Lễ Ba
Cậy Trông Và Hy Vọng
Vào Chúa
Giữa
ngày hôm qua và hôm nay, biết bao nhiêu người đi viếng thăm
vườn thánh là « nơi an nghỉ » chờ ngày sống
lại của những người đã chết. Chúng ta đi
viếng họ với niềm tin yêu, dừng lại bên
mộ của những người đã yêu thương và làm
điều tốt cho chúng ta trong sự cậy trông và lòng
xót thương vô bờ của Thiên Chúa tình yêu.
Chân
lý Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng giữa
Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện
ngục, nơi ấy dành cho các tâm hồn chết khi mắc
tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần
phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền,
trong một mầu nhiệm đáng sợ mà thánh Gioan Thánh Giá
gọi là “Lửa Tình Yêu”. Tin vào yêu Thiên Chúa tạo dựng,
hy sinh và cứu chuộc của Thiên Chúa, chúng ta cầu
nguyện cho những người đã qua đời, săn sóc
mồ mả và nhất là dâng lễ Misa xin Chúa thứ tha và
sớm giải thoát họ là chứng tá của niềm tin
ấy.
Cậy trông vào Thiên Chúa Tình Yêu
Người ta nói rằng : nếu tất cả Thánh
Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai
biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá
hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn
một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng
bị hư hại đến mức chỉ còn một trang,
và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn
một dòng có thể đọc được, và nếu
dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì
coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi
vì toàn bộ nội dung là ở đó.
Thiên Chúa đã yêu con người bằng một tình
yêu hào phóng khi tạo dựng con người, ban cho con người
những hồng ân bên trong và bên ngoài; Ngài cũng đã yêu
chúng ta với một tình yêu khổ đau để cứu
chuộc ta, khi nghĩ ra cách hủy diệt chính mình,
chịu đau đớn nhất, để minh chứng cho ta
thấy: “Thiên Chúa là Tình
Yêu”.
Trong tác phẩm Quo Vadis, một người ngoại giáo
hỏi Thánh Phêrô khi ngài mới đến Rôma như thế này : Nhã Điển đem đến cho
chúng tôi sự thông thái, Rôma đem đến quyền lực,
còn tôn giáo của ông đem lại cho chúng tôi điều
gì? Thánh Phêrô trả lời: Tình yêu!
Vâng, Thiên Chúa yêu con người bằng một Tình yêu
hào phóng, không những trao ban nhưng không, mà tình yêu đó
còn mang theo tha thứ. Thánh Phaolô thốt lên “Ít có ai chết thay cho người
công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì
kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình của
Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta
còn là tội nhân” (Rm 5, 7-8). Con người có thể là
kẻ thù của Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa mãi mãi không
là kẻ thù của con người.
Hy vọng vào Chúa
Vốn là Tình yêu, mang trong mình một tình
yêu thương xót, thứ tha và cứu chuộc nên Thiên Chúa luôn
canh cánh trong lòng, mong sao cho nhân loại được cứu
chuộc. Người khẩn cầu tha thiết cùng Thiên Chúa
Chúa : « Lạy Cha,
những kẻ Cha ban cho Con thi Con muốn rằng : Con
ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng
chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con ». Chúa
Giêsu cầu nguyện tiếp : “Con muốn rằng Con
ở đâu thì chúng cũng ở đó với Con.” Chúa Giêsu
ở đâu? Ở trong tình yêu Chúa Cha; ở trong sự
thật; ở trong Thánh Ý Chúa Cha; Ở trên Thập Giá
và ở trên thiên đàng.
Chính Cha đã sai Con và yêu
thương họ như đã yêu thương Con.” Trước khi về
trời, Chúa Giêsu khẳng định với chúng ta rằng
Chúa Cha đã yêu thương chúng ta như đã yêu thương Chúa Giêsu.
Như vậy, Chúa Giêsu Nadarét ngày nào cũng như chúng ta hôm nay,
và cũng được Chúa Cha yêu thương bằng một tình
Cha thật gần gũi. Nhưng khác một điều Người
đã nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho
mình, dù trong những lúc đau thương nhất của
cuộc sống. Còn chúng ta, chúng ta cũng tin vào
tình yêu của Thiên Chúa, nhưng không mấy xác tín rằng
Chúa Cha đã yêu thương tôi như đã yêu thương Chúa Giêsu.
|