ÁNH
SÁNG ĐỨC MẸ DẪN CHÚNG TA RA KHỎI
BÓNG TỐI
Trong
suốt khoảng 25 năm, tôi luôn sợ
bóng tối. Đó là một trong các
nỗi sợ hãi ghê gớm nhất của
tôi, vô cớ và vô lý. Không
có gì tệ hại hơn đã từng
xảy ra cho tôi trong bóng tối, nhưng vì
lý do gì đó – khi tôi không
thể thấy rõ mọi thứ trước
mặt tôi – bóng tối trở nên
biểu tượng những điềm gở. Óc
tưởng tượng linh hoạt của một
đứa trẻ về những quái vật
biến thành ma quỷ, chưa bao giờ biến
mất.
Lớn
lên thành một thiếu nữ thành
thị, tôi không thường xuyên cảm
nghiệm về vẻ đẹp và sự kỳ
diệu vào ban đêm. Trong một lần
đi cắm trại, tôi ngồi bên đống
lửa sau khi mọi người đã ngủ,
tôi ngạc nhiên khi nhìn lên bầu
trời đêm. Trong tâm trí tôi, đôi
khi tôi nghe như cha mẹ tôi cảnh báo
rằng “Chẳng có gì tốt xảy
ra sau bóng tối”, nhưng rồi tôi
lại tập trung vào ánh sáng mờ
của vầng trăng và ánh lung linh của
các ngôi sao đang lấp lánh cách
xa nhiều năm ánh sáng.
Mới
đây, tôi phát hiện vẻ đẹp
của ban đêm. Tôi chỉ suy nghĩ về
nó sau khi đọc một đoạn trong cuốn
“The Glories of Mary” (Vinh Quang Đức Mẹ)
của Thánh An-phong Liguori viết về Đức
Mẹ, nói rằng Đức Mẹ là ánh
sáng dịu dàng của mặt trăng và
Chúa Giêsu là ánh sáng chói
lọi của mặt trời.
Nhà
chú giải Kinh Thánh dòng Đa-minh, ĐHY
Hugh, nói rằng: “Đức
Kitô là ánh sáng mạnh mẽ điều
khiển người công chính, và Đức
Mẹ là ánh sáng yếu hơn điều
khiển tội nhân”.
Ngài có ý nói rằng mặt trời
là hình ảnh Chúa Giêsu Kitô,
“Mặt Trời Công Chính” (Ml 3:20),
ánh sáng của Ngài được
người công chính tận hưởng,
họ sống trong ngày tháng trong trẻo
của thiên ân. Còn mặt trăng là
hình ảnh Đức Mẹ, nhờ ánh
sáng này mà những người sống
trong bóng tối tội lỗi được
chiếu sáng.
VẦNG
NGUYỆT MARIA
Nếu
chúng ta phân tích lời Thánh
An-phong nói rằng “Đức Mẹ là
ánh sáng yếu hơn điều khiển
tội nhân” và “ánh trăng là
hình ảnh Đức Mẹ, , nhờ ánh
sáng này mà những người sống
trong bóng tối tội lỗi được
chiếu sáng”, chúng ta có thể
suy ra rằng việc tạo dựng mặt trăng
cho chúng ta biết nhiều về bóng tối,
nhưng đáng yêu, và về tâm
linh.
Sự
mềm mại của mặt trăng không áp
đảo. Chúng ta chỉ có thể thấy
mặt trăng sau khi mặt trời đã lặn,
và chúng ta cũng chỉ buồn ngủ
sau một ngày làm việc. Giống như
Đức Mẹ, mặt trăng luôn hiện
hữu, nhưng chúng ta không phải lúc
nào cũng thấy. Chúng ta chỉ chú
ý ánh sáng mà Đức Mẹ
chiếu trên chúng ta khi bóng đêm
bao phủ.
Trong
bóng tối không tốt lành, chúng
ta sợ hãi bởi vì mọi thứ ánh
sáng đã lịm tắt từ linh hồn
chúng ta. Không có gì hướng dẫn
chúng ta trở lại Ánh Sáng Thật
của Ngôi Lời – Đức Giêsu
Kitô. Nhưng ánh sáng mặt trăng là
Đức Mẹ ra dấu bảo chúng ta đừng
sợ hãi những gì chúng ta không
thấy, mà hãy tin vào Con Yêu Dấu
của Đức Mẹ, Đấng soi sáng
đường đời của chúng ta cả
ngày và đêm.
Cùng
với vô số các ngôi sao lấp lánh
trong đêm tối – tức là các
thánh, Đức Mẹ nhắc chúng ta nhớ
rằng các thánh luôn cầu thay nguyện
giúp cho chúng ta, hiện hữu và đồng
hành với chúng ta, sẽ chẳng bao giờ
rời xa chúng ta. Như ánh trăng, Đức
Mẹ là đặc ân từ Thiên Chúa,
bởi vì Đức Mẹ yêu thương
cầu bầu cho chúng ta, và Thiên Chúa
sẽ không bỏ mặc cho tội lỗi của
chúng ta chỉ vì công lý. Đức
Mẹ cầu xin cho chúng ta có cơ hội
trở lại với Ngài – hằng đêm,
như ánh trăng luôn tỏa sáng.
VẦNG
DƯƠNG GIÊSU
Chúa
Giêsu là Mặt Trời Công Chính.
Ngài điều khiển bằng ánh dương
chói lọi – sáng đến nỗi
chúng ta không thể nhìn thẳng vào,
vì chúng ta sẽ mất thị lực. Mặt
trời nhắc chúng ta nhớ về sự hư
vô và nhân tính của chúng ta,
nghĩa là chúng ta không thể đạt
được những gì chúng ta cần
nếu không có tình yêu bao la của
Ngài.
Ánh
dương làm ấm áp tâm hồn
chúng ta, và chiếu sáng con đường
chúng ta đi. Khi chúng ta là những
con người của ban ngày, chúng ta thấy
được vẻ đẹp ẩn giấu
trong bóng đêm: chi tiết của từng
đóa hoa, sự lộng lẫy của màu
sắc, nét tinh tế của những con bọ.
Ánh dương cho chúng ta biết sự
thật về chính mình và thế giới
xung quanh chúng ta, những gì mà chúng
ta thường bỏ qua khi chúng ta quen sống
trong sự tăm tối của bóng đêm.
GIAO
THOA VẦNG DƯƠNG GIÊSU VÀ VẦNG
NGUYỆT MARIA
Hãy
cân nhắc nhật thực và nguyệt
thực: chúng giao thoa, giống như Thánh
Tâm Chúa Giêsu và Đức Mẹ
vậy. Chúng nhắc chúng ta nhớ về
sự kết hiệp của mục đích và
ý định đối với phúc lợi
của chúng ta.
Cả
mặt trời và mặt trăng đều
cần thiết cho các mục đích khác
nhau, mặc dù chúng cùng hành động
để chúng ta được cứu độ.
Chúng ta không thể giấu giếm mình,
vì chúng ta có thể muốn trong những
khe tối tăm khi màn đêm chi phối
chúng ta. Đó là lý do tại sao
Đức Mẹ, Ánh Trăng Quý Giá,
dịu hiền, kiên nhẫn, và khéo
léo lôi kéo chúng ta trở về
với Ánh Sáng Thiên Chúa.
Chỉ
có ban ngày thì chúng ta mới có
thể thực sự thoát khỏi tội lỗi.
Đó là lý do chúng ta cần Ánh
Sáng Công Lý của Chúa Giêsu là
Mặt Trời Công Chính, và sự
trừng phạt của Ngài có thể
thanh luyện linh hồn chúng ta nên tinh
tuyền, luôn cháy lửa yêu mến
Ngài.
JEANNIE
EWING
TRẦM
THIÊN THU
(chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Lễ
Thánh Sử Luca – 2018
|