VẤN
ĐỀ VỆ SINH
Vệ
sinh là những quy tắc giữ gìn
sạch sẽ cho bản thân và môi
trường để phòng bệnh, duy trì
và tăng cường sức khỏe – gọi
là Phép Vệ Sinh. Kinh Thánh không đề
cập vấn đề vệ sinh về thể
lý, nhưng đề cập vấn đề
vệ sinh về tinh thần – đặc biệt
là vệ sinh tâm linh, vệ sinh linh hồn.
Vệ
sinh liên quan tình trạng sạch và
bẩn, Việt ngữ thường có từ
láy để làm mạnh nghĩa hơn:
sạch sẽ, bẩn thỉu. Tình trạng
sạch – bẩn không chỉ có nghĩa
đen mà còn có nghĩa bóng. Vệ
sinh là điều tốt, nhưng xét theo
nghĩa đen, có những thứ sạch quá
cũng không tốt – nghĩa là đôi
khi cũng cần bẩn một chút. Thật
vậy, có những loại virus thực sự
“tốt” cho cơ thể. Cholesterol cũng
có loại “tốt” và “xấu”.
Nhưng xét về nghĩa bóng thì phải
tuyệt đối vệ sinh sạch sẽ, một
chút bẩn cũng nguy hiểm, và Thiên
Chúa không thể chấp nhận tình
trạng đó!
Trong
Anh ngữ, từ ngữ “hygiene” (vệ
sinh) xuất hiện vào khoảng năm 1677. Từ
này có nguồn gốc từ Pháp ngữ
là “hygiène”, nhưng từ này
lại là phiên bản Tây phương
từ Hy ngữ là ὑγιεινή
(τέχνη) – hugieinē technē, có
nghĩa là “nghệ thuật của sức
khỏe”. Trong tôn giáo Hy Lạp cổ
đại, Hygeia (Ὑγίεια)
là người đại diện cho sức
khỏe. Chỉ là từ ngữ thôi mà
cũng thú vị bởi vì ý nghĩa
thâm thúy, huống gì khi đề cập
về nghĩa bóng: vệ sinh tâm linh.
Như
chúng ta đã biết, Nhóm Pharisêu
là “người đại diện”
của những người ưa thói xu nịnh,
đạo đức giả. Họ ỷ mình
là “người đặc biệt” –
gọi là “biệt phái”, thế
nên họ luôn kênh kiệu, nhìn tha
nhân bằng nửa con mắt. Chúa Giêsu
rất ghét loại người giả hình
như vậy, và Ngài thường chỉ
trích họ rất nặng lời: “Các
người giống như mồ mả tô vôi,
bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng
bên trong thì đầy xương người
chết và đủ mọi thứ ô uế”
(Mt 23:27). Nói “toạc móng heo” thế
mà họ vẫn cứ trơ trơ vậy.
Những
kẻ hơm mình là như vậy đó.
Thế nhưng người ta chỉ đọc cho
biết, nghe cho vui, và người ta vẫn
thích thân thiện với những người
có vẻ bề ngoài “đặc biệt
khác người” theo phong cách Pharisêu.
Tình trạng này đã và đang
xảy ra ở mọi nơi!
Từ
cổ chí kim vẫn thế, biến đổi
tích cực thì ít, mà biến đổi
tiêu cực thì nhiều, thậm chí
ngày nay còn “tinh vi” hơn ngày
xưa. Sách Đệ nhị luật nói
về dân Ít-ra-en rằng “PHẢI NGHE
những THÁNH CHỈ và đem ra THỰC
HÀNH” thì mới “ĐƯỢC
SỐNG và sẽ được vào chiếm
hữu miền đất mà Đức Chúa
hứa ban” (Ðnl 4:1). Tuyệt đối “KHÔNG
ai được THÊM hay BỚT gì, nhưng
PHẢI GIỮ những ĐÚNG mệnh lệnh
của Thiên Chúa”, nếu “tuân
giữ và đem ra thực hành thì sẽ
được coi là KHÔN NGOAN và THÔNG
MINH” (Ðnl 4:2). Nghe được thánh chỉ
đó, người ta nói: “Chỉ
có dân tộc vĩ đại này mới
là một dân khôn ngoan và thông
minh!”
(Ðnl 4:6). Đúng vậy, “có dân
tộc vĩ đại nào được thần
minh ở gần, như Đức Chúa, Thiên
Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi
khi chúng ta kêu cầu Ngài? Có dân
tộc vĩ đại nào được
những thánh chỉ và quyết định
công minh, như tất cả Lề Luật mà
hôm nay tôi đưa ra trước mặt
anh em?” (Ðnl 4:7-8).
Mặc
dù hoàn toàn khác mọi dân
tộc, nhưng dân Ít-ra-en vẫn là
“người đại diện” cho chúng
ta ngày nay – cách riêng là những
người đã được rửa tội,
bởi vì chúng ta cũng được
trở thành “dân riêng” của
Thiên Chúa. Thật là diễm phúc
cho chúng ta, nhưng với điều kiện
là “phải TUÂN THỦ mọi GIỚI
RĂN của Ngài”. Vấn đề là
ở chỗ đó. Một trong các huấn
lệnh của Thiên Chúa mà chúng
ta phải tuân thủ là “giữ lòng
thanh sạch” – tránh vấy bẩn tội
lỗi.
Người
có “lòng thanh sạch” là người
thế nào? Thánh Vịnh gia cho biết đó
là người “sống vẹn toàn,
luôn làm điều ngay thẳng, bụng
nghĩ sao nói vậy, miệng lưỡi chẳng
vu oan, không làm hại người nào,
chẳng làm ai nhục nhã” (Tv 15:2-3).
Không chỉ tránh điều xấu (tiêu
cực) mà còn phải làm điều
tốt (tích cực): “Coi
khinh phường gian ác, trọng ai kính
Chúa Trời, lỡ thề mà bị thiệt
thì cũng chẳng rút lời, cho vay không
đặt lãi, chẳng nhận quà hối
lộ mà hại đến người ngay”
(Tv 15:4-5a). Nghe chừng đơn giản, thế
nhưng lại vô cùng phức tạp và
khó khăn. Ai sống và thực hành
được như vậy thì sẽ “không
hề nao núng chuyển lay bao giờ” (Tv
15:5b). Không đơn giản!
Sống
công chính thật khó, nhưng không
phải là không thể. Bí quyết là
phải cầu nguyện liên lỉ và nỗ
lực không ngừng, bởi vì nếu
không có Chúa thì chúng ta chỉ
có nước “bó tay” mà thôi.
Thật vậy, Chúa Giêsu đã minh
định: “Không
có Thầy, anh em chẳng làm gì được”
(Ga 15:5). Hành động còn liên quan vấn
đề khác: “Không
có TÌNH YÊU và HÀNH ĐỘNG
thì người thông thái nhất cũng
chẳng là gì”
(Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu,
1873-1897).
Như
một lời giải thích chi tiết và
rõ ràng hơn, Thánh Giacôbê xác
định: “Mọi
ơn lành và mọi phúc lộc hoàn
hảo đều do từ trên, đều tuôn
xuống từ Cha là Đấng dựng nên
muôn tinh tú; nơi Người không hề
có sự thay đổi, cũng không hề
có sự chuyển vần khi tối khi sáng”
(Gc 1:17). Ôi, tại sao vậy? Lý do minh
nhiên: “Người
đã tự ý dùng Lời chân lý
mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên
như của đầu mùa trong các thọ
tạo của Người”
(Gc 1:18). Thánh nhân giải thích thêm
và kết luận: “Vì
vậy, anh em hãy GIŨ SẠCH mọi điều
ô uế và mọi thứ độc ác
còn lan tràn; hãy KHIÊM TỐN đón
nhận lời đã được gieo vào
lòng anh em; lời ấy có sức cứu
độ linh hồn anh em. Anh em hãy đem Lời
ấy ra THỰC HÀNH, chứ ĐỪNG NGHE
SUÔNG mà lừa dối chính mình”
(Gc 1:21-22). Vâng, vấn đề quan trọng là
thực hành, là hành động cụ
thể, chứ không thể chỉ nói đầu
môi chót lưỡi. Thật không hề
đơn giản chút nào, thế nên
chớ ảo tưởng mà tự hại
mình!
Là
phàm nhân, óc ít nên cạn nghĩ,
con người thường ưa hào nhoáng
bề ngoài, thích được chú
ý, thích bề nổi, dù biết đó
chỉ là hão huyền. Chúa Giêsu
cực kỳ ghét thói giả dối, thói
giả hình, giả nhân giả nghĩa. Và
Thánh Giacôbê cũng thẳng thắn chỉ
trích: “Ai
cho mình đạo đức mà không
kiềm chế miệng lưỡi, là tự
dối lòng mình, vì đó chỉ
là thứ đạo đức hão”
(Gc
1:26). Thánh nhân giải thích rất cụ
thể: “Có
lòng đạo đức tinh tuyền và
không tỳ ố trước mặt Thiên
Chúa Cha, là thăm viếng cô nhi quả
phụ lâm cảnh gian truân, và giữ
mình cho khỏi mọi vết nhơ của thế
gian”
(Gc 1:27). Rồi ngài đúc kết ngắn
gọn: “Đức
tin không có hành động thì quả
là đức tin chết”
(Gc 2:17).
Ngay
trong ngày hôm đó, có những
người Pharisêu và một số kinh sư
tụ họp quanh Đức Giêsu. Họ là
những người từ Giêrusalem đến.
Họ thấy vài môn đệ của Ngài
dùng bữa mà tay còn ô uế –
nghĩa là chưa rửa sạch, chưa vệ
sinh. Bởi vì người Pharisêu cũng
như mọi người Do-thái đều nắm
giữ truyền thống của tiền nhân là
“không ăn gì khi chưa rửa tay sạch
sẽ, bất cứ thứ gì mua ngoài chợ
về cũng phải rảy nước đã
rồi mới được phép ăn”.
Họ còn giữ nhiều tập tục khác
nữa như rửa chén bát, bình lọ
và các đồ đồng. Vệ sinh là
điều tốt, nhưng họ không chú
trọng việc vệ sinh mà chú trọng
các nghi thức, chú trọng “bề
ngoài” mà thôi. NGHI THỨC làm
gì nếu không có TÂM THỨC chứ?
Nghi thức mà thiếu ý thức thì
thật ấm ức, chỉ tạo sự bực
tức!
Người
Pharisêu và kinh sư thấy thế thì
ngứa mắt nên họ cũng ngứa miệng,
và họ liền chất vấn Đức
Giêsu: “Sao
các môn đệ của ông không
theo truyền thống của tiền nhân, cứ
để tay ô uế mà dùng bữa?”
(Mc 7:5). Ngài trả lời ngay: “Ngôn
sứ Isaia thật đã nói tiên tri
RẤT ĐÚNG về các ông là
những kẻ ĐẠO ĐỨC GIẢ, khi
viết rằng: Dân này tôn kính Ta
bằng môi bằng miệng, còn lòng
chúng thì lại xa Ta”
(Mc 7:6). Lời trách nhẹ nhàng mà đau
điếng, nhức buốt tận tâm can, y
như kim đâm vào óc vậy! Chúa
Giêsu cũng đang trách mỗi chúng
ta như vậy: chú ý chiếc áo
khoác mà bỏ tấm lòng.
Chưa
hết, Chúa Giêsu còn “láy”
thêm: “Chúng
có thờ phượng Ta thì cũng vô
ích, vì giáo lý chúng giảng
dạy chỉ là giới luật phàm nhân.
Các ông gạt bỏ điều răn của
Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống
của người phàm”
(Mc 7:7-8). Họ câm họng không ú ớ
được gì, chắc là tức bầm
gan tím ruột, nhưng Chúa Giêsu nói
chí lý quá và cũng… thấm
thía thấu xương cốt. Thấy họ
im như thóc thối, Ngài biết là
“gãi đúng chỗ họ ngứa”
nên nói luôn một mạch: “Các
ông thật khéo coi thường điều
răn của Thiên Chúa để nắm
giữ truyền thống của các ông.
Quả thế, ông Môsê đã dạy
rằng: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ
và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ,
thì phải bị xử tử! Còn các
ông, các ông lại bảo:
Người
nào nói với cha với mẹ rằng:
những gì con có để giúp cha mẹ
đều là ‘co-ban’, nghĩa là
‘lễ phẩm đã dâng cho Chúa’
rồi, và các ông không để
cho người ấy làm gì để giúp
cha mẹ nữa. Thế là các ông lấy
truyền thống các ông đã truyền
lại cho nhau mà huỷ bỏ lời Thiên
Chúa. Các ông còn làm nhiều
điều khác giống như vậy nữa!”
(Mc 7:9-13). Đau ơi là đau! Cũng đáng
đời “kẻ giả hình”, không
nói cứng rắn và thẳng thắn như
vậy cũng không được, loại “đầu
tôm” phải xử thế thôi!
Tuy
nhiên, có nói đi cũng phải nói
lại. Thấy người thì cũng phải
tự xét lại mình. Tục ngữ nói:
“Cười
người hôm trước, hôm sau người
cười”,
còn ca dao cảnh báo: “Chân
mình còn lấm bê bê, mà còn
cầm đuốc đi rê chân người”.
Bằng cách này hay cách nọ, qua cử
chỉ, ngôn ngữ hoặc động thái,
chúng ta cũng rất thường xu nịnh,
tâng bốc, luồn cúi, qụy lụy,
chuộng bề ngoài, theo kiểu “cái
đẹp đè bẹp cái nết”.
Liệu chúng ta có dám nghiêm túc
suy ngẫm và can đảm đấm ngực
“lỗi tại tôi nhiều lần” hay
không? Khó lắm chứ chẳng dễ gì,
bởi vì “cái tôi to đùng”
của chúng ta lại bị đụng chạm!
Vừa
thẳng thắn phê bình nhóm Pharisêu
xong, Đức Giêsu gọi đám đông
tới và mạnh mẽ chỉ trích: “Xin
mọi người nghe tôi nói đây,
và hiểu cho rõ: Không có cái
gì TỪ BÊN NGOÀI vào trong con người
lại có thể làm cho con người ra
ô uế được; nhưng chính cái
từ con người xuất ra, là cái làm
cho con người ra ô uế. Ai có tai nghe
thì nghe! Vì từ bên trong, từ lòng
người, phát xuất những Ý ĐỊNH
XẤU: Tà dâm, trộm cắp, giết
người, ngoại tình, tham lam, độc
ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ,
phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.
Tất cả những điều xấu xa đó,
đều từ bên trong xuất ra, và làm
cho con người ra ô uế”
(Mc 7:14-23). Một quy trình hợp lý đáng
quan ngại: Ý Nghĩ ➡
Hành
Động ➡
Thói
Quen ➡
Tính
Cách ➡
Số
Phận.
Ôi,
Lời Chúa rõ ràng, rạch ròi,
không gì khó hiểu. Tuy nhiên, Lời
Chúa có khi làm cho chúng ta cảm
thấy phấn khởi, vui mừng, mà rồi
cũng có lúc lại khiến chúng ta
cảm thấy “nhức đầu” lắm.
Vấn đề vệ sinh không quá phức
tạp, có thể là khá đơn
giản, vậy mà sao lại nhiêu khê
quá chừng. Vệ sinh đâu chỉ là
tình trạng Sạch hay Bẩn bình thường,
mà còn liên quan tình trạng linh
hồn!
Lạy
Thiên Chúa, xin tẩy rửa tâm hồn
chúng con nên tinh tuyền và hoán cải
cuộc đời chúng con cho hợp với
Thánh Ý Ngài. Xin gìn giữ chúng
con luôn “sạch sẽ” từ trong ý
nghĩ, ánh mắt, lời nói, cử chỉ,
động thái,... nhờ đó mà
chúng con nên giống Ngài hơn và
được đến gần Ngài. Chúng
con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu
Kitô, Đấng cứu độ của nhân
loại. Amen.
TRẦM
THIÊN THU
|