MƯỜI
CÁCH TÔN KÍNH ĐỨC MẸ
Theo
Phụng Vụ, Tháng Năm thì chúng
ta dâng hoa lòng lên Đức Mẹ;
Tháng Sáu thì chúng ta đắm
mình trong Đại Dương Thương Xót
của Thánh Tâm Chúa Giêsu; Tháng
Bảy thì chúng ta chúc tụng và
tôn thờ Máu Thánh Chúa Giêsu,
giá cứu độ; Tháng Mười thì
chúng ta chuyên cần lần Chuỗi Mân
Côi; Tháng Mười Một thì chúng
ta cầu nguyện cho các tín hữu đã
qua đời.
Đức
Maria là Nữ Tử của Chúa Cha, là
Thánh Mẫu của Chúa Con, là Hiền
Thê Huyền Nhiệm của Chúa Thánh
Thần, là Nữ Vương các Thiên
Thần và các Thánh, là Nữ
Vương Trời Đất. Thánh Louis de
Montfort tôn xưng Đức Mẹ là Nữ
Vương mọi tâm hồn và là
Kiệt Tác của Thiên Chúa.
Các
thánh dùng những lời mạnh mẽ,
đẹp đẽ, và thường theo dạng
thi ca, để tôn vinh Đức Nữ Trinh
Maria. Chúng ta có cách nào để
thể hiện lòng yêu mến và sùng
kính đối với Đức Mẹ? Chúng
ta có 10 cách.
1. TẬN
HIẾN
Việc
đầu tiên chúng ta có thể làm
mỗi buổi sáng là cầu nguyện –
tận hiến cho Chúa Giêsu qua Trái Tim
Vô Nhiễm Mẹ Maria. Hãy bắt đầu
một ngày mới qua Đức Mẹ! Mẹ
Thánh Teresa Calcutta luôn dành tình yêu
cho Đức Mẹ: “Lạy
Mẹ Maria, xin ban cho con trái tim của Mẹ:
tươi đẹp, thuần khiết, vô
nhiễm; trái tim Mẹ đầy yêu thương
và khiêm nhường mà con có thể
đón nhận Chúa Giêsu trong Bánh
Hằng Sống và yêu mến Ngài như
Mẹ đã yêu thương Ngài và
phụng sự Ngài khi con hướng dẫn
người nghèo”.
2. KINH
TRUYỀN TIN và KINH NỮ VƯƠNG THIÊN
ĐÀNG
Lời
kinh truyền thống này thường được
đọc vào buổi trưa, nhưng cũng
có thể đọc bất cứ lúc nào.
Có thể đọc ba lần mỗi ngày
– lúc 9 giờ sáng, 12 giờ
trưa, và 6 giờ chiều. Cầu
nguyện như vậy thì chúng ta sẽ
thánh hóa giờ kinh sáng, kinh trưa và
kinh chiều qua sự hiện diện của Thánh
Mẫu Maria.
Các
kinh này gợi nhớ sự hiện diện
quan trọng của Đức Mẹ trong Mầu
nhiệm Cứu độ – Nhập thể, Khổ
nạn, Tử nạn và Phục sinh của
Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan Vianney nhắc
chúng ta về sự hiện diện và
hành động của Đức Mẹ trong
đời sống của chúng ta: “Chỉ
khi nào kết thúc Cuộc Phán Xét
thì Đức Mẹ mới được
nghỉ ngơi; từ nay tới lúc đó,
Đức Mẹ rất bận rộn với con
cái của Mẹ. Phục vụ Đức
Mẹ là sống theo mệnh lệnh của
Đức Mẹ hơn là cai quản”.
3. TẬN
HIẾN GIA ĐÌNH CHO MẪU TÂM VÔ
NHIỄM
Hãy
chuẩn bị tận hiến bằng tuần cửu
nhật Kinh Mân Côi và cầu nguyện
với phép lành do linh mục trao ban như
những thành viên trong gia đình. Qua
phép lành và việc tận hiến
này, Chúa Cha sẽ tuôn tràn ân
phúc trên mọi người trong gia đình.
4. TẬN
HIẾN CHÍNH MÌNH
Hãy
tận hiến cuộc đời cho Chúa Giêsu
qua Đức Mẹ. Bạn có thể chọn
nhiều cách theo Thánh Maximilian Kolbe, theo
Thánh Louis de Montfort, hoặc theo Lm Michael Gaitely –
trong cuốn “33 Days to Morning Glory”. Việc
tận hiến này có thể biến đổi
cuộc đời bạn.
Nếu
bạn đã tận hiến cho Đức Mẹ,
bạn có thể lặp lại lời tận
hiến hằng năm và đi sâu vào
kho tàng yêu thương vô tận của
Thiên Chúa qua lời cầu bầu của
Đức Mẹ. Đức Mẹ tỏ uy quyền
trên chúng ta theo cách vượt xa ngoài
sức tưởng tượng của chúng
ta. Thánh Louis de Montfort nhắc nhở chúng
ta: “Thiên
Chúa đã tỏ uy quyền trên Con Một
Yêu Dấu của Ngài, và Ngài cũng
tỏ uy quyền trên các con cái của
Ngài – không chỉ quan tâm thân
xác mà còn quan tâm linh hồn”.
5. NOI
GƯƠNG ĐỨC MẸ
Nếu
chúng ta thực sự yêu mến ai đó,
chúng ta muốn biết nhiều về họ,
theo sát họ và bắt chước đức
tính của họ. Trong cuốn “True Devotion
to Mary” (Sùng Kính Đức Maria), Thánh
Louis de Montfort cho chúng ta biết 10 nhân đức
chính của Đức Mẹ. Hãy noi gương
Đức Mẹ và bạn sẽ tiến bộ
trên đường nên thánh. Đó
là:
◾Khiêm
nhường thật lòng,
◾Đức
tin sống động,
◾Vâng
lời tuyệt đối,
◾Cầu
nguyện liên lỉ,
◾Luôn
từ bỏ mình,
◾Trong
sạch,
◾Yêu
mến nồng nàn,
◾Kiên
nhẫn chịu đựng,
◾Tử
tế nhân hậu,
◾Khôn
ngoan.
Thánh
Louis de Montfort nói: “Các
vị thánh lớn nhất, phong phú nhất
về ân sủng và nhân đức cũng
vẫn siêng năng cầu nguyện với Đức
Mẹ, ngước nhìn Mẹ là mẫu
gương hoàn hảo để bắt chước
và là người giúp đỡ hiệu
quả”.
6. BỊ
CÁM DỖ, HÃY CẦU XIN ĐỨC MẸ
Cuộc
đời của chúng ta là cuộc chiến
đấu không ngừng cho đến chết,
nhưng chúng ta không một mình chiến
đấu với ma quỷ, xác thịt và
thế gian. Khi bị cám dỗ, khi mọi sự
có vẻ mất hết, hãy kêu cầu
Thánh Danh Maria, hãy đọc Kinh Kính
Mừng! Nếu làm như vậy, quyền
lực hỏa ngục sẽ tan biến.
Đức
Mẹ là “Tổng Tư Lệnh”. Khi
Đức Mẹ ra lệnh, kẻ thù phải
chạy xa, biến mất, và thua cuộc! Khi
bị cám dỗ thất vọng, Thánh
Phanxicô Salê đã cầu nguyện với
Đức Mẹ bằng “Kinh Hãy Nhớ”
(Memorare, được coi là của Thánh
Bernard), và cơn cám dỗ đã bị
chế ngự.
Thánh
Antôn Maria Claret đã bị cám dỗ
dữ dội về đức trong sạch. Nhờ
lời cầu nguyện sốt sắng với Đức
Mẹ mà thần ô uế bị đẩy
lùi, và Thánh Antôn được
đặc ân sống khiết tịnh, lập
dòng, giảng dạy và viết nhiều
sách hay. Thánh Bônaventura xác
định: “Đừng
sợ kẻ thù hùng mạnh, vì quyền
lực hỏa ngục sợ Thánh Danh và
sự bảo vệ của Đức Mẹ”.
7.
ĐỨC MẸ và PHỤNG VỤ
Hãy
nhận biết sự hiện diện của Đức
Mẹ trong Nhiệm Thể Đức Kitô là
Giáo Hội. Đặc biệt là hãy
nhận biết sự hiện diện của Đức
Mẹ trong Phụng Vụ – Thánh Lễ. Minh
định cuối cùng của Thánh Lễ
là chúc tụng và tôn thờ Chúa
Cha, qua việc hiến dâng Chúa Con và
qua quyền phép của Chúa Thánh Thần.
Tuy nhiên, Đức Mẹ có một vị
trí đặc biệt trong Phụng Vụ.
Đức
Mẹ là Thánh Mẫu Thiên Chúa, là
Mẹ Giáo Hội và là Mẹ của
chúng ta trong ân sủng. Hãy đọc
và suy nghĩ về Tông thư “Marialis
Cultus” (Lòng Sùng Kính Đức Mẹ,
2-2-1974) của Chân phước GH Phaolô VI
(1897-1978, Giáo Hội sẽ tuyên thánh
vào Chúa Nhật 14-10-2018 cùng với 5
chân phước khác), trong đó giải
thích rõ ràng về sự hiện diện
của Đức Mẹ trong Phụng Vụ. Đó
là một tác phẩm tâm linh quan trọng
cần phải đọc!
8. ĐỌC
SÁCH VỀ ĐỨC MẸ
Về
Thánh Mẫu học, chúng ta nên trau dồi
cả về giáo lý và sự sùng
kính. Giáo lý mà không có
lòng sùng kính có thể khô cằn
và vô vị. Lòng sùng kính mà
không có giáo lý có thể dễ
dàng thoái hóa, chỉ còn là
cảm tính mà thôi!
Cũng
cần phải đọc Tông thư “Rosarium
Virginis Mariae” (Kinh Mân Côi Đức Trinh
Nữ Maria, 16-10-2002) của Thánh GH Gioan Phaolô
II. Viên ngọc tâm linh này kết hợp
giáo lý Công giáo chắc chắn
(Mariology – Thánh Mẫu học) với tình
yêu êm đềm và lòng sùng
kính dành cho Đức Mẹ. Thánh
Gioan Phaolô II động viên toàn thế
giới chiêm ngưỡng Tôn Nhan Chúa
Giêsu qua con mắt và trái tim của Đức
Mẹ. Chính Đức Mẹ là con
đường đến với Chúa Giêsu
nhanh nhất, ngắn nhất, dễ dàng nhất
và hiệu quả nhất.
9. TÔNG
ĐỒ CỦA ĐỨC MẸ
Hãy
trở nên tông đồ nhiệt thành,
nồng nàn và sôi nổi của Đức
Mẹ. Một trong các thánh nổi
tiếng về lòng sùng kính Đức
Mẹ là Thánh Maximilian Kolbe. Tình yêu
ngài dành cho Đức Mẹ không thể
diễn tả hết. Một trong các phương
pháp ngài áp dụng là phát
triển lòng sùng kính Mẫu Tâm
Vô Nhiễm qua Ảnh Vô Nhiễm Huyền
Diệu (Miraculous Medal, Medal of the Immaculate Conception).
Bất
cứ khi nào có cơ hội, Thánh
Maximilian Kolbe đều tặng Ảnh Vô Nhiễm
cho người ta. Ngài gọi đó là
“viên đạn tâm linh”. Ngài
giải thích ý nghĩa về ảnh đó:
“Gọi
là huyền diệu vì nhiều phép lạ
đã xảy ra nhờ người ta biết
yêu mến Đức Mẹ và tin tưởng
vào lời cầu bầu của Đức
Mẹ”.
Hãy
trở nên tông đồ của Đức
Mẹ trong thời đại ngày nay, theo bước
chân của Thánh Maximilian Kolbe. Vị thánh
này xác tín: “Trái
Tim Vô Nhiễm được Thiên Chúa
hứa ban sự chiến thắng đối với
Satan. Đức Mẹ tìm kiếm các linh
hồn tận hiến cho Mẹ, sẽ trở nên
khí cụ mạnh mẽ để đánh
bại Satan và mở rộng Nước Chúa”.
10. KINH
MÂN CÔI
Tại
Fátima, Đức Mẹ đã hiện ra 6
lần với ba trẻ chăn chiên – Luxia,
Giaxinta và Phanxicô. Mỗi lần hiện
ra, Đức Mẹ đều nói về việc
cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi. Trong tài
liệu nói về Đức Mẹ và Kinh
Mân Côi, Thánh GH Gioan Phaolô II đã
cầu mong cả thế giới cầu nguyện
bằng Kinh Mân Côi để xin ơn cứu
độ cho gia đình và thế giới.
Là
người tôn sùng Đức Mẹ, có
biệt danh là Linh mục Kinh Mân Côi,
Bậc đáng kính Patrick Peyton (1909-1992)
nói: “Gia
đình cầu nguyện với nhau thì hòa
thuận với nhau. Thế giới cầu nguyện
là thế giới bình an”. Tại
sao không thực thi mệnh lệnh của Đức
Mẹ Fátima, Thánh Mẫu Thiên Chúa?
Tại sao không vâng lời Thánh GH Gioan
Phaolô II? Nếu thực thi huấn lệnh, gia
đình sẽ được cứu và sẽ
có sự hòa bình mà nhân loại
hằng khao khát.
Lm.
ED BROOM, OMV
TRẦM
THIÊN THU
(chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
|