“Tôi không biết
điều tôi không thể”.
(Trích trong ‘Mở Ra
Những Kho Tàng’ – Charles E. Miller).
Khi tổng thống Harding chết vào mùa
hè 1923, phó tổng thống Calvin Coolidge, đang giúp cho cha ông
ở nông trại tại Verment, cha của ông là một công
chứng ở tòa án. Lúc vẫn còn ở nông trại ông
đã chứng nhận lời tuyên thệ nhậm chức
tổng thống cho con ông. Một người nào đó sau
đó đã hỏi ông: “Ông có biết là ông đã chứng
nhận lời thề tổng thống cho con ông không?”. Ông
trả lời: “Tôi không biết điều tôi không
thể”.
Một
câu trả lời ngắn gọn đầy ấn
tượng của Coolidges, đã diễn tả cảm
tính của nhiều người mà chúng ta chia sẻ. Chúng ta
muốn sự tự do. Chúng ta muốn tin rằng bất
cứ những gì không bị cấm thì được phép.
Có lẽ với sự ngạc nhiên của chúng ta là Chúa
Giêsu cũng cảm thấy như thế, Người yêu
thích sự tự do.
Câu
hỏi và luật sĩ đã đặt cho Chúa Giêsu thì không
phải là vô bổ: “Điều gì là quan trọng nhất
trong các Lề Luật”. Dĩ nhiên ông ta đã suy nghĩ
về những điều luật được tìm
thấy trong Cựu Ước. Theo những thầy Rabbi
giải thích luật đã quyết định rằng nó
có 613 khoản luật, 248 khoản tích cực và 165
khoản tiêu cực. Vị luật sĩ đã chân thành khi
ông hỏi: “Điều nào là điều quan trọng
nhất”. Bởi điều mà ông ta muốn nói,
điều luật nào là điều luật lớn
nhất? Chúa Giêsu đã trả lời không do dự, Ngài
lập tức trích dẫn sách Đệ nhị luật,
bài đọc I mà chúng ta đọc trong ngày chúa nhật hôm
nay: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa của
ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn
ngươi”.
Chúa
Giêsu đã không hề bối rối trước 613
khoản luật của các thầy Rabbi. Chỉ trong
một khoảnh khắc, Ngài đã dạy rằng tất
cả Lề Luật tóm tắt trong một điều
luật lớn nhất, đó là tình yêu của Thiên Chúa nhưng
Chúa Giêsu đã không dừng lại ở đây, mặc dù
câu hỏi là: “Điều luật nào trọng nhất?”.
Thay vì chỉ có một câu trả lời, Chúa Giêsu đã
nhấn mạnh thêm câu thứ hai: “Ngươi sẽ yêu
mến tha nhân như chính mình”, luật này không phải
Người trích từ sách Đệ nhị luật
nhưng là từ sách Lêvi.
Chúng
ta có thể cũng hỏi Chúa Giêsu: “Có một điều
luật lớn nhất hay là hai?” Chúa Giêsu trả lời:
“Chỉ có một điều luật duy nhất, bởi vì
các con không thể yêu Thiên Chúa thật nếu các con không yêu
mến anh em và các con không thể yêu mến anh em nếu các
con không yêu mến Thiên Chúa”. Chúa Giêsu đã vươn ra
khỏi sách Đệ nhị luật để đến
với sách Lêvi và nối kết hai điều luật riêng
biệt thành một.
Một
số người Công giáo đã phàn nàn về những cáo
thị của Công Đồng Vatican II nói về tình yêu
tương quan. Họ muốn chúng ta đi trở lại
với cung cách cũ, nhấn mạnh đến những
điều luật và những quy tắc. Họ có một
quan điểm. Chúng ta không hề coi nhẹ những
Lề Luật trong Thánh Kinh và những quy tắc khác
của Giáo Hội. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng
Chúa Giêsu không hề giảm nhẹ hay coi thường
những Lề Luật của Cựu Ước. Ngài không
hề nói chúng vô ích. Nhưng Người đã tiếp
tục duy trì và tóm kết tất cả trong một Lề
Luật của tình yêu. Thông thường dễ dàng hơn
khi theo một Lề Luật, đó là yêu mến Thiên Chúa
cách hoàn toàn và yêu mến tha nhân như chính mình. Tình yêu
giải thoát chúng ta khỏi tính tự mãn, điều đó
là nền tảng của mọi tội lỗi. Sự
tự do thất không cho chúng ta làm những gì chúng ta
muốn. Đó là sự tự do làm những gì mà chúng ta
phải làm để yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân.
Theo
truyền thuyết khi thánh Gioan đã già, ngài luôn luôn
nhắc đi nhắc lại trong bài giảng của mình:
“Hãy yêu mến Thiên Chúa, hãy yêu mến anh em của mình”. Khi
một số môn đồ của ngài cảm thấy
bực bội bởi ngài cứ nhắc đi nhắc
lại điều duy nhất, đã hỏi ngài tại sao
nhấn mạnh cùng một sứ điệp tình yêu như
thế. Ngài trả lời: “Bởi vì nếu chúng ta tuân
giữ nó thì điều đó đã đủ rồi”.
|