Chúng ta
có hướng về tâm điểm không?
(Trích trong ‘Lương
Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)
Vẻ
độc đáo của Kinh Thánh là do ở điều này:
Kinh thánh mạc khải thánh ý Thiên Chúa muốn làm cho con
người trở nên như thể một người
bạn ‘đôi lứa’ trong một liên hệ giữa Thiên
Chúa và con người, một liên hệ yêu thương mà
nhân loại thụ tạo chúng ta sự sống,
Người khai triển trong con người 1 khả
năng nhận biết, nghênh tiếp và đáp ứng Thiên
Chúa, khả năng này thần hóa con người. Cựu
Ước từng công bố nhu cầu cấp thiết
phải kính mến Thiên Chúa, một nhu cầu đưa
đến hệ quả: phải yêu mến tha nhân. Do
đó Cựu Ước chuẩn bị cho một mạc
khải viên mãn mà Tân Ước đem đến cho nhân
loại. Một luật sĩ chất vấn
Chúa Giêsu. Hai bên đối đáp, đi tới chỗ
ông phải đọc lên giới luật thứ nhất,
và Chúa nói: Ông không xa nước Thiên Chúa đâu. Câu nói ngắn đó là chìa khóa để hiểu
đoạn Phúc Âm hôm nay.
Thật
vậy, Chúa loan báo rằng Nước Thiên Chúa
được bao thế kỷ lịch sử Israel chuẩn bị cho người ta nghênh
đón nay đã tới. Nước Thiên Chúa
tới như thế nào? Tới trong con người
Chúa Giêsu. Nói rằng luật sĩ không xa
Nước Thiên Chúa, tức là nói rằng ông không xa bao nhiêu
giây phút ông sẽ tân đồng, sự giảng dạy
của Chúa Giêsu. Đức Kitô làm cho
sự mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa
được đầy đủ, và Người
đến với thế gian trong tư thế đó.
Con người có một nhu cầu cấp thiết cho nhân
loại và nhân loại được chuẩn bị nghênh
đón Đức Kitô. Nếu ta thắc mắc: ‘Làm thế
nào để đem giới luật kính mến Thiên Chúa vào
cuộc đời chúng ta? Trường hợp đó ta
phải chia câu hỏi trên thành hai câu hỏi khác: ‘Nghênh
đón Đức Kitô thế nào, và trả lời
Người thế nào?’
1) Nghênh
đón Đức Kitô thế nào? Nghênh đón Người
bằng niềm tin vào Người, tin vào sứ
điệp của Người. Niềm tin ấy
không dễ gì có được, mà phải nhờ ơn Chúa
Thánh Thần trợ giúp. Tại sao khó có
được niềm tin ấy? Bởi vì nếu ta
nhân định về chỗ đứng nhỏ mọn
của mình trong vũ trụ; nếu ta ngó vào bản ngã mình
mà chỉ thấy một thứ gì mong manh, chóng qua đi,
nếu ta trông thấy đại dương mênh mông
khổ ải và chết chóc, tất nhiên ta khó chấp
nhận rằng Thiên Chúa quan phòng và yêu thương từng
cá nhân trong một đám chúng sinh. Vậy mà
Đức Giêsu là Thiên Chúa, Người thương yêu chúng
ta bằng một tình yêu hiện diện trong mỗi
người. Người thân mật âu
yếm gọi tên từng người. Chỉ có hành vi tin mới giúp ta nghênh tiếp Chúa Giêsu thân
thiết ngự đến trong chúng ta.
2) Trả
lời Chúa thế nào?
Bằng cách chấp nhận để Chúa chiếm lấy
chỗ của Người trong ý thức tôn giáo của ta:
một cuộc điều tra của tổ chức SOFRES năm 1972 phát hiện rằng trong số 84
người Pháp tự nhận là công giáo, chỉ có 41
người tin rằng ngày nay Chúa Giêsu đang sống
động. Người ta tự hỏi có gì
trong một ý thứ Kitô hữu vắng bóng Đức Ki-tô
sống động. Tình yêu theo Phúc
Âm và thiếu nguồn mạch sống động sẽ
biến thành gì? Điều cần thiết phải có,
nếu thiếu sẽ mắc họa chết về
phần hồn, là trong linh hồn, trong trí tuệ, trong trái tim chúng ta, chúng ta phải để Chúa Giêsu
Kitô ngự ở tâm điểm. Bằng cách
nào? Chúng ta chớ nên lấy làm thỏa mãn vì ta ấp
ủ lý tưởng Phúc Âm, vì ta thuộc về Giáo Hội.
Hễ là Kitô hữu, thì phải ý thức
rằng một Đấng mời mọc chúng ta hãy liên
hệ mật thiết với Người. Liên hệ
đó là Thiên Chúa, Đấng vô biên, tự hiến cho con
người qua Đức Kitô – và qua Đức Kitô, con
người tự hiến cho Thiên Chúa.
|