Hai giới răn.
Một trong các công việc thiêng liêng nhất
mà một người Hồi giáo có thể
làm là thực
hiện việc đi đến Méc-ca, nơi sinh của Môhamét. Đó là một trong
năm điều căn bản nhất của đạo Hồi.
Ngày xưa có ông vua mèo
thực hiện một cuộc hành hương đến Méc-ca. Khi ông vua
mèo trở về, ông vua
chuột thấy mình có bổn
phận phải đến chúc mừng vua mèo. Nhưng khi những con chuột khác nghe được điều ấy, chúng lo sợ cho sự an
toàn của nhà vua. “Mèo
là kẻ thù của chúng
ta, nhà vua
không thể tin hắn được”. Chúng nói.
“Ồ, giờ đây ông ấy
đã đi hành hương Méc-ca, ta hy
vọng nhìn thấy một sự thay đổi
lớn lao
nơi ông ta. Ta nghe nói ông ta
đã cầu nguyện năm lần mỗi ngày”, vua chuột
đáp lại.
Thế là vua
chuột ra đi. Khi đến vương quốc của
mèo, vua chuột nhìn thấy đối thủ của mình
từ xa và những gì vua chuột nhìn thấy thật
ấn tượng. Vẫn còn mặc bộ y phục hành
hương, vua mèo đang đắm chìm trong kinh nguyện.
Tuy nhiên khi vua chuột vừa mới đến gần
hơn, vua mèo đã nhảy đến để vồ
chụp con mồi. May mắn là vua chuột đã nhanh chân
trốn thoát xuống một cái lỗ. Sau đó nó gặp
lại những con chuột khác.
“Nhà vua du hành
thế nào”? Đám bề tôi chuột nóng lòng hỏi. “Có
thật là kể từ lúc ông ta đi hành hương Méc-ca
về, ông ta là một con mèo đã thay đổi?”
“Tôi e rằng anh em
đã nói đúng”, vua chuột đáp. “Mặc dầu
hắn cầu nguyện như một người đi
hành hương, hắn vẫn cứ vồ chúng ta như
bất cứ con mèo nào”.
Tách rời hai giới răn cao
trọng thì dễ dàng biết bao và nghĩ rằng chúng ta
có thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu thương
người lân cận.
Hai giới răn ấy có quan hệ
qua lại với nhau một cách thiết yếu. Lòng yêu
thương chân thành người lân cận trào ra từ
lòng yêu mến Thiên Chúa; mặt khác, không thể có lòng yêu
mến Thiên Chúa chân thành nếu lòng yêu mến này không
được thể hiện bằng lòng yêu thương
người lân cận. Điều này còn tốt hơn
việc dâng của tế lễ. Người ta dễ dàng
lấy nghi thức thế chỗ cho tình yêu thương. Và
rồi người ta đi đến một thứ tôn
giáo không có tình yêu thương.
Tội lớn nhất của chúng ta
không phải là chúng ta không yêu thương người lân
cận mà là chúng ta không thèm biết đến họ. Như
thế, làm sao có thể là người lân cận của
họ theo ý nghĩa của Tin Mừng? Điều tệ
nhất là sự lãnh đạm, thờ ơ.
Kinh Thánh nói chúng ta phải yêu
thương người lân cận và cũng phải yêu
cả kẻ thù của mình. Theo G.K. Chesterton, lý do của
điều này có lẽ là một cách tổng quát, họ
cùng là một dân tộc. Và có một lý do nhân bản của
điều đó. Chúng ta nghĩ về một người
xa lạ trên con đường thẳng: thế thì chúng ta
nghĩ về người ấy như một con
người. Nhưng chúng ta không nghĩ về người
ấy giống như người lân cận ở kế
bên nhà chúng ta. Người ấy không là một con
người mà chỉ là một môi trường: một
tiếng chó sủa, hoặc tiếng mũi khoan hay
tiếng dương cầm.
Nhiều người gặp các
vấn đề khó khăn do một người
đặc biệt gây ra. Người này có thể là
một người láng giềng hoặc là một thành viên
trong gia đình. Chúng ta có thể làm gì? Chúng ta nên tránh hành
động kiểu ăn miếng trả miếng. Làm
như thế chỉ làm cho tình tình xấu thêm. Chúng ta
phải cố gắng duy trì sự liên lạc với
người ấy, dù rằng chỉ là vấn đề
nói một tiếng chào buổi sáng hoặc buổi tối.
Và rồi chúng ta phải cầu nguyện cho người
ấy. Nếu chúng ta có thể cầu nguyện cho một
người một cách chân thành thì điều này giữ
cho tâm hồn chúng ta khỏi chất chứa những
điều đắng cay và thù hận.
Nơi nào không có yêu thương, chúng
ta hãy gieo trồng yêu thương và sẽ gặt
được yêu thương.
Nơi nào không có yêu thương, chúng
ta hãy đem đến yêu thương và sẽ tìm thấy
yêu thương.
Tôi tìm Thiên Chúa và
đã không thấy Người.
Tôi tìm linh hồn
tôi và nó tránh né tôi.
Tôi tìm người
lân cận và đã tìm thấy cả ba.
|