Mến Chúa yêu
người.
Đạo
của Chúa là đạo tình yêu, vì chính Ngài là tình yêu. Ngài
muốn cho tất cả và mời gọi tất cả
nhân loại vào sống trong tình yêu với Ngài. Ngài đã làm
tất cả cho dù phải hy sinh con yêu dấu của Ngài
để tỏ lòng yêu thương chúng ta. Ngài chỉ
muốn có một điều là chúng ta kính mến Ngài và
bắt chước Ngài yêu thương anh em.
Mến
Chúa và yêu người tuy không đồng hạng nhưng
phải đồng hành với nhau một cách khắng khít.
Nói mến Chúa mà không yêu người hay yêu người mà
không mến Chúa đều là những kiểu nói không
thực. Hai điều răn này “giống nhau” ở
tầm quan trọng chứ không phải ở bản
chất và đối tượng. Không thể đồng
hóa mến Chúa và yêu anh em là một. Nhưng cũng không
thể mến Chúa mà lại ghét anh em hay ngược
lại. Chính ra phải nói rằng: nếu tôi mến Chúa thì
nhất thiết tôi phải yêu anh em, nếu không tình yêu
của tôi đối với Chúa đáng ngờ lắm.
Mọi tình yêu phải phát xuất từ Chúa. Chúa Giêsu không
làm hại luật, nhưng chỉ làm sáng tỏ luật yêu
thương được chứa đựng trong các sách
lề luật và các ngôn sứ. Chúng ta có một tấm
gương tuyệt hảo về lòng mến Chúa yêu
người, đó là cái chết thập giá của
Đức Kitô. Ngài chết vì mến Chúa Cha và yêu
thương chúng ta.
Kính
nhớ Chúa Giêsu chịu chết và sống lại trong
hiến tế Thánh Thể chính là kính nhớ đến tình
yêu của Ngài và qua đó nhớ đến tình yêu của
Thiên Chúa đối với chúng ta. Do đó, cử hành Thánh
Thể chính là cử hành tạ ơn: tạ ơn
Đức Kitô và nhờ Ngài tạ ơn Chúa Cha. Nhìn
ngắm Đức Kitô và nhất là được hiệp
thông với Ngài, chúng ta xin được thêm mến Cha trên
trời và yêu thương tha nhân như Ngài đã làm
gương cho chúng ta.
Như
vậy, lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy nhìn vào
Chúa Giêsu, hãy sống như Chúa Giêsu: mến Cha trọn
vẹn và yêu nhau tròn đầy. Chắc có người
muốn hỏi: làm sao có thể yêu thương một
người làm thiệt hại đến của cải
của mình, xúc phạm đến danh dự của mình?
Lời Chúa không cho phép chúng ta thắc mắc như thế.
Không được phân biệt đối tượng yêu
thương. Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống yêu
mến một cách trọn vẹn. Với người
tốt, tình yêu được diễn tả như
những người cùng ở trong nhà Cha, sống trong tình
yêu của Thiên Chúa Cha. Với người xấu, tình yêu
được diễn tả qua việc giúp người
ấy trở về nhà Cha. Như thế, cho dù
người khác có bất cứ thái độ nào,
người Kitô hữu chúng ta không có chọn lựa nào khác
hơn là yêu mến. Vấn đề là ở chỗ
diễn tả tình yêu ấy ra ngoài bằng thái độ
nào cho xứng hợp. Đây phải là ưu tư hàng
đầu của người Kitô hữu khi phải
đụng chạm với thực tế cuộc sống.
Có
nhiều người tưởng rằng yêu mến Thiên
Chúa dễ hơn yêu thương anh em. Bởi vì theo họ,
anh em là những con người đầy giới hạn,
đầy khuyết điểm, trờ trờ
trước mắt, nên dễ làm chúng ta khó chịu. Còn Thiên
Chúa là Đấng hoàn toàn tốt lành, chẳng có gì là không
đáng yêu. Thiên Chúa ở xa nên không đụng chạm, còn
anh em ở gần thì đụng chạm hoài. Thiên Chúa
dễ để cho mình “hối lộ”, cứ dâng lễ,
cầu kinh rồi Ngài xí xóa mọi chuyện.
Cũng
không phải yêu anh em dễ hơn yêu Chúa, nhưng yêu
thương anh em là việc cụ thể nhất mà Thiên
Chúa chờ đợi ở nơi chúng ta. Yêu mến Thiên
Chúa là tuân giữ lời Ngài. Không yêu thương anh em là
không giữ lời Thiên Chúa, tức là không yêu mến Thiên
Chúa. Rút cục thì hai điều khó như nhau, vì không
thể thiếu một trong hai, không thể tách rời
để chỉ giữ một trong hai.
Cái
hợp lý theo suy luận của loài người là: Ngài yêu
tôi thì tôi phải yêu Ngài. Nhưng Thiên Chúa đâu cần ai
yêu Ngài. Muốn trả ơn Ngài thì tôi phải yêu anh em.
Đó là cái hợp lý đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa
không đến chinh phục tôi cho Ngài, nhưng chinh phục
tôi cho anh em tôi. Ngài yêu thương tôi là để mời
tôi nhập vào tình yêu của Ngài: cùng với Ngài yêu anh em
mình: “Nếu Thiên Chúa yêu thương chúng ta như thế,
thì đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải yêu
thương nhau”.
Tóm
lại, đừng nhân danh Thiên Chúa để hủy
diệt con người, cũng đừng nhân danh con
người để hủy diệt Thiên Chúa. Tình yêu
đối với Thiên Chúa không tiêu diệt tình yêu
đối với con người, nhưng làm cho tình yêu
nơi mỗi người phát triển tới mức cao
nhất, trọn hảo nhất. Tình yêu ấy được
diễn tả trong mỗi thánh lễ khi lãnh nhận
lời Chúa, Mình Thánh Chúa và khi trao ban bình an cho nhau. Xin cho
mỗi thánh lễ chúng ta dâng, không kết thúc tại nhà
thờ nhưng kéo dài trong cuộc sống. Tình yêu Chúa
được nung đốt ở nhà thờ phải
được tỏa lan đến từng gia đình,
từng cá nhân tin vào Ngài.
|