Đấng
khiêm nhường
chính là Ngài
(Suy niệm của John W. Martens - Văn Hào SDB
chuyển ngữ) (John W. Martens: Giáo sư trợ giảng
môn Thần học tại Đại học St.
Thomas, Thánh Phaolo, Minnesota)
“Ngài đã khiêm nhường tự hạ - vâng
phục cho đến chết, và chết trên Thập giá”
(Pl 2,8)
Tin Mừng Mát-thêu giới thiệu Chúa
Nhật lễ Lá với bài Tin Mừng chứa nhiều
trình thuật mang đậm những lời tiên báo của
các Ngôn sứ thời Cựu Ước. Những trình
thuật đó mô tả Đức Giêsu như là
người được Thiên Chúa hứa ban, Đấng
sẽ đến để thiết lập Vương
Quốc Nước Trời. Mát-thêu trình bày lời Ngôn
sứ trong Dacaria 9,9 để mô tả việc Chúa Giêsu
tiến vào Giêrusalem: “Nào Thiếu nữ Sion, hãy vui mừng
hoan hỷ. Hỡi Thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui
sướng reo hò. Vì kìa Đức Vua của ngươi
đang đến với ngươi. Người là
Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Năng, Khiêm
Tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con
vẫn còn theo mẹ”. Mát-thêu đã không nói về dáng vẻ oai
phong của một vị tướng quân theo phong cách Do
Thái hay Hy Lạp, nhưng ngài chỉ nêu lên 2 phẩm tính
căn bản nơi Đức Giêsu, và đó cũng là tâm
điểm của lời Ngôn sứ “Vị Vua khiêm tốn
và vị vua tiến vào Thành Thánh trên lưng của một
con lừa.
Đây là lời tiên tri xem ra có vẻ khập
khiễng, bởi vì khiêm tốn không phải là bản
chất của các vua chúa. Các ông vua thường tiến vào
thành bằng những chiến xa có ngựa kéo với long
bào lộng lẫy và đầy uy lực. Sự khiêm
tốn của Đức Giêsu không phải để trình
diễn, nhưng đây là chính ý định của Ngài khi
tiến vào Giêrusalem, và hiểu rộng hơn, khi Ngài
đến trần gian mang lấy kiếp người.
Một con ngựa chiến biểu thị cho chiến
tranh, ngược lại một con lừa gợi
đến viễn ảnh hòa bình. Dẫu sao, Dacaria cũng
tiên báo về một vị vua “oai hùng và chiến thắng”.
“Oai hùng và chiến thắng” dường
như là những lời xưng tụng trên môi miệng
đám đông khi Chúa vào Giêrusalem. Người ta hoan hô Ngài,
gào lớn tiếng “Hosanna con Vua Đavit, chúc tụng
Đấng nhân danh Chúa ngự đến, hoan hô trên các
tầng trời”. Chúa Giêsu biết rằng lời tung hô
từ đám đông không đem lại chiến thắng và
vinh quang. Ngài biết mình là ai, và Ngài phải thực
hiện sứ mạng cứu thế như thế nào. Vì
thế, Ngài nhận ra rằng: việc cưỡi lừa
vào Giêrusalem, thực hiện lời Ngôn Sứ Dacaria đòi
phải có một phong thái khiêm tốn, không màng quyền
lực, không gây tàn phá, hận thù hay chiến tranh để
cho hoạch định cứu chuộc của Chúa Cha
được thực hiện qua đau khổ của
chính Ngài. Cuộc hành trình tiến vào Giêrusalem, với đám
đông tung hô bên đường, phải thấm
đượm cay đắng, đan xen ngọt ngào. Ngài
biết những gì đang xảy ra, và Ngài biết con
đường trước mắt sẽ như thế
nào?
Câu hỏi được đặt ra là có
khi nào Đức Giêsu thực hiện trọn vẹn
lời Ngôn Sứ nói về sự khiêm hạ và tự
nguyện nơi Ngài khi Ngài không còn một chọn lựa
nào khác để xây dựng Vương Quốc
Nước Trời? Có khi nào việc Ngài biết
trước những biến cố sẽ xảy ra, làm
giảm đi giá trị của việc tự hiến
nơi Ngài? Như Thánh Phaolo đã nói trong thư gửi Giáo
đoàn Philipphê, Đức Giêsu “đã tự hạ”
bằng cách mang lấy thân phận loài người,
bằng việc Ngài đã “biến mình ra không” và chọn
cuộc sống làm người rất thấp hèn. Hơn
nữa, trong tư cách là một phàm nhân, Ngài đã “trở
nên vâng phục cho đến chết – và chết trên
Thập giá”. Khi tiến vào Giêrusalem và đón nhận cái
chết, Đức Giêsu đã thể hiện sự khiêm
tốn, sự vâng phục một cách tự nguyện.
Lẽ dĩ nhiên, chúng ta có thể lý giải
rằng cuộc thương khó của Đức Giêsu là do
sự trở mặt của đám đông. Dân chúng thay
đổi thái độ hoàn toàn, từ việc tung hô chào
đón một con người mà họ kỳ vọng
sẽ là một ông vua, biến trở thành thái độ
chống đối, đòi kết án và loại trừ Ngài.
Tuy nhiên, chính Đức Giêsu biết những điều
đã, đang và sẽ xảy ra. Ngài cũng nắm bắt
được những gì xảy đến cho dân chúng và
cả những người lính hành quyết Roma, để
cả họ cũng được cứu độ.
Đó là lý do Ngài đã trở nên tự hạ, và tự
hạ để thương xót cả những con
người đã mỉa mai và kình chống Ngài.
Một điều cũng quan trọng, không
phải mọi người đã quay lại phản
bội Chúa Giêsu, cho dù nhiều người không thể
hiểu được nguyên do tại sao Ngài tự
nguyện hiến mình cho đến chết. Nhiều
người vẫn theo Chúa đến tận chân Thập
giá, cho dù những người khác lại bội phản và
chối từ Ngài. Sự khiêm hạ và vâng phục nơi
Đức Giêsu là quà tặng được trao ban cho chúng
ta, cho mọi người và cho cả những ai không
chấp nhận, lúc đó hay ngay bây giờ.
Dấu ấn đậm nét nhất khi nhìn
vào bản tính Thiên Chúa, chính là Vương Quốc Ngài
được xây dựng trên thân xác mong manh của
Người Con. Vương quốc đó được
trao hiến cho kiếp người, và vinh quang từ
Vương Quốc đó đã bị cất giấu
đi nơi chính Người Con này. Thiên Chúa đến
với chúng ta bằng sự khiêm hạ, không bằng
sức mạnh, để dạy chúng ta biết rằng
tình yêu vị kỷ là chính bản tính của Thiên Chúa.
Một Đức Giêsu uy quyền và chiến thắng không
phải là một Đức Kitô dương oai thị võ,
nhưng là một Đấng rất khiêm hạ. Khiêm
hạ không phải là con đường Đức Giêsu
muốn một mình dấn bước đến
Giệtsêmani, nhưng là con đường Ngài đã
chọn để vác Thập giá trong vâng phục
đến nơi mà chúng ta cần Ngài đi đến.
|