Thưa
được – Lm Trịnh Ngọc Danh
Cách đây vài tuần, chúng ta đã nghe
Chúa tiên báo lần thứ hai về cuộc khổ nạn
Ngài sẽ phải trải qua; và qua lần tiên báo ấy,
Ngài cũng đã hứa với các môn đệ là Ngài sẽ
cho họ được ngồi trên ngai để xét
xử mười hai chi tộc Israen; và các ông vẫn
cứ đinh ninh rằng Chúa sẽ làm vua thống trị
và họ sẽ được một chức vụ nào
đó, nên dọc đường, các ông đã tranh cãi
với nhau xem ai là người lớn hơn cả.
Trên đường lên Giêrusalem lần
này, hai con ông Giêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Chúa
và nói: “Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực
hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây”.
Ngài hỏi: “Các anh muốn Thầy thực hiện cho các
anh điều gì?” Các ông thưa: “Xin cho hai anh em chúng con,
một người được ngồi bên hữu,
một người được ngồi bên tả
Thầy, khi Thầy được vinh quang”.
Việc hai anh em con ông Giêbêđê xin
được ngồi bên tả bên hữu Chúa, một
lần nữa, lại gây ghen tức giữa các môn
đệ, lại tranh giành địa vị xã hội vào
ngày mà họ nghĩ Thầy sẽ lập vương
quốc ở trần thế!
Đúng như lời Thầy khiển
trách: ““Các anh không biết các anh xin gì!” Gián tiếp Chúa
cũng cho các ông biết: anh em lấy tư cách gì
để xin ngồi bên tả, bên hữu Thiên Chúa! Ngồi bên tả hay bên hữu là việc Thiên Chúa
đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới
được; “Các anh có uống nổi chén Thầy
sắp uống, hay chịu được phép rửa
Thầy sắp chịu không?” Đây
cũng là lần tiên báo thứ ba về cuộc khổ
nạn Ngài sẽ phải chịu.
Hai ông dám công khai xin cho được
ngồi bên hữu, bên tả Chúa kể ra cũng là một
lời xin lộ liễu trước mặt các môn
đệ khác, và tuy chẳng hiểu chén mà Thầy sắp
uống, phép rửa mà Thầy sắp chịu là gì, nhưng
hai ông vẫn quả quyết: “Thưa được”.
Có lẽ lúc bấy
giờ hai ông “Thưa được” là để cho qua
chuyện, nhưng về sau, lời quả quyết ấy
đã trở nên sự thật. Hai ông đã uống chén đắng
như Thầy đã uống và đã chịu phép rửa
như Thầy đã chịu: Vào năm 44, thánh Giacôbê đã
chịu tử đạo dưới thời vua Agrippa
đệ nhất. Còn thánh Gioan bị bỏ vào vạc
dầu sôi, nhưng được cứu thoát nhờ phép
lạ; và cuối cùng ngài cũng chết anh hùng sau những
tháng ngày sống lưu đày trên đảo Patmô.
Giacôbê và Gioan xin cho
họ được ở vị trí cao nhất trong
vương quốc của Chúa. Họ chỉ nghĩ
đến mình nên gây bực tức cho người khác.
Hai ông là biểu tượng cho những khát vọng
trần thế: điạ vị xã hội, danh lợi,
quyền thế, vinh quang, thống trị; đó là khát
vọng của người đời.
Thực ra “ai ước mơ
được làm thủ lãnh, là mơ ước một
điều tốt lành” (1Tm. 3,1); Trong
bất cứ tổ chức, tập thể nào cũng
cần có người lãnh đạo. Chúa
cũng không hủy bỏ vai trò của người
đứng đầu, người thủ lãnh; nhưng làm
thủ lãnh, làm đầu để phục vụ
người khác thì khác với tinh thần làm lớn
để người khác phục vụ mình.
Chúa Giêsu đưa ra hai mẫu
người làm lớn, người cầm đầu thiên
hạ, người thủ lãnh: mẫu người thứ
nhất dùng uy quyền để thống trị và cai
quản dân, mẫu người thứ hai đối
nghịch với mẫu người thứ nhất là
phục vụ và là đầy tớ của mọi
người:“Anh em biết: những
người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy
mà thống trị dân, những người làm lớn thì
lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì
không được như vậy: ai muốn làm lớn
giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh
em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy
tớ mọi người. Vì Con Người
đến không phải để được
người ta phục vụ, nhưng là để phục
vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn
người”.
Mẫu người làm thủ lãnh theo yêu cầu của Chúa Giêsu là phục
vụ và làm đầy tớ người khác. Có ông vua nào trên trần thế này quì xuống mà
rửa chân cho các gia nhân trong triều không? Có người nào giàu nhất thế giới mà
chịu sống cảnh không cửa, không nhà, không có gối
đầu để tìm đến những người
nghèo khổ không? Có vị thủ lãnh nào
dám hy sinh mạng sống mình để cứu muôn
người không? Có vị thủ lãnh nào, bị
nghiền nát, chịu kiếp sống lao
đao, bị liệt vào hàng ngỗ nghịch vì hạnh
phúc của con người không?
Thưa có. Vị
vua ấy, vị thủ lãnh ấy là Vua Giêsu Kitô.
Thánh Paulinô, Giám
mục thành Nôla ( 353-431), sau khi thu xếp
xong việc gia đình, từ bỏ chức lãnh sự
ở Rôma, đã sống một cuộc đời tu
đức khổ hạnh và làm đến chức Giám
mục. Khi quân Goths chiếm đóng xứ ngài
và bắt nhiều người làm nô lệ, ngài đã bán
tất cả gia sản để nuôi người nghèo và
chuộc nhiều kẻ nô lệ trong số đó.
Tới lúc quân Vandales tiến đến, ngài không còn gì
để bán nữa nên đã hy sinh chính bản thân mình,
đi làm nô lệ thay cho con trai của bà góa và bị
điệu sang Phi châu. Mãi lâu sau, ngài được trả
tự do và trở về lại giáo phận Nôla của ngài
trước niềm hân hoan cảm phục của mọi
giáo hữu.
Ngoài ra, nhân dịp
này Chúa còn dạy các môn đệ một bài học sâu xa
về lòng khiêm nhường phục vụ mà người
thủ lãnh, người cầm đầu cần phải
có. Bất cứ ở địa vị nào, chúng ta
cũng có thế phục vụ người khác; nhưng
người ở địa vị có quyền lực cao
là người có nhiều điều kiện và cơ
hội để phục vụ người khác hơn.
Quyền bính phải đi đôi với
phục vụ và làm đầy tớ mọi người.
Người đứng đầu lại là
người rốt hết. Người
có quyền lực lại là người phục vụ
kẻ khác, người tôi tớ của mọi
người. Vị trí vai trò đảo ngược
trong Vương quốc của Thiên Chúa! Chúa đời
hỏi người làm lớn, người có địa
vị, quyền lực phải chấp nhận uống
chén Thầy đã uống, chịu phép rửa Ngài đã
chịu khác với quan niệm của thế nhân là
người có quyền lực áp bức người
yếu thế, người giàu sang cai trị, bắt
nạt người nghèo khó.
Câu hỏi Chúa Giêsu nêu lên cho hai môn
đệ Giacôbê và Gioan cũng là câu hỏi Chúa đặt
ra cho mỗi người chúng ta: “Các anh có uống nổi
chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép
rửa Thầy sắp chịu không?” Chén mà Thầy sắp
uống là chén đau khổ trong vườn cây dầu: “ Lạy Cha, nếu có thể, thì xin cho con
khỏi uống chén này, nhưng không theo ý Con một theo ý
Cha mà thôi”; và phép rửa Thầy sẻ chịu là phép
rửa bằng máu, là cái chết đau thương trên
Thập gía. Tóm lại, chúng ta có sẵn sàng chịu đau
khổ với Chúa không?
Có lẽ chúng ta
cũng “Thưa được” với Chúa, nhưng lại
sống khác đi. Miệng chúng ta quả quyết mạnh
mẽ là sẽ uống chén Chúa đã uống, sẽ
sẵn sàng chịu phép rửa Chúa đã chịu, nghiã là vác
lấy Thập gía theo Chúa, nhưng có thể trong thâm tâm
chúng ta lại mong muốn có một cây Thập giá nhẹ
nhàng, tiện lợi theo ý riêng của mình hơn là vác
lấy Thập giá theo thánh ý của Chúa gởi đến
cho mình.
Có lẽ chúng ta
cũng đã “Thưa được” với Chúa, nhưng
vẫn còn e dè tránh né chén và phép rửa Chúa đã đi qua. Chúng ta
nói tới chứ chưa dám dấn thân thực sự vào,
dầu Chúa đã tạo cho chúng ta nhiều cơ hội
trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Làm đầu hay làm người hèn
mọn trong Nước trới đều là môn đệ
của Chúa, đều được mời gọi
phục vụ tha nhân đến quên mình, đến hy sinh
mình. Không biết chúng ta đã đổ được bao
nhiêu giọt mồ hôi cho Chúa, nói chi đến uống chén
của Chúa, chấp nhận cuộc thanh tẩy của
Chúa!
Chúa cho tôi một chỗ đứng
trong Giáo hội, trong cộng đoàn, dầu chỗ
đứng ấy lớn hay nhỏ, hãy lợi dụng nó
để phục vụ anh em.
Chén đời sống của chúng ta có
chén cay đắng, chén ngọt bùi, chén khó khăn trong
việc đi theo Chúa là hy sinh và phục
vụ người khác. Ai chia sẻ với
Chúa chén cay đắng của Thập giá thì cũng sẽ
chia sẻ với Ngài sự vinh quang Phục sinh.
|