Sự hy
sinh của Isaac
Câu chuyện Thiên Chúa yêu cầu Abraham hy sinh
người con trai Isaac của ông là một câu chuyện
lạ. Trên thực tế, đây là một câu chuyện gây
sốc. Điều làm cho chúng ta cảm thấy rắc
rối nhất là hình ảnh Thiên Chúa tình cờ bắt
gặp.
Tuy nhiên, chúng ta phải cố gắng
hiểu được ý nghĩa mà câu chuyện muốn
chuyển tải. Câu chuyện này dạy cho chúng ta một
điều gì đó rất quan trọng, và là một câu
chuyện rất hay, đưa ra một hướng trái
ngược với điều mà nó hy vọng để
lại cho người nghe, bắt đầu bằng cách
dường như muốn nói rằng Thiên Chúa chấp
nhận sự hy sinh của con người, và thậm chí
có khi Người còn đòi hỏi sự hy sinh đó
nữa. Nhưng đối tượng của câu chuyện
là nhằm chỉ ra một điều trái ngược
hẳn lại. Đó là cố gắng chỉ ra cho chúng ta
rằng trên thực tế, sự hy sinh của con
người trái với ý muốn của Thiên Chúa.
Và câu chuyện đã kể lại về
điều này một cách rất thú vị. Dường
như yêu cầu của Thiên Chúa đối với Abraham là
quá tàn bạo và bất công, đến nỗi làm cho chúng ta
muốn kêu lên “Hãy ngưng lại đi! Điều này sai
trái. Điều này khủng khiếp!”. Chúng ta phải suy
xét lại ý tưởng ông già Abraham bị Thiên Chúa đòi
hỏi phải hy sinh người con trai Isaac của ông.
Cảm giác khiếp sợ của chúng ta được
nâng lên, nhờ gánh nặng của niềm hy vọng
đặc biệt mà Isaac đã được mang trên vai –
làm trọn lời hứa rằng Abraham sẽ có vô số
con cháu.
Mục đích của câu chuyện là khơi
gợi lên nỗi khiếp sợ về ý tưởng
rằng Thiên Chúa đòi hỏi con người phải hy
sinh. Sống giữa những người Canaan
vốn là những người thực hành hy tế theo
kiểu nhân loại, nên bằng cách này hoặc cách khác,
Abraham đã có ý nghĩ rằng Thiên Chúa đang đòi
hỏi nơi ông hành động hy sinh này. Nhưng Thiên Chúa
đã chỉ ra cho ông cách thế khác. Câu chuyện này có ý
muốn đặt dấu chấm hết cho sự hy sinh
của con người đối với Thiên Chúa.
Tại sao Thiên Chúa lại muốn thử
Abraham? Để cho cả thế giới biết rằng
nếu có người nào đó nói với chúng ta “ Nhân danh
Thiên Chúa, tôi phạm tội giết người”, thì chúng ta
sẽ biết rằng người đó nói dối. Đó
là ý kiến nhất trí của truyền thống Do thái Chính
thống. Thật đáng buồn, việc giết
người nhân danh Thiên Chúa đã được thực
hiện một cách phổ biến qua nhiều thời
đại. Ngay cả trong thời đại của chúng
ta, vẫn có những kẻ giết người vì niềm
tin tôn giáo, và họ nghĩ rằng làm như thế là
họ đang tôn vinh Thiên Chúa. Tháng 10 năm 1995, Yigal Amir,
một tín đồ Do thái Chính thống, đã bắn
chết Yitzhak Rabin. Thỉnh thoảng, những
người Palestine mang bom tự sát đánh lại
người Israel, giết chết đàn ông, phụ
nữ, trẻ con vô tội, đều là những tín
đồ Hồi giáo chính thống. Năm 1994, Paul Hill,
kẻ đã giết chết một bác sĩ và
người cận vệ của ông bên ngoài một
dưỡng đường phụ sản, là một
cựu linh mục thuộc Giáo hội Trưởng lão
ở Scotland.
Đây chỉ là một ví dụ. Thiên Chúa không muốn
lấy điều ác đáp trả lại điều ác,
lấy đau khổ đáp trả lại đau khổ,
lấy mạng đền mạng. Các trang lịch sử
nhuộm tràn đầy máu do những người tự
cho mình là “kẻ báo thù của Thiên Chúa”. Những vua chúa và
nguyên thủ các quốc gia đã giết chết
người, đòi hỏi uy quyền và ân sủng của
Thiên Chúa cho những hành động đen tối của
họ.
Câu chuyện trên chứng tỏ rõ ràng về
chiều sâu nơi lòng tin của Abraham.. Ông được
chuẩn bị để hy sinh điều quí giá nhất
của ông. Lòng tin ngoại hạng của ông đã
được trọng thưởng một cách
đặc biệt. Không có gì đáng thắc mắc, khi
chúng ta gọi ông là “cha của những kẻ tin”.
Câu chuyện trên lên án tư tưởng tôn
vinh Thiên Chúa bằng cách cướp đi một mạng
sống. Nhưng Đức Giêsu đề cập
đến một điều gì đó mang tính cách thách
đố hơn nhiều: đó là tư tưởng tôn
vinh Thiên Chúa bằng cách tự cống hiến chính cuộc
đời của mình, để phục vụ Thiên Chúa và
người khác. Người đã đưa ra một
gương mẫu nơi chính bản thân Người. Thiên
Chúa không hề đòi hỏi nơi Đức Giêsu mạng
sống của Người. Nhưng Đức Giêsu đã
tự hiến thân mình một cách tự do, trong việc
phục vụ Thiên Chúa và người khác. “Cống hiến
chính cuộc đời của mình” không nhất thiết là
phải chịu chết. Điều này có nghĩa là
sống vì người khác.
|