Thần
lành, thần dữ
(Suy niệm của Lm. Vũ Đình
Tường)
Cuộc đời rao giảng nơi
trần thế của Đức Kitô cho thấy sự khác
biệt rõ ràng giữa thần lành và thần dữ. Thần lành hướng dẫn Đức Kitô vào
hoang địa chuẩn bị cho cuộc đời rao
giảng công khai. Trái lại thần
dữ rình rập tìm cơ hội cám dỗ Đức Kitô
nơi hoang địa. Còn một
thần nữa Kinh Thánh không nhắc đến đó chính
là thần khí của Đức Giêsu. Kinh Thánh
dường như không phân biệt sự khác biệt
giữa Thần Khí Thiên Chúa và Thần Khí của Đức
Kitô nhưng thường dùng chung, hoán
đổi cho nhau.
Trong bài giảng đầu tiên
nơi hội đường, người ta đưa cho
Đức Kitô sách thánh, Ngài mở ra đúng đoạn tiên
tri Isaiah nói về Ngài.
Thần Khí Thiên
Chúa ngự trên tôi (Lc 4,18)
Sách tiên tri Isaiah chương 62,1-2
tiên đoán về cuộc đời rao giảng của
Đức Kitô trong đó nhấn mạnh đến
việc
Ngài đến để mang Tin Mừng
đến cho người nghèo khó, giải thoát kẻ
bị giam cầm, cho người mù sáng mắt, giải
thoát kẻ bị đoạ đầy và công bố năm
hồng ân của Thiên Chúa.
Sứ mạng của
Đức Kitô được hiểu một là ích lợi
về phần xác và hai là ích lợi phần tâm linh.
Đức Kitô mang thân phận con người như chúng ta
nên con tim Ngài cũng có cảm giác như
chúng ta cảm nghiệm. Con tim Ngài
cũng biết đau khổ, sợ sệt khi đối
đầu với thập giá. Con tim Ngài
cũng quằn quại, dằn vặt trước bất
công của xã hội, đè nén, chèn ép con người dành cho
nhau. Con tim Ngài cũng thấm cảnh con
người hành hạ con người, mệt mỏi khó
khăn của kẻ tìm công việc. Con tim
Ngài cũng biết chán nản, biết mệt mỏi khi
phải mong chờ. Những lúc như thế
Ngài thường tìm nơi thanh vắng tâm sự cùng Chúa
Cha. Con tim Ngài cũng rung động khi ban phát tình yêu
và vui mừng đón nhận yêu thương và những lúc
như thế Ngài trở về hoang địa tâm hồn,
tìm nơi thanh tịnh cảm tạ Chúa Cha. Vì thế
để hiểu tâm tình của Đức Kitô chúng ta
cũng cần có con tim biết cảm
thông của Ngài. Để biết
được tâm tình của Thiên Chúa Cha chúng ta cần
biết tâm tình của Đức Kitô. Để
trở thành môn đệ trung tín của Đức Kitô chúng
ta cần tìm nơi thanh vắng tâm sự cùng Đức
Kitô.
Về phương diện tâm linh Đức
Kitô công bố năm hồng ân của Thiên Chúa và kêu gọi
con người thống hối và tin vào Tin Mừng Mc 1,15.
Hành trình thống hối gặp khó khăn,
chống đối mãnh liệt từ thần dữ vì
thống hối chính là từ bỏ đường
lối sống của thần dữ để trở
thành con cái sự sáng. Thần dữ coi
việc từ bỏ này là hành động phản bội
lại chúng và chúng sẽ tìm mọi cách để cám dỗ
và nếu cần phải tiêu diệt kẻ phản bội
chúng sẽ không ngần ngại. Vì
thế hành trình thống hối luôn gặp khó khăn,
nội chiến trong tâm hồn xảy ra. Bao nhiêu
tư tưởng ma quỷ đưa ra khiến ta
ngập ngừng, tìm cơ hội kéo dài thời gian
quyết định mong ta dùng giằng trước ngã ba
hầu mệt mỏi, buông xuôi theo con
đường ma quỷ muốn ta đi theo. Quyết tâm
đầu tiên trong hành trình thống hối là tiến vào sa mạc, nơi thanh vắng, chỗ không
người đề tâm hồn được an
nghỉ. Chính nơi đó ta nghe tiếng mời gọi
của Thiên Chúa rõ ràng hơn, mạch lạc hơn, trong
sáng hơn bởi thế sa mạc tâm
hồn là nơi ta tìm được tiếng Thiên Chúa và
tình yêu Chúa.
Đức Kitô không cần thống hối,
không cần vào sa mạc nhưng Ngài
tự nguyện vào sa mạc để chỉ cho con
người con đường thống hối, con
đường sa mạc. Chính nơi đó
Ngài gặp Chúa Cha nhưng vừa bước chân ra khỏi
samạc ma quỷ đã chờ sẵn để cám
dỗ. Đức Kitô dùng Lời Chúa
đáp trả chúng và chúng đã thua. Chúng
ta cũng cần học hỏi Lời Chúa để
đáp trả ma quỉ khi chúng đến cám dỗ.
Thống hối thật cần đi chung
với Lời Chúa, không có lời Chúa đi kèm không có
thống hối thật sự vì tự chúng ta không
đủ sức chống lại cám dỗ của ma
quỉ.
Có sự khác biệt giữa
thần khi của Đức Giêsu trần thế và
thần khi của Đức Kitô Phục Sinh. Thần
khi nơi trần thế của Đức Giêsu nhấn
mạnh đến con tim yêu thương của Thiên Chúa;
Thần Khí của Đức Kitô Phục Sinh nhấn
mạnh đến việc làm cho vinh quang Thiên Chúa rạng
rỡ hơn. Vì thế khi nhắc đến
Đức Kitô Phục Sinh là nhắc đến vinh quang,
khải hoàn, chiến thắng và triều thiên vinh hiển
nơi thiên quốc. Nhắc đến
thần khí Đức Giêsu trần thế là nhắc
đến tâm tình yêu thương, tha thứ và bác ái, từ
bi, nhẫn nại.
|