Cõi lòng góa phụ – Lm. Giuse
Đỗ Vân Lực
Cuộc sống có những giá trị
khác nhau. Nhiều giá
trị lớn lao được tạo
lập trong những hoàn cảnh tầm thường. Không
dễ gì nhìn thấy kim cương trong
những đống cát. Thế mà Đức Giêsu đã nhìn
thấy một giá trị vô cùng lớn lao
nơi cử chỉ của một góa phụ tầm
thường. Cái nhìn đó đã đảo
lộn mọi giá trị và gây nhức nhối cho những
người sống dựa trên những tiêu chuẩn bên
ngoài. Chúng ta thử tìm lại giá trị
và ý nghĩa đích thực của cuộc sống nơi
bài học lịch sử sống động đó.
Giá
trị đích thực
"Những ông kinh sư ưa dạo
quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được
người ta chào hỏi ở những nơi công
cộng, ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường,
thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc." (Mc 12:38-39) Đó là
những giá trị bên ngoài nhưng đầy hấp
dẫn đối với những người có chức
vị trong xã hội như các kinh sư. Suốt
đời họ chỉ tìm kiếm những cái bên ngoài
đó để bù lấp khoảng trống lớn lao trong tâm hồn. Những giá
trị hời hợt đó chỉ dừng lại ở
đầu môi chót lưỡi, bộ áo thùng thình, chiếc
ghế danh dự và mâm cao cỗ đầy. Không những thế ngay cả đời sống
đạo đức cũng trở thành một trò hề.
Họ "làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu
giờ" (Mc 12,40) để khoe khoang
sự đạo đức của mình. Vì
nếu không có những kinh nguyện đó, làm cách nào
trốn được bổn phận ngoài xã hội?
Việc đạo đức trở thành bức màn che
dấu tính hèn nhát, lười biếng, thích ăn
bám xã hội. Nhờ thế họ mới có lý do để
"nuốt hết tài sản của các bà góa." (Mc 12,40) Từ những hào nhoáng
thế gian đến những việc thánh thiêng
đạo đức, họ đều đóng kịch.
Còn gì là sự thật nơi những nét kịch
nghệ đó chăng?
Hình
ảnh vị kinh sư cao ngạo đó chẳng khác
những "người giàu bỏ thật nhiều
tiền" (Mc 12,41) với một thái
độ ngông nghênh, khinh thế ngạo vật. Đồng tiền trở thành một
phương tiện để họ khoe cái tôi của mình.
Tất cả những nét thời đại
đó trở thành một vấn đề lớn
trước cái nhìn của Đức Giêsu. Nếu Giáo Hội của Người cũng
chỉ toàn những hạng người như thế,
hỏi nhân loại còn mong chờ gì nơi Giáo Hội?
Thế nên, Người phải hết
sức chú ý để moi lên từ đám đông quần
chúng một gương mẫu cho các môn đệ và cả
Giáo Hội sau này. Giữa một
rừng người đang thi nhau bỏ vào "thùng
tiền dâng cúng cho Đền Thờ" những
đống tiền kếch sù, "cũng có một bà góa
nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền
kẽm, trị giá một phần tư đồng xu
Rôma." (Mc 12,42) So
với số tiền của người giàu, hai
đồng tiền kẽm có nghĩa lý gì? Mua được mấy viên gạch?
Thế mà bà lại được Đức Giêsu
đề cao: "Thầy bảo thật anh em: bà góa này
đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết." (Mc 12,43) Giá trị không căn cứ trên số
lượng. Cái không đáng kể mới đáng kể!
Phải
có một cái nhìn thật sâu sắc, một quan tâm rất
lớn mới thấy được vấn đề quá
lớn trong một hành vi nhỏ mọn
như vậy! Chính hành vi nhỏ mọn
đó đã lột tả tất cả những hy sinh
thật lớn lao vì "bà này đã túng thiếu, lại
còn bỏ vào đó tất cả những gì bà có, tất cả
những gì để nuôi thân." (Mc 12,44)
Tại sao bà có thể làm được như thế,
nếu không phải vì bà đã cảm nhận
được hồng ân cao cả và tin
vào Thiên Chúa. Cõi lòng bà đã mở ra để hồng ân
tràn trề qua việc hy sinh lớn lao
bằng một số lượng rất hạn hẹp. Cả Tân lẫn Cựu Ước đều nêu
lên mẫu gương bà góa thật cảm động.
Lúc ngôn sứ Eâlia lên tiếng cầu cứu, bà góa Xarépta
đã trả lời: "Có Đức Chúa, Thiên Chúa
hằng sống của ông, tôi thề là tôi không có bánh. Tôi chỉ còn nắm bột trong hũ và chút
dầu trong vò." (1 V 17,12) Vì tin tưởng nơi lời Thiên Chúa hứa,
"bà đi và làm như ông Eâlia nói." (1 V 17,15) Hai bà đều có một
lòng tin như nhau. Nhưng khác với bà góa Tân
Ước không được đền bù rõ ràng, bà góa
Xarépta được chứng kiến cảnh "hũ
bột đã không vơi, vò dầu đã chẳng cạn, đúng
như lời Đức Chúa đã dùng ông Eâlia mà phán." (1
V 17,16)
Phải có một đức tin mạnh
mẽ vô cùng mới có thể hy sinh tất cả như
thế. Cả
hai bà góa chỉ là hình ảnh của Đức Giêsu Kitô,
Đấng "đã tự hiến tế chỉ một
lần, để xóa bỏ tội lỗi muôn
người." (Dt 9,28) Sự hy
sinh của Người lớn lao
tới mức nào mà có thể xóa bỏ tội lỗi muôn
người? Chắc chắn hy sinh đó không
thể thua kém hai bà góa trên. Hy sinh của
hai bà chỉ là hình bóng so với hy sinh thật sự
của Đức Giêsu trên thập giá. Đúng
hơn, hai bà xuất hiện vào những thời kỳ khác
nhau, với những hy sinh khác nhau, tuy cùng một mức
độ, để chuẩn bị cho một cao
điểm, một hy sinh tột cùng. Quả
thực, "vào kỳ kết thúc thời gian, Người
đã xuất hiện chỉ một lần, để tiêu
diệt tội lỗi bằng việc hiến thân chính
mình." (Dt 9,26) Dầu
sao, hũ bột và dầu hay hai đồng tiền
kẽm vẫn chỉ là những thứ vật chất bên
ngoài, chứ chưa phải là chính mạng sống. Còn Đức Giêsu hy sinh chính mạng sống mình.
Không còn hy sinh nào lớn hơn!
Những
hy sinh hôm nay
Đức
Giêsu đã hy sinh để giải thoát nhân loại và
đem lại vinh dự làm con Chúa cho đàn em đông
đúc. Đàn em đông đúc đó đã làm
thành Giáo Hội tiếp tục sứ mạng cứu
độ qua muôn ngàn thế hệ. Anh
cả Giêsu đang nhìn đàn em tiến lên tiếp nối
sứ mệnh hòa bình cho toàn thể nhân loại. Sứ mệnh hòa bình cũng là một mối phúc
lớn nhất trong tám mối phúc. Lớn nhất vì
chỉ có mối phúc này mới đem lại hồng ân làm "con Thiên Chúa" (Mt 5:9). Lớn nhất vì đòi hỏi nhiều nhất
và đụng chạm tới tất cả các mối phúc
khác. Muốn trở nên kẻ xây dựng hòa bình, không
thể nào không sống công chính (Mt 5:6,10).
Muốn sống công chính, chắc chắn
phải có "tâm hồn nghèo khó." (Mt
5:3), phải cố tạo một mọi điều
kiện cho công lý ngự trị trên trái đất. Vì theo công đồng Vatican II, công lý là danh
hiệu mới của hòa bình. Bà góa Xarépta
đã biết thương đến người đói
khát hơn mình, đã biết chia sẻ với người
đói khát hơn mình. Chỉ biết
hưởng một mình, sống chết mặc bay,
chắc chắn sẽ tạo ra một hố sâu ngăn
cách giàu nghèo vùi lấp tất cả trong cảnh hòa bình
nghĩa trang. Muốn tránh khỏi
thảm trạng đó, Kitô hữu phải noi gương
"hiền lành" (Mt 5:4) của Đức Kitô. Hiền lành và bình an như bóng với hình.
Nhưng trên hết, muốn xây dựng
hòa bình, tâm hồn Kitô hữu phải đầy ắp tình
yêu thương. Làm sao yêu thương người khác
được, nếu chúng ta không sống coi người
khác là anh em? Làm sao có thể nhìn
người khác như anh em, nếu mình không thấy hình
ảnh Thiên Chúa nơi tha nhân? Thực
tế, chỉ có những "tâm hồn trong sạch"
mới "nhìn thấy Thiên Chúa" (Mt 5:8) nơi tâm
hồn người khác mà thôi. Bà góa tại Xarépta hay tại
cửa đền Giêrusalem đều có tâm hồn trong
sạch, vì đã nhìn thấy Thiên Chúa trong tâm hồn Eâlia hay
nơi công trình Thiên Chúa. Thời đại hôm nay cũng có
thể kiếm thấy những chứng tá hòa bình rất
chói sáng. Chẳng hạn Tổng thống Nam
Hàn, ông Kim Đại Trọng là một người Công giáo
rất nhiệt thành. Theo giáo sư Han Hong Soon, "Kim
tổng thống đã làm chứng cho đức tin Công giáo
của ông trong các hoạt dộng chính trị mà tiêu
biểu nhất là hành vi ân xá cho hai công
Chun Doo Hwan và Roh Tanh em Woo, những người đã
nhiều lần âm mưu giết ông." (VietCatholic
10.11.2000) Oâng đã kéo chú ý của toàn thể thế
giới khi sang thăm viếng Bắc Hàn và nhất là khi
lãnh giải thưởng Nobel Hòa Bình. Kim Đại
Trọng là niềm hãnh diện chung cho
người Công giáo Á châu nói chung, chứ không phải riêng
cho dân Đại Hàn vì đã sống theo đúng Tin Mừng.
Nơi phần đất Á Châu đó,
hôm nay còn cần rất nhiều chứng tá Phúc Aâm như
Kim Đại Trọng. Có thể nói, không lục
địa nào trên thế giới cần đến công lý
hơn Á Châu. Tranh đấu cho công bình cần thiết hơn
làm công tác bác ái. Xoa dịu nỗi khổ đau bên
ngoài không bằng tiêu diệt mầm mống bất công
nằm sẵn trong tâm hồn con người và cơ
chế xã hội. Hơn nơi nào và bất
cứ lúc nào, Á Châu đang cần đến những
bước chân người rao giảng Tin Mừng hòa bình.
Nhưng Tin Mừng hòa bình chỉ
được rao giảng bằng sức mạnh tình yêu
và chứng từ công lý nơi đời sống Kitô
hữu.
|