Đức Tin cột trói chúng ta
(Peter Feldmeier
- Văn Hào, SDB chuyển ngữ)
Này là Con Ta yêu dấu,
hãy nghe lời Người (Mc 9,7)
Các bài
đọc Lời Chúa hôm nay dường như có vẻ
thách đố chúng ta. Bài đọc thứ nhất kể
lại câu truyện Chúa nói với Abraham hãy đem Isaac con
của ông lên núi để sát tế. Abraham đã tuân theo
chỉ lệnh của Chúa. Isaac chẳng nghi ngờ gì,
đã cùng với cha bắt
đầu cuộc hành trình. Hai cha con đi suốt ba ngày
đường trèo lên núi cao. Đến nơi, Abraham
cột trói Isaac lại, và đang dự định
giết con để tế lễ. Khi ông toan tính làm như
thế, một sứ thần đã hiện ra và cầm
giữ tay ông lại. Thần sứ nói với ông rằng
Thiên Chúa rất hài lòng vì ông đã vâng lời Ngài: “Vì
ngươi đã vâng phục Ta, không tiếc đứa con
trai thừa tự duy nhất mà ngươi rất quý
mến, nên Ta sẽ chúc lành cho ngươi và hứa cho dòng
giống ngươi trở nên đông đúc.”
Chúng ta
phải đọc câu truyện trên đây dưới
lăng kính truyền thống Do Thái giáo và cả truyền
thống Kitô giáo. Có nhiều cách cắt nghĩa khác nhau,
nhưng những diễn giải dường như
vẫn chưa lột tả được trọn
vẹn ý nghĩa sâu xa của bản văn. Một số
nhà chú giải sánh ví Thiên Chúa như một vị thần
chuyên thử thách. Họ còn đặt vấn đề xa
hơn, liệu Thiên Chúa còn thử thách Abraham đến
mức độ nào, khi truyền lệnh cho ông cầm dao
giết đứa con ruột của mình? Một số
khác lại đọc thoáng qua câu truyện và tự
hỏi: Tại sao Thiên Chúa lại ra một lệnh
truyền quái ác và nghịch thường như vậy, vì
người Do Thái không bao giờ được phép
giết con mình để tế thần, không giống
như các dân ngoại vẫn thường làm. Triết gia
Kieerkegard lại có một cái nhìn khác khi ông kết luận
“Đức tin nếu chỉ khởi phát từ một ý
thức thuần mang tính luân lý với sự vâng lời tối mặt, thì đó chỉ là
đức tin mù quáng và xuẩn ngốc’’. Cả ba nhận
định trên đây đều phiếm diện và không
thấu triệt tường tận câu truyện mà Kinh
thánh trình bày. Cách lý giải thứ nhất chỉ phác
vẽ Thiên Chúa như một Đấng cao ngạo ở
tít trên cao, thích thử thách con người, đến
mức độ cách hành xử của Ngài giống hệt
một cuộc tra tấn hay khủng bố. Về cách
giải thích thứ hai, chúng ta cũng thấy không hơp lý
chút nào. Câu truyện quả thực không hề muốn nêu
lên sự tương phản giữa đức tin và luân
lý. Tôi cũng muốn nói rằng, chúng ta đừng xem
đức tin như một thái độ mù quáng và ngốc
ngếch, vì đức tin và lý trí không hề đối
kháng hay loại trừ nhau. Abraham đã không mù quáng khi
thực thi điều Chúa muốn như nhiều
người lầm tưởng. Ngày nay, nếu có ai ra
lệnh cho chúng ta là phải dùng dao giết con, thì chắc
chắn chúng ta sẽ gọi cảnh sát ngay lập tức.
Thiên Chúa của chúng ta không độc ác như thế
đâu.
Thế thì câu
truyện trên muốn nói cho chúng ta điều gì? Chúng ta hãy
đan nối với truyền thống Do Thái giáo
để hiểu nội dung một cách sâu xa hơn. Vấn
đề ở đây không phải là Abraham có ý định
sát tế Isaac, nhưng ông chỉ muốn tuân hành ý Chúa cách
triệt để. Ông cột trói Isaac và hiến dâng cho
Chúa, không hề tiếc nuối và giữ lại cho mình. Đây
là một thái độ vâng phục trọn vẹn trong
đức tin. Qua hình tượng Isaac, tổ phụ Abraham
đã trói buộc mình và dòng dõi của mình vào chính Thiên Chúa và
vào lời hứa của Ngài. Hành động này không
phải là nhằm giải quyết công việc
trước mắt, cụ thể là việc giết
đứa con đặt lên bàn để tế lễ. Nhưng
động thái của tổ phụ Abraham mang chiều kích
linh thánh, một hành vi biểu tỏ đức tin, và
dẫn đưa đến một chân trời rộng
mở hơn, đó là chân
trời của lời hứa.
Bài học
ở đây, là khi chúng ta biểu tỏ đức tin, chúng
ta cột trói mình (như Abraham cột trói Isaac) vào với
Thiên Chúa, tự nguyện “trao nộp”chính chúng ta trong bàn tay
của Thiên Chúa, thì đáp lại, Thiên Chúa cũng sẽ
trói buộc Ngài trong giao ước với chúng ta, và Ngài
sẽ hiến trao tất cả cho chúng ta, vì Thiên Chúa luôn
trung thành với giao ước mà Ngài đã cam kết.
Đây là
sự cột trói song phương, giữa chúng ta và Thiên
Chúa.
Trong bài
đọc thứ hai, thánh Phaolô cũng gợi mở cho
chúng ta am tường về sự trói buộc lưỡng
chiều này. Thánh nhân viết “ Nếu Thiên Chúa bênh
đỡ chúng ta, ai còn có thể chống lại
được chúng ta” (Rm 8, 31b). Tiếp nối suy tư
này, Thánh Phaolô tiếp tục đưa dẫn chúng ta
đến một bản hòa điệu song đối
với những câu hỏi và những thách đố được
gợi ra. Ngài viết: “Vì tôi thâm tín rằng, dù sự
chết hay sự sống, dù thiên thần hay ma vương
quỷ lực, hiện tại hay tương lai hoặc
bất cứ sức mạnh nào,… không có gì có thể tách tôi
ra khỏi lòng yêu mến của Thiên Chúa trong Đức
Giêsu Kitô Chúa chúng ta (Rm 8,38-39). Đây là hình mẫu sự
cột trói thâm sâu giữa chúng ta và tình yêu Thiên Chúa.
Bài Tin
mừng hôm nay dẫn mời chúng ta thông dự vào cuộc
biến hình của Đức Giêsu. Ở trên núi cao, ba môn
đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan đã mục kích vinh quang
của Đức Giêsu khi Ngài đàm đạo với Môisê
và Elia. Hai vị ấy là biểu thị cho lề luật
và các ngôn sứ, như được nhắc đến
trong lời kinh tổng nguyện của phụng vụ hôm
nay. Tuy nhiên cả hai vị này đều có liên hệ
đến những biến cố rất ý nghĩa trong
cựu ước. Môise và Êlia đều đã tiếp
cận trực tiếp Đức Chúa Giavê trên núi Sinai (Xh
24,1,19). Đồng thời, cả hai ông đều gợi
nhắc về Đấng Messia, Đấng sẽ
đến cứu chuộc dân người. Êlia
được đặc cách để tiên báo về
đấng Messia và ông cũng chính là người dọn tâm
hồn cho dân chúng trước khi ngày của Đức Chúa
khởi sự (Mal 3,23). Còn ông Môisê, vào thời của Chúa
Giêsu, người ta vẫn có truyền thống xem ông,
giống như vai trò của Êlia, người đã
đạt đến sự viên toàn của sự
đợi chờ Đấng Mesia ở trên nước trời.
Vì thế, giây phút Chúa biến hình trên núi Tabor, cũng mang
chở một chiều kích cánh chung, và tiên báo sự viên
thành giao ước mà Chúa đã ký kết trên núi Sinai năm
xưa.
Ba môn
đệ đã nghe tiếng Chúa Cha từ trong đám mây
“Đây là con yêu dấu của ta, hãy nghe lời
Người”. Cả ba ông đã chứng kiến giây phút
viên toàn của lịch sử, lúc Đức Giêsu vén mở
vinh quang chiến thắng của Ngài. Đó là những
khoảnh khắc các ông được thông dự
trước vào sự tròn đầy của sự thực
hiện lời Thiên Chúa hứa. Nhưng liền ngay sau
đó, các ông phải trở về đối mặt
với cuộc sống đời thường. Từ trên
núi xuống, chỉ còn lại duy nhất một mình
Đức Giêsu, một Thiên Chúa làm người, một
Thiên Chúa đang sống kiếp tăm tối của thân
phận con người như chúng ta, và vinh quang chói
ngời trên núi Tabor vẫn còn đang bị che dấu. Trong
cuộc hành trình đức tin của chúng ta hôm nay, chúng ta
cũng phải cột trói và hiến dâng bản thân,
để trao dâng cho Đức Giêsu, Đấng là Thiên Chúa
nhưng mang trên vai những bầm dập và khổ đau
trong phận người. Chúng ta cột trói vào Ngài, hiến
dâng cho Ngài, có nghĩa là chúng ta phải cùng với Ngài đi
lên Giêrusalem để được sát tế. Hơn
nữa, như thánh Phaolô gợi nhắc, chúng ta phải
cột trói vào Ngài giữa những cay đắng và bi
thương trong cuộc sống hiện sinh hôm nay. Chúng ta
diễn tả động thái đức tin, bằng cách
trói buộc vào Đức Giêsu, bởi vì chính Ngài cũng
đã tự trói buộc vào thân phận con người
của chúng ta, đã tự nguyện tiến nhận cái
chết để cho chúng ta được ơn giải
cứu.
Cuộc
biến hình của Đức Giêsu trên đỉnh núi Tabor
vén mở để cho chúng ta cảm thấu
được uy quyền, hiểu biết về sứ
mạng và nhận ra bản tính đích thực của
Đấng là Thiên Chúa – Người, là chính Đức Giêsu.
Cuộc hành trình đức tin của chúng ta cũng sẽ
khởi đầu và kết thúc cùng với Ngài, bởi vì
trong cuộc lữ hành đó, chúng ta sẽ mãi mãi gắn
kết và buộc trói chúng ta vào với Ngài.
|