NHỚ
GIÁO HỘI HÂN HOAN HÒA NỖI NHỚ
TÍN NHÂN
THA THIẾT CHẠNH NIỀM THƯƠNG
Nhớ
có thể là Nhớ Nhung hoặc Ghi Nhớ. Nhớ Nhung
liên quan nỗi buồn,
Ghi Nhớ liên quan niềm
vui. Lễ Các Thánh nhắc
nhở về cách sống
tốt lành của các
ngài mà chúng ta nên/phải Ghi Nhớ
và cố gắng thực
hiện với hy vọng ngày mai được đoàn tụ cùng các ngài nơi Thiên Quốc – Miền Trường Sinh.
Tất cả là MỘT mà thôi, bởi
vì “chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.
Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người,
Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người
và trong mọi người” (Ep 4:5-6). Giáo hội duy nhất
nhưng có ba thành phần: Giáo hội Khải hoàn (các thánh
vinh hiển), Giáo hội Đau khổ (các linh hồn nơi
luyện hình), và Giáo hội Chiến đấu (những người
đang lữ hành trần gian). Ba thành phần của Giáo hội
được gọi là “các thánh cùng thông công”.
Tính thông công đó được thể
hiện rõ ngay trong hai ngày đầu tiên của Tháng Mười
Một – Mùa Cầu Hồn: Ngày mồng một kính mừng
chư thánh hiển vinh, và ngày mồng hai tưởng niệm
các tín hữu đã qua đời.
Trời và đất khác nhau, xa nhau,
nhưng không tách rời, vì Đức Giêsu đã từ trời
xuống đất để kéo những người từ
đất lên trời. Thật kỳ lạ! Tông
đồ Gioan kể lại
thị kiến: “Tôi thấy một thiên thần mang ấn của Thiên
Chúa hằng sống, từ
phía mặt trời
mọc đi lên. Thiên thần ấy lớn tiếng bảo bốn
thiên thần khác,
là những vị được
quyền phá hại
đất liền và biển cả, rằng: ‘Xin đừng phá hại đất liền, biển cả và cây
cối, trước
khi chúng tôi đóng ấn trên trán các tôi tớ của Thiên
Chúa chúng ta’. Rồi
tôi nghe nói đến
con số những người được đóng ấn: một trăm bốn mươi bốn
ngàn người
được đóng ấn, thuộc mọi chi tộc con cái
Ít-ra-en” (Kh 7:2-4). Con số 144.000 nghĩa là rất nhiều, chứ không
mang nghĩa “số đếm”
như cách tính của loài người.
Tiếp
tục Thánh Gioan cho biết: “Sau đó,
tôi thấy một đoàn người thật đông
không tài nào đếm
nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành
lá thiên tuế. Họ lớn
tiếng tung hô: ‘Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên
ngai, và chính Con Chiên đã cứu
độ chúng ta’. Tất cả các thiên thần đều đứng chung quanh ngai,
chung quanh các Kỳ
Mục và bốn
Con Vật. Họ đều sấp mặt xuống, phủ
phục trước ngai và thờ lạy Thiên
Chúa mà tung hô rằng:
“Amen! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền
và sức mạnh,
đến muôn thuở muôn đời. Amen”
(Kh 7:9-12). Thiên Chúa muốn
cho biết trước những điều kỳ diệu
trên trời để củng
cố đức tin cho chúng ta, nhờ đó mà vững bước cho chân cứng đá mềm.
Và rồi
một trong các Kỳ
Mục lên tiếng hỏi Thánh
Gioan: “Những người
mặc áo trắng kia là ai vậy? Họ từ đâu
đến?” (Kh 7:9-13). Thánh Gioan trả lời: “Thưa Ngài,
Ngài biết đó”. Vị ấy bảo: “Họ là những người đã
đến, sau khi trải
qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo
mình trong máu Con Chiên” (Kh 7:13-14). Đó là những người tốt lành
và thánh thiện, chúng
ta gọi họ là
thánh nhân.
Cũng đã từng là con người sống trên trần gian, các thánh cũng đã chịu trăm cay ngàn đắng – thậm chí là mất mạng vì những kẻ ác, thế nhưng các ngài vẫn một niềm kiên
tâm bền chí,
đặc biệt là các
ngài đã “giặt sạch” và “tẩy trắng” chiếc áo của mình trong chính Máu Cứu Độ của Đức Kitô. Thật tuyệt vời biết bao! Đó là ước mơ cháy bỏng của những người tin
Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa nhập thể và là Đấng Cứu Độ của nhân loại.
Thiên Chúa toàn năng và toàn quyền, điều đó
được Thánh Vịnh gia minh định: “Chúa
làm chủ trái
đất cùng
muôn vật muôn
loài, làm chủ hoàn cầu với toàn thể dân cư. Nền trái đất, Người dựng trên biển cả, đặt vững vàng
trên làn nước mênh
mông” (Tv 24:1-2). Thiên Chúa là Đấng tác sinh muôn loài, là Đấng chí minh và chí thiện. Thiên Chúa cực thánh như vậy thì “ai được lên núi Chúa và ai được ở trong đền thánh của Người?”. Đơn giản thôi,
Thánh Vịnh gia cho biết
rạch ròi: “Đó là kẻ tay sạch lòng
thanh, chẳng mê
theo ngẫu tượng,
không thề gian thề
dối” (Tv 24:4). Những ai
“sống sạch” như vậy sẽ “được Thiên
Chúa ban phúc lành, được
Thiên Chúa cứu độ
thưởng công xứng
đáng” (Tv 24:5). Quả
thật, chính họ
mới là “dòng dõi những kẻ
kiếm tìm Người,
tìm Thánh Nhan Thiên Chúa nhà Gia-cóp” (Tv 24:6). Thiên Chúa là Đấng Thánh (Lv 11:44-45; Lv 19:2; Lv
20:26; Lv 21:8; Tv 89:36; Tv 99:5 & 9; Is 6:3; Br 4:22; Hs 11:9; Am 4:2; 1
Pr 1:16; Ga 6:69), ai muốn
ở gần Ngài cũng phải thánh.
Thật
vậy, các thánh là những người đã quyết tâm thực hành Thánh Luật của Thiên Chúa, thực hiện tới cùng,
thực hiện tới chết, bất
chấp mọi nguy hiểm. Chắc chắn các
ngài đã cảm nghiệm được
sự ngọt ngào của
tình Chúa yêu thương, của
lòng Chúa thương xót.
Diễm
phúc biết bao vì
chúng ta đã nhận biết
Thiên Chúa, được
tái sinh qua Bí tích Thánh Tẩy,
tức là chúng ta đều
là những người có
kinh nghiệm của việc
“trở về từ cõi chết”, được tắm gội trong
dòng suối Máu và
Nước tuôn
trào ra từ Thánh
Tâm Chúa Giêsu, chúng ta phải
cố gắng noi gương các thánh. Thánh Gioan nói: “Anh
em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng
ta được gọi là con
Thiên Chúa – mà thực
sự chúng ta là con Thiên Chúa. Sở dĩ thế gian không
nhận biết chúng
ta, là vì thế gian đã
không biết Người” (1 Ga 3:1). Chuyện ngỡ chỉ có
trong mơ tưởng, thế
nhưng lại hoàn toàn có thật!
Đúng là khó mà tin được, và đôi khi người ta lại không muốn tin như vậy, nhưng Thánh
Gioan xác định rằng “thực
sự chúng ta là con Thiên Chúa”. Vô cùng lạ lùng, thật là mầu nhiệm, đúng
là phép lạ! Bởi vì
chúng ta đang là tôi tớ,
là nô lệ, là tội nhân, thậm chí là “đang chết”, thế mà lại được sống lại và
được làm
con cái của Ngài –
Thiên Chúa hằng sinh. Những
người không có niềm
tin Kitô giáo thực sự
đúng mức thì
không thể nào
tin được. Thảo nào người ta bảo các Kitô hữu là ảo tưởng, thế nhưng không hề ảo giác hoặc ảo mộng chi cả!
Như để tái xác định và củng cố, Thánh Gioan nhắc lại và giải thích: “Hiện giờ chúng
ta là con Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ như thế nào,
điều ấy chưa
được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng
ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.
Phàm ai đặt
hy vọng như thế vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh
sạch như Người
là Đấng
thanh sạch” (1 Ga 3:2-3). Sự
thật minh nhiên, nhưng đầu óc “bã đậu” của phàm nhân chúng ta lúc này
không thể nào hiểu thấu, và trí tưởng tượng “dỏm” của chúng
ta cũng không thể nào
hình dung ra được.
Quá kỳ lạ!
Chúng ta được biết rằng Thiên
Đàng là cõi phúc. Nơi đó không phải là cõi thiên thai mà Lưu
Nguyễn lạc vào
ngày xưa hoặc như những
cõi bồng lai tiên cảnh trong truyện cổ tích,
mà thực sự là Nước Trời – Thiên Quốc. Trình thuật Mt 5:1-12 nói về Bát Phúc (Tám Mối Phúc Thật, Bài Giảng Trên Núi). Đây là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Thiên Quốc do chính Chúa Giêsu soạn thảo, là Đệ Nhất Tuyên Ngôn so với bất kỳ Bản Tuyên
Ngôn nào của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là Bản Tuyên Ngôn này ngắn gon nhất, ít điều khoản nhất, nhưng lại chính
xác nhất và tuyệt đối.
Cũng chính Bản Tuyên Ngôn Thiên Quốc này đã được Chúa Giêsu đọc công khai trước bàn dân thiên hạ. Có điều khác lạ là khi đó Chúa Giêsu không ra vẻ trịnh trọng như bất kỳ
một vị nguyên thủ
quốc gia nào, còn các môn đệ đứng gần bên cũng
rất tự nhiên. Đúng
là khác người, chả giống
ai. Thế mới thật, thế mới tự nhiên,
thế mới thân
thiện, không cần “ra vẻ” chi cho mệt. Chúa
Giêsu thật tuyệt vời!
Ngài điềm đạm
và dõng dạc tuyên bố:
1. Phúc thay ai có tâm hồn NGHÈO KHÓ, vì Nước Trời là của họ.
2. Phúc thay ai HIỀN LÀNH, vì họ sẽ được Đất Hứa
làm gia nghiệp.
3. Phúc thay ai SẦU KHỔ, vì họ sẽ được Thiên
Chúa ủi an.
4. Phúc thay ai KHÁT KHAO nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên
Chúa cho thoả lòng.
5. Phúc thay ai XÓT THƯƠNG người, vì họ sẽ được Thiên
Chúa xót thương.
6. Phúc thay ai có TÂM HỒN TRONG SẠCH, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
7. Phúc thay ai XÂY DỰNG HOÀ BÌNH, vì họ sẽ được gọi là con
Thiên Chúa.
8. Phúc thay ai BỊ
BÁCH HẠI vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
Không trịnh
trọng, chẳng kiểu cách, Chúa Giêsu cũng chẳng văn hoa bóng bẩy, không hoa hòe hoa sói, mà dùng
lời lẽ bình dị, ai cũng có thể hiểu. Ôi, nghe rất sướng cái lỗ tai! Cuối cùng, Ngài còn nói
thêm: “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh
em hãy vui mừng
hớn hở, vì phần thưởng dành
cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các
ngôn sứ là những người đi trước anh
em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5:11-12). Chắc chắn “cái
phúc” không thể tự dưng mà có
được!
Quả
thật, các thánh đã anh dũng chiến đấu không ngừng – khó nhất là chiến đấu với chính
mình. Nhưng các ngài không hề
nao núng, ngoan cường
tới cùng, mỗi người mỗi
vẻ, nên đã đạt
được mục đích là được lãnh nhận Ơn Cứu Độ. Gương
sáng của các
thánh gần gũi với
chúng ta là chính tiền
nhân da vàng máu đỏ
của chúng ta: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Lạy
Thiên Chúa, xin tăng lực
Tin Cậy Mến để chúng con đủ sức quyết tâm
noi gương các thánh và trung kiên làm chứng về Đức Kitô cho
tới hơi thở
cuối cùng, can đảm bất chấp mọi nguy hiểm.
Xin chư thánh cầu thay nguyện giúp và
trợ giúp
chúng con hiên ngang theo sát gót các ngài mọi nơi và mọi lúc trên đường lữ hành. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ của nhân loại. Amen.
TRẦM THIÊN THU
|