Tin rằng Đức
Kitô là Con Thiên Chúa hằng sống
HAI THÁNH
TÔNG ĐỒ PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ
(Mt 16,13 - 19)
Phêrô là người lãnh nhận
lời hứa từ Chúa Giêsu quyền chăm sóc anh em.
Trước đó ít lâu, ông là người đã đi trên mặt
nước, bị Chúa Giêsu quở trách là "người hèn tin" (Mt 14, 31). Trong thực tế, có lẽ Chúa
Giêsu đã can thiệp và thách thức ông kêu cầu,
đòi hỏi ông phải lớn lên trong đức tin, ông có
thể xấu hổ trước mặt đồng nghiệp
của mình, cũng như các môn đệ khác, vì "hèn tin", nhưng ông vẫn
tự tin, lời tuyên xưng đức tin địa hạt thành
Xêsarêa Philipphê của Phêrô là một bằng chứng. Ông
đã được Chúa Cha ban cho hồng ân đức tin, nhờ
ánh sáng Thần Linh mạc khải, ông biết được căn
tính đích thực của Chúa Giêsu; ông tuyên xưng : "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa
hằng sống" (Mt 16, 16), nhờ đó ông có thể làm
cho anh em khác vững tin.
Hành
trình đức tin của Phêrô
Đối với Phêrô, đức tin là
một hành động lớn dần. Như bao người trẻ Do thái, ông đã nghe
nói về Đấng Mêssia, dùng thánh vịnh của Đavid để
cầu nguyện, nghe các thầy Do thái tại Capharnaum hát
về niềm hy vọng của dân Israel. Hạt giống
rơi vào đất tốt, hôm nay, bén rễ nhờ Lời Chúa
Giêsu.
Hành trình ấy khởi đi
từ lần đầu tiên gặp gỡ Chúa Giêsu qua Anrê, em
ông, cũng là môn đệ của Gioan Baotixita làm trung gian bên
bờ sông Giorđan. Anrê là người tìm Chúa : "Chúng tôi đã gặp Đấng Mêssia"
(Ga 1, 41). Không phải Phêrô là người được gọi
trước, nhưng là Anrê. Điều
này không cản trở ông thành người lãnh nhận
trách nhiệm củng cố đức tin cho anh em mình.
Thứ đến, tại tiệc
cưới Canna, chính Phêrô là người chứng kiến phép
lạ Chúa Giêsu hóa nước thành rượu và "các môn đệ đã tin vào
Người" (Ga 2, 11).
Sau một đêm trắng lưới,
Phêrô và em ông là Anrê được gọi: "Hãy theo Thày và Thầy sẽ làm cho các ngươi trở
thành những kẻ lưới người" (Mt 4, 19). Ngày
hôm đó, họ để lại tất cả mọi thứ, gia
đình và nghề nghiệp để đi theo Chúa.
Và trên một ngọn núi cao, Phêrô
đã được Chúa Giêsu cho thấy vinh quang Thiên Chúa (x. Mt 17,
1-9). Ông được bổ nhiệm làm người đứng đầu
của bộ ba, những người sẽ trực tiếp
chứng kiến sự phục sinh một cô gái nhỏ (x.
Mc 5, 37). Một sự kiện đánh dấu bước tiến
đức tin của Phêrô !
Phêrô
tuyên tín
Được cứu khỏi chết
đuối trong một cơn bão khi đi trên mặt nước,
lần đầu tiên Phêrô tuyên xưng đức tin: "Thật, Thầy là Con Thiên Chúa"
(Mt 14, 33).
Thời gian sau, trên đường từ
địa hạt thành Xêsarêa Philipphê, Chúa Giêsu hỏi các
ông : "Phần các con, các
con bảo Thầy là ai ?" (Mt 16, 15). Nhân danh các môn
đệ kia, Phêrô trả lời : "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống"
(Mt 16, 16). Đức tin của Phêrô cũng là của các môn
đệ kia, ông thừa nhận và khẳng định lời
đầu tiên của Anrê (x. Ga 1, 41), khi nhận lãnh trách
nhiệm trong Giáo hội.
Điều này không can ngăn được Chúa
Giêsu từ chối đi lên Giêrusalem chịu chết (Mt 16, 22).
Chính vì là Con Thiên Chúa, nên thập giá và cái chết
của Chúa Giêsu là thử thách nặng nề đối với
đức tin của Phêrô. Chúa Giêsu bảo Phêrô: "Con chẳng hiểu biết
những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu
biết những sự thuộc về loài người"
(Mt 16,19).
Đức tin đòi hỏi người
ta gắn chặt với thánh ý Thiên Chúa, cho dù có
điều gì xảy ra đi chăng nữa. Biến cố
biến hình trước Phêrô, Giacôbê và Gioan sẽ là sự
bảo đảm : "Đây là
Con Ta yêu dấu " (Mt 17, 5).
Lời tuyên xưng thật sâu xa
Hôm nay Chúa Giêsu vẫn còn
hỏi: "Người ta bảo
Con Người là ai ? (Mt 16, 13) "Phần các con, các con bảo Thầy là ai ?"
(Mt 16, 15) Đây không phải là một cuộc thăm dò
ý kiến để biết lòng dân, nhưng là
câu hỏi về vị trí của Thầy trong các môn
đẹ. Đối với ông, Chúa Giêsu là ai ?
Khởi đầu sứ mạng công
khai, trước các phép lạ và lời giảng có uy quyền
của người thợ mộc thành Nazareth, một câu
hỏi hiện lên trong đầu các môn đệ : "Người này là ai? " (Mt 8,
27).
Chúa Kitô không yêu cầu các môn đệ
phản ánh ý kiến của người khác, Người
hỏi dồn và đợi câu trả lời cá nhân của các
ông. Và Phêrô đã trả lời Chúa Giêsu mà không liệt kê
lại ý kiến của dân chúng như : Ê-li, Gioan Tẩy
Giả hay một tiên tri. Ông đi thẳng vào vấn đề.
Lời tuyên xưng này còn đi xa hơn trước bởi được
long trọng tuyên xưng : "Vì
chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải
cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời"
(Mt 16, 17).
Với Thiên Chúa, hành động
đức tin không đến từ sự suy tư nhân loại theo
kiểu lý trí, triết học, hay tìm kiếm
sự hợp lý, những cần phải có ơn
"mạc khải từ Thiên Chúa" để tôn thờ
bản tính Thiên Chúa nơi con người Đức Giêsu. Người
đã nói với họ : "Không
ai biết được Con trừ phi có Cha; và cũng không ai
biết được Cha trừ phi có Con và kẻ được Con
khấn mạc khải ra cho " (Mt 11, 27).
Chính lúc Simon
đã trả lời đúng về sứ mạng của Chúa
Giêsu, cũng là lúc ông được tiết lộ một ơn
gọi đặc biệt. Simon trở thành "Kepha"
nghĩa là "tảng đá", "đá". Simon, con người bằng xương bằng
thịt, mỏng giòn, dao động như bao nhiêu người
khác, nhờ ân sủng đã vượt qua đượcgiới
hạn của chính mình. Nếu ông là "đá", là vì Chúa Kitô là đá
tảng. Đức tin của ông chỉ lớn lên, khi đặt
nền tảng trên Chúa. Thử thách trong cuộc Khổ
Nạn của Thầy đụng chạm tới cùng sự
mỏng giòn của Phêrô, lúc ấy, ông phải dựa
vào sức mạnh của Chúa, xây dựng đời mình
trên Chúa.
Khi chúng ta khám phá ra Chúa Kitô, là chúng
ta khám phá ra chính bản thân, và căn cội của chính
mình. Bước vào trong quan hệ cá nhân với Chúa Kitô,
Người sẽ mạc khải cho chúng ta căn tính của chính
mình, đó là điều Phêrô làm. Khi nghe lời Chúa, bước đi
với Chúa, ta thực sự trở nên chính mình.
Điều quan trọng không phải là việc thực
hiện ý muốn của riêng ta, nhưng là ý Chúa,
cuộc sống sẽ trở nên đáng tin hơn. Và nếu ta
thực sự muốn được kiện toàn bản thân
mình, không có cách nào khác ngoài việc mở rộng
đường cho Chúa Kitô.
Lm.
Antôn Nguyễn Văn Độ
|