Lời Chúa
chính là bánh nuôi sống
chúng ta
(Suy niệm của Lm. Jude Siciliano, OP -
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP)
Ngôn sứ Êlia là một ngôn
sứ phải chạy trốn. Sau khi ông
ta thắng các ngôn sứ Canaan của thần Baal ở trên núi Carmel, ông ta
phải chạy thoát. Vì hoàng hậu
Jezebel tức giận. Chính hoàng hậu
Jezebel là người đã đem các ngôn sứ thần Baal
đến Israel. Hoàng hậu thề sẽ
giết ông Êlia. Khi chúng ta gặp ông ta trong sa mạc, ông đã chạy kiệt sức. Không có gì làm cho ông lại sức được.
Đến đó ông xin Thiên Chúa cho ông chết
đi. Ông nói: "nay đã đủ rồi, lạy
Đức Chúa, xin cất mạng tôi đi, tôi cũng không
hơn gì tổ tiên tôi."
Thiên Chúa đặt Êlia làm ngôn
sứ, ông ta đã làm điều mà Thiên Chúa bảo ông làm là
trung thành rao giảng lỏ#i Chúa. Đến
bây giỏ# ông ta cảm thấy ông ta tự nghi ngờ mình,
ông ta có thể nói với Thiên Chúa "vậy đây có
phải là tôi được cảm ơn hay không?"
Mỗi khi người nào gặp hoạn nạn khó
khăn, thường người đó tự hỏi có
phải Thiên Chúa phạt họ vì họ đã làm
điều gì trái với thánh ý Thiên Chúa hay không. Nhưng ông Êlia không làm điều gì sai cả.
ông ta phải chịu đựng
những phản bác, đe doạ như thường
đã xãy ra cho các ngôn sứ. Cho đến ngày hôm nay có ngôn
sứ còn chịu khổ hơn là bị giết vì họ
đã trung thành phục vụ Thiên Chúa,
Trong hoang địa, dưới một cây kim tước, ông Êlia xin cho được
chết, rồi ông ta nằm xuống ngù, ông ta thấy chiêm
bao về Thiên Chúa. Một thiên thần đánh
thức ông ta dậy cho ông thức ăn. Tới đây chúng ta biết câu chuyện sẽ
đi về đâu phải không? Câu
chuyện này nhắc đến câu chuyện dân Israel
đi trong hoang địa. Trong sa
mạc làm gì có của ăn, chỉ có Thiên Chúa cho chúng ta
của ăn. Thật ra Thiên Chúa đã làm gì?
Ông Êlia không còn sức để tiếp tục đi trong sa mạc nữa. Nhưng Thiên Chúa đã cho
ông ta của ăn để ông ta có
sức đi xa hơn nữa, ông ta không tránh khỏi khó
khăn. Nhưng Thiên Chúa ban cho ông ta điều gì ông ta
cần để phục vụ trong chặng đường
tiếp theo. Thiên Chúa còn
cần ông ta làm việc hơn nữa. Đến
đây chúng ta lại nhớ dân Israel
trong sa mạc. Ông Êlia có của ăn
để đi trong sa mạc "40 ngày
đêm cho đến núi Horeb, là núi của Thiên Chúa". Trên
núi Horeb là núi Sinai Thiên Chúa đã cho ông Môsê 10 điều
răn, đó là thứ bánh khác cho những người đói
trong sa mạc. Chủ đề nói
về của ăn phần xác và
phần hồn sẽ được nói đến trong
phúc âm hôm nay.
Ông Êlia không tự ý lên đường đi
trong sa mạc. Khởi
đầu ông ta chạy trốn để tránh khỏi
bị giết. Sau khi ông ta gặp
một thiên thần, thì việc ông đi là như đi hành
hương đến nơi thánh địa. Vậy đời sống chúng ta có giống
như vậy không? Chúng ta gặp khó
khăn hoạn nạn, khó lòng qua từng ngày một. Khi chúng ta cảm thấy chúng ta không làm gì
được nữa chúng ta kêu gào xin ơn giúp đỡ.
Thiên Chúa có cách nào đến thăm chúng ta trong sa mạc của chúng ta, cho chúng ta của
ăn để chúng ta tiếp tục chặng
đường. Sau cùng khi chúng ta nhìn thấy
hoạn nạn khó khăn qua đi thì chúng ta nhận ra là
Thiên Chúa có đó giúp đỡ chúng ta từng bước
một. Cũng như ông Môsê và ông Êlia,
chúng ta đã được dẫn đi qua hoang
địa của chúng ta, và ở đó chúng ta gặp
đươc Thiên Chúa.
Ông Êlia là nguồn khuyến khích
của chúng ta; ông ta là một ngôn sứ đầy
nhiệt huyết, sợ hãi và mạnh mẽ. Nhưng lúc ông ta thành công thì hầu như thế
giới xung quanh ông ta bị sụp đổ và ông ta
phải chạy thoát thân để cứu mạng sống
mình khỏi bà hoàng hậu Jezebel, Ông ta sợ hãi, không
biết rõ và kiệt sức. Dù vậy ông ta vẫn
ở trong vòng tay Thiên Chúa. Mặc
dù hoàn cảnh rối bời, Thiên Chúa không buông rơi ông ta,
mà lại tìm đến ông. Ngay trong khi
yếu đuối, khi chúng ta không làm gì được
nữa thì Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa
của chúng ta.
Êlia tường thuật để khuyến
khích chúng ta tin tưởng vào tình yêu nhân từ của Thiên
Chúa. Đây không phải là câu chuyện về
một người đã "xứng đáng"
được giúp đỡ từ Thiên Chúa. Mà là một câu chuyện về một
người không thể tự giúp mình. Trong
khi phải di chuyển nhiều nơi. Được
Chúa giúp bánh và nước, để tiếp tục
cuộc hành trình. Bánh của Êlia là hình
ảnh dẫn chúng ta đến lời Chúa hôm nay.
Chúng ta đang ở trong
diễn từ về "Bánh Hằng Sống" trong phúc
âm của thánh Gioan. Đến đây đang còm
sớm để nói về Bánh Thánh Thể. Đến câu
cuối cùng chúng ta chuyển sang diễn từ về
đức tin vào Chúa Giêsu và bánh là thịt Ngài. Trong đoạn phúc âm hôm nay "bánh bởi
trời xuống" là Lời của Thiên Chúa. Thiên
Chúa dạy chúng ta qua Chúa Giêsu; Chúa Giêsu là Lời ban sự
sống. Thiên Chúa làm việc qua Chúa Giêsu như Ngài đã làm
cho người Do thái trong sa mạc. Thiên
Chúa cho chúng ta ăn qua Lời Ngài. Như
chúng ta thấy trong sách Đệ Nhị Luật
"Người ta không sống chỉ nhờ bánh mà còn
nhờ mọi điều do miệng Đức Chúa phán
ra" (Tl 8"3)
Chúa Giêsu vừa cho 5,000
người ăn. Và bây giờ Ngài sẽ dạy
họ về bánh không phải như man-na cho tổ tiên
họ ăn trong sa mạc từng ngày
một. Nhưng chính là bánh cho chúng ta khỏi
đói và cho chúng ta đời sống trong thời
đại mới mà Chúa Giêsu đang triển khai. Chúa Giêsu không đối đáp với những
người chống đối Ngài. Nếu nhũng
người đó suy luận theo
người phàm thì họ sẽ không bao giò trông thấy Chúa
Giêsu. Họ đã nghe điều gì Chúa Giêsu
nói với họ, lý luận không giúp họ gặp Chúa Kitô.
Dân chúng đến với Chúa
Giêsu là bởi Chúa Cha "thu hút họ". Nhìn qua
cặp mắt đức tin là ân huệ
bởi Thiên Chúa. Thật là một dịp
lớn cho những người được thấy Chúa
Giêsu trước mặt họ. Chúa Cha thu
hút họ đến với Chúa Giêsu, nhưng họ không
nhìn nhận. Họ không thể nhìn nhận
Thiên Chúa tự họ. Họ phải được
Thiên Chúa thu hút họ. Thiên Chúa là
Đấng ban dức tin. Sự mời
gọi đó luôn luôn ở trước mặt chúng ta.
Vậy chúng ta có chấp nhận lần nữa hay không? Các nhà lãnh đạo tôn giáo bác bỏ bánh bởi
trời xuống.
Chúng ta học nơi ngôn sứ
Êlia và hôm nay Chúa Giêsu cho chúng ta biết là Thiên Chúa yêu
thương chúng ta. Chúng ta được mời
gọi sống đức tin. Đức tin không tránh
khỏi những lúc khó khăn trong đời sống
thật. Ông Êlia phải trở lại gặp
kẻ thù của ông ta. Chúa Giêsu không tránh
những đau khổ và sự chết dành cho Ngài. Chúng ta cũng vậy, chúng ta không để Thiên
Chúa lo lắng mọi sự cho chúng ta. Đức tin
chúng ta giúp chúng ta cảm nghiệm sự hiện diện
của Thiên Chúa với cả sự an
toàn và khuyến khích để chúng ta có thể làm việc
mà chúng ta phải làm.
|