tác từ thiện. Cha nghĩ : "làm phúc nơi nao,
để cầu ao rách nát". trong những năm qua cha
đã làm nhiều chiến dịch lợi ích cho dân nghèo,
như cho cấp vốn chăn nuôi bò, trợ vốn mua lúa
giống. Cha cho biết là còn bao nhu cầu khác của giáo
xứ, nhưng năm nay đặc biệt cha quan tâm
đến môi trường sống, sau khi mở rộng
chiến dịch trồng cây xanh trong toàn giáo xứ, cha
đã mua cây giống về phát cho dân phủ xanh các
đường làng, hiện nay cha đã cùng toàn thể giáo
dân mở chiến dịch xây nhà vệ sinh tự huỷ
cho bà con nghèo.
Có người đùa
vui: “Thấy nhiều ông cha thích xây “nhà thờ” cho to cho
đẹp, còn ông cha này lại thích xây “nhà cầu” sạch
đẹp cho mọi người” họ nói đến tai
cha, cha chỉ biết cười trừ.
Chỉ trong 1 tháng qua mà cha và Ban Tình Thương
đã xây dựng được gần 50 nhà vệ sinh
tự huỷ cho dân chúng. Lúc đầu Cha và ban tình
thương của giáo xứ phải bỏ thời gian
để thuyết trình cho dân chúng sự lợi hại,
nhất là về sức khoẻ mà tiền bạc không
thể mua được, phải cố gắng cộng
tác để cha con cùng làm, cha chịu chi phí một nửa,
các gia đình hy sinh đóng góp công và một nửa vật
tư thì sẽ có nhà vệ sinh tự huỷ sạch
sẽ. Gia đình nào đã xây xong phần thô, thì đến
xứ nhận một bồn nước inox 1000 lít,
một cầu bệt và một lavabo. Còn việc xây hầm
ngầm, xây nhà vệ sinh, gác bồn nước thì có
kỷ thuật viên là ban tình thương hướng
dẫn. Từ khi có được vài ba chục nhà vệ
sinh tự huỷ mới, người dân nơi đây
đã thấy môi trường khác hẳn. Người dân
cảm nhận được hiệu quả đem
lại cho họ đời sống văn minh hơn,
thoải mái hơn, nhất là khi có người khách
đến nhà chơi, họ cũng bớt ái ngại. Cha
đã khởi động chương trình rất có
hiệu quả như vết dầu loang, nay dân chúng trong
vùng, lương và giáo tự ý thức được,
đều thi nhau xây nhà vệ sinh tự huỷ và từng
bước, từng bước thầm cha sẽ cố
gắng để không chỉ xây nhà vệ sinh mà còn tìm
mọi cách để cải thiện môi trường
tốt hơn nữa cho dân chúng.
Tiếp đến cha là người quan tâm
đến những nghèo khổ thường bị bỏ
rơi trong xã hội, cha đã lập nhóm khuyết
tật “NỐI VÒNG TAY LỚN” năm 2001, đào tạo vi tính
cho các em khuyết tật, trưởng nhóm là Anh Phanxicô Nguyễn
Công Hùng, mà nay đổi thành nhóm “NGHI LỰC SỐNG”
hiện nay 28 trong nhóm khuyết tật rất thành công. cha
hay lui tới và giúp đỡ trại cùi Quỳnh Lập,
thích gần gũi những em khuyết tật, nghèo hèn,
thích ngồi chơi với bọn trẻ lang thang cơ nhỡ,
để chia sẻ tâm tư, yêu thương và giúp
đỡ. Nhưng trong thực tế thì không phải ai
cũng ủng hộ, có nhiều người quan niệm
linh mục phải là những bậc thần thánh cao sang,
luôn ăn mặc sạch sẽ đứng trên toà giảng
để giảng những bài hùng hồn, chứ họ
không chấp nhận những "bài giảng không lời",
vì như thế nó sẽ đánh mất đi tính cách uy
nghiêm và linh thánh của linh mục. Có lúc cha buồn bã tâm
sự: "Ngay những người thân cũng
đã trách cha thiếu đạo đức, mà cứ lo
nhiều về những công việc xem ra là của xã hội".
Họ mong mỏi nơi cha có đời
sống đạo đức, theo cách nhìn của họ, nhưng
có lẽ họ đã không nhìn thấy đạo
đức trong đời thường như lời
của Đức Hồng
Y Gioan B. Phạm Minh Mẫn trong Lá Thư Mục Vụ :
"(1)Tình yêu tự hạ đón
nhận phận hèn của kiếp người,
đồng cảm với lo âu và hy vọng của mọi
người trong xã hội hôm nay.
(2) Tình
yêu hoà nhập vào đời, loan báo Tin Mừng cứu
độ cùng khiêm tốn phục vụ cho sự sống mới của mọi
người anh em.
(3) Tình yêu hiến tế chấp
nhận gian khó, vượt qua khổ đau và tủi
nhục với một lòng trung thành yêu thương
đến cùng.
(4) Tình yêu bất khuất với
một tấm lòng quảng đại bao dung vì sự
sống mới của đồng bào và đồng
loại, sự sống dồi dào trong Chúa Kitô Phục Sinh,
trong yêu thương và an bình bây giờ và mãi mãi.”
( Lá
thư mục vụ của Đức Hồng Y Gioan B.
Phạm Minh Mẫn ngày 19.6.2009)
Trong thực tế thì Cha dành ưu tiên
cho việc phúc âm hóa và quan tâm đến các con chiên lạc, tìm
kiếm và quy tụ mọi người trong Đức
Giêsu Kitô, xây dựng và mở rộng cộng đồng thân
ái, đào tạo và làm tăng trưởng Nhiệm Thể
Chúa Kitô. Hiện tại ngài cha Linh Giám Hội Đoàn Legio,
Commitium Vinh. Mơ ước của ngài là truyền giáo,
trong những năm qua ngài thổi mạnh Lêgiô vào đất
nước Lào. Nhân chuyến đi thuyết trình về hiệu
quả Dầu Dừa chữa bệnh tại khu vực miền
bắc, chúng tôi mới biết rõ hơn. Khi chúng tôi gặp
những người luơng dân trong vùng ngài phụ trách để
xác minh Ông Cha Bên Lương này thì quả đúng sự thật
như vậy, tại đây không có phân cách lương giáo.
Những người lương họ ra vào khu vực nhà
xứ rất tự nhiên, có nhiều công việc gia đình
họ cần dến uy tín của Linh Mục.
Tiếp nữa cha
còn là một chuyên viên cấp cứu. Vùng cha quản lý nằm sâu
trong những con đường làng cách đường
lộ khoảng 3 - 4 Km, khi có những ca cấp cứu
phải đi bệnh viện bất kể giờ
giấc nào cha cũng sẵn sàng giúp đỡ, chiếc xe ISUZU
bán tải của cha vừa chở người và có
thể chở được cả hành lý, cha
thường dùng vào công việc từ thiện như thực
phẩm cứu trợ, thuốc men, dầu dừa đến
những vùng xa, chở các em khuyết tật hay các bệnh
nhân cấp cứu đi bệnh viện, nhất là các
trường hợp các thai phụ chuyển dạ trong
đêm cha cũng sẵn sáng giúp đỡ đưa họ
đến bệnh viện ngay tức thì cho dù người
đó là giáo dân hay là người lương. Họ kháo
chuyện với nhau: “ Ông cha này dễ thương
lắm, đêm hôm khuya khoắt cần đi cấp
cứu, thậm chí “đau bụng đẻ” chỉ
cần gọi điện thoại “cha ơi!” là ổng
đi liền.” Ở
đây họ có một danh từ khác nữa là “ông Cha không
biên giới”.
Nếu các linh mục ý thức
khi cầm “Bằng Sai” của Giám mục về một vùng
nào đó, nghĩa là phải có trách nhiệm với mọi
thành phần lương giáo trong vùng mình định cư,
như ông cha bên lương này chắc chắn Giáo Hội sẽ
hiện diện một cách thân ái hơn, và nhất là công cuộc
truyền giáo sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Cha
Chevrier đã nói: “Linh mục
là người bị ăn”. Bị ăn, thế tất
phải hao mòn thân xác và tinh thần”.
Như trong bài thơ “Linh Mục, Một Huyền Nhiệm” của Nhà thơ Xuân Ly
Băng, Nhà thơ cũng cảm nghiệm:
Linh mục là quà tặng
nhiệm mầu
Của Trái Tim Chúa
Chúa dùng ngài như chiếc bánh thơm ngon
Được bẻ ra từng miếng nhỏ
Để mọi người có thể đến ăn
Nhất là những ai nghèo đói
Về tình thần và thể xác
Nhà xứ
cha ở còn
là trung tâm định hướng ơn gọi, các
cha và các soeurs dòng về đó chiêu sinh, cha sẵn sàng
tiếp đón mọi thành phần, đặc biệt
hơn nữa là nơi thuận tiện cho các hội
đoàn sinh hoạt. Cha cũng đã thiết kế cho nhà
xứ có một môi trường đẹp, nghệ thuật,
nơi lưu trử nhiều cổ vật, nên hằng
năm có lượng du khách đến tham quan nhiều, cùng
với tính tình hoạt bát, thích giao lưu học hỏi
của cha, nên các đoàn khách và linh mục nước ngoài
hay đến viếng thăm.
Những
việc làm của cha xem ra rất đời thường,
rất là thực tế. Thực tế đến tận
cùng của cuộc sống. Những việc làm phản ánh
việc đi sâu sát vào cuộc sống của người
dân.
Giáo hội hôm nay đang cần
những linh mục thông thái, tài giỏi, thánh thiện, đang
cần những thần học gia hay triết gia lỗi
lạc, đang cần những nhà giảng thuyết
lừng danh. Nhưng không thể thiếu những linh mục
“của đời thường”, mang trên mình những nỗi
đau của nhân loại, không ngại chia sẻ kiếp
nghèo, tự đặt mình về phía những người
kém may mắn…
Cùng nhận định: “Thánh nhân là
người có trái tim bằng chất lỏng”. Và trong
đời sống xã hội của người linh
mục đối với người lương cũng
như giáo dân, linh mục cần phải ngay thẳng trong
lời nói, trong phong cách, trong lối đối xử, vì
qua đời sống của linh mục, người ta
phải nhận ra dáng dấp của Chúa Giêsu Cứu
Thế… Các linh mục là các cộng sự viên tích cực
nhất của Thiên Chúa để làm đổi thay
đời sống và bộ mặt thế giới, sự
cần thiết tối thiểu ắt có của
người linh mục nhất là trong thế giới hôm
nay, mọi người chờ đợi, cầu mong: “đó
là sự thánh thiện”, đặc biệt là sự thánh
thiện trong đời thường. Thánh thiện và
nhiệt thành đã trở nên muối đất đèn
đời, hoàn toàn quên mình trong sứ vụ, bất
chấp khó khăn, hoạt động hăng say
dưới nhiều hình thức khác nhau để mở
mang Nước Chúa, nêu gương nhân đức, chăm
lo cho đồng loại cả tinh thần lẫn vật
chất.
Chúng ta cảm ơn Thiên Chúa đã ban cho
Giáo Hội nhiều linh mục thánh thiện trong
đời thường, và cảm ơn các linh mục
đã hiến thân phục vụ nhân loại qua nhiều
phong cách sáng tạo, vô vị lợi. Họ chính là tấm
bánh được bẻ ra và trao ban cho nhân loại.
Người linh mục là hiện thân
của Đức Kitô nếu Đức Kitô mãi mãi phải
dính liền vào thập giá, thì người Linh mục mãi mãi
không thế tách rời thập giá khỏi thân phận
của mình.
Như
những vần thơ của Linh mục Xuân Ly Băng
cũng đã để lại cho chúng ta nhiều dấu
ấn
Linh mục là:
Đôi chân của người
tàn phế
Là miệng lưỡi, là đôi tai
Của người câm, người điếc
Ngài là con đường cho dân Chúa đi
Từ sinh ra cho đến trở về đất mẹ
Người
linh mục phải trở nên giống Đức Kitô:
Nghèo khó như hang đá
Hy sinh như thập giá
Khiêm tốn như ngọn đèn chầu
Từ ban mai cho đến mãi canh thâu
Sứ
vụ của linh mục rất vinh dự nhưng cũng
thật nặng nề. Một viên ngọc quý
được cất dấu trong bình sành. Amen.
Cảm tạ Chúa, Cảm ơn Giáo Hội
Mẹ chúng ta đã ban cho đời nhiều vị mục
tử thanh thiện, thông minh, tài giỏi, và đặc biêt
nhiều linh mục của đời thường để
làm cuôc đời vui hơn, đẹp hơn, thân ái và giá
trị hơn. Trong Năm Linh Mục xin Chua ban xống cho các
Ngài nhiều hông ân cua Chúa.
A.P Mặc Trầm Cung
·
“Ông cha bên lương”: chính là cha Raphael Trần Xuân
Nhàn, linh mục quản xứ giáo
xứ Làng Anh, thuộc xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An.
|