Tâm
tình.
(Trích trong ‘Sợi Chỉ Đỏ’)
Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy hai
mẫu người:
] Mẫu thứ nhất là các luật sĩ: bề ngoài họ
rất đạo đức: họ giữ luật chín
chắn, họ đọc kinh nhiều và đọc
thật dài. Vì thế họ được người ta
kính trọng: ra ngoài đường ai gặp họ
cũng kính chào, khi họ dự một buổi hội
họp thì ai cũng nhường cho họ những chỗ
danh dự nhất. Nhưng thực ra bên trong họ
chẳng đạo đức chút nào: họ chỉ làm ra
bộ đạo đức như thế để
được người ta kính trọng và dâng cúng
tiền bạc.
] Mẫu người thứ hai là người
đàn bà góa: bề ngoài bà rất nghèo nàn, hèn hạ. Không
ai tôn trọng bà, thậm chí chẳng thèm để ý
tới bà. Nhưng tâm hồn bà rất cao quí: mặc dù nghèo
nàn, bà cũng không tiếc lấy ra phần tiền tuy
nhỏ nhưng rất cần thiết để dâng cúng
vào đền thờ.
Như thế, bài Tin Mừng này đặt
ra vấn đề hình thức và tâm tình. Đó là hai
mặt của một thái độ. Nhưng mặt nào
trọng hơn? Theo cách đánh giá của Chúa Giêsu thì
mặt tâm tình trọng hơn mặt hình thức: Chúa đã
gọi các môn đệ đến chỉ cho họ thấy
thái độ của bà góa và nhận xét: “Thầy nói
thật với các con: trong những người đã
bỏ tiền vào hòm, bà góa này đã bỏ nhiều hơn
hết. Vì tất cả những người kia bỏ
của mình dư thừa. Còn bà này đang túng thiếu,
đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi
sống”.
Cách đánh giá của Chúa Giêsu thật là
đúng: bởi vì nếu có hình thức mà không có tâm tình thì
cũng giống như có một cái đèn mà không có dầu
không có điện, giống như có một chiếc xe
gắn máy mà không có xăng, giống như có một cái xác
mà không có hồn… tất cả sẽ vô ích, vô dụng.
·
Một người giáo dân đeo
ảnh Thánh Giá thật đẹp, ngày nào cũng dự
lễ rước lễ… nhưng trong lòng không mến Chúa
không yêu người… thì cũng đáng xếp vào loại
giả hình như bọn luật sĩ trong Tin Mừng mà
thôi.
·
Một công nhân viên giỏi nhất phát
biểu hùng biện, giỏi viết những bản báo cáo
thành tích nghe rất kêu… nhưng làm việc thì lờ
đờ, biếng nhác… thì chẳng ích lợi gì cho
việc phát triển xã hội.
Cho nên cái tâm tình, cái thực chất, cái bên
trong thì quan trọng và quí giá hơn cái hình thức, cái dáng
vẻ bề ngoài. Trong việc sống đạo cũng
vậy: đọc kinh, dự lễ… không quí giá, không quan
trọng bằng tâm tình mến Chúa yêu người.
Nhưng từ nhận định rất
đúng đắn, rất căn bản trên, có nhiều
người đi đến chủ trương bất
cần hình thức. Họ bảo rằng: “Đạo
tại tâm”: sống đạo cốt là ở tâm hồn,
chẳng cần đọc kinh, dự lễ, xưng
tội gì hết.
·
Một ông nọ, nhà ở sát bên nhà
thờ nhưng không bao giờ đến nhà thờ. Ông bảo “tôi thờ Chúa
trong lòng”.
·
Một cặp vợ chồng kia
tuy đều có đạo nhưng cưới nhau chẳng có phép hôn
phối chi hết. Họ bảo “chẳng cần đến hình thức bên ngoài”.
Có lẽ đôi khi chúng
ta cũng có những ý nghĩ tương tự. Bây giờ xin
đặt ra một số trường hợp để chúng ta cùng suy
nghĩ xem sao:
-
Trường hợp thứ nhất là chuyện làm đẹp, chưng diện:
quần áo cốt yếu chỉ là để
che thân, mặt mày tóc
tai cốt yếu chỉ là đủ
sạch sẽ thôi. Nhưng chúng ta đâu
chỉ muốn cái cốt yếu
đó, mà còn muốn sao cho đẹp,
cho đúng thời trang nữa. Vì thế
chúng ta chọn lựa màu áo, kiểu
quần, kiểu tóc… đó là
chưa kể đến phấn son, sơn móng tay móng chân nữa… Như thế có phải là
chúng ta bất cần hình thức bên ngoài không?
-
Trường hợp thứ hai là
chuyện tình yêu: nếu thực sự yêu nhau chỉ
cốt yêu trong lòng là
đủ thì cần gì người
ta phải hẹn nhau đi chơi, cần gì phải
viết thư
cho nhau, cần gì phải
tặng quà cho nhau, cần
gì phải âu yếm nhau?
Hai trường hợp như thế đủ cho chúng ta
thấy rằng tuy hình thức
không quan trọng bằng tâm tình, nhưng
nó cũng rất cần. Chính hình thức
biểu lộ tâm tình và
nuôi dưỡng tâm tình. Những lời nói, những nụ cười biểu lộ cho người
ta biết rằng mình yêu thương người ta, và cũng những
lời nói nụ cười đó làm cho
tình yêu giữa hai người ngày càng lớn lên, thắm thiết hơn. Không có hình thức
thì tâm tình
sẽ dần dần héo khô,
chết dần mòn đi.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mặc
dù coi trọng
tâm tình hơn hình thức
nhưng cũng không chủ trương bất cần hình thức. Vì thế, bà góa
trong Tin Mừng này không phải
chỉ có lòng đạo đức bên trong, bà còn
biểu lộ lòng đạo đức ấy qua cử chỉ dâng cúng đồng
tiền nhỏ mọn của bà trong hòm
tiền. Ngày nay
không ít người chủ trương “Đạo tại tâm” và coi thường
những hình thức đạo đức như đọc kinh cầu nguyện, dự lễ, dự các bí
tích…Những suy nghĩ của
chúng ta nãy giờ dựa
vào bài Tin Mừng cho thấy đó chỉ là một
thứ ngụy biện: ngụy biện của những kẻ ghét đạo và muốn phá
đạo; ngụy biện của những người có đạo nhưng lười biếng thi hành những bổn phận đạo đức. Chúng ta đừng để thứ ngụy biện ấy ám ảnh
tâm trí chúng
ta và làm
hại cho lòng đạo đức của chúng ta.
|