Ngoại trừ tội lỗi
Janet Frame là một tiểu
thuyết gia người New Zealand. Trong suốt những năm
đầu đời, bà đã phải chịu đựng
những chứng bệnh về tâm lý, và vừa mới
thoát khỏi cảnh bị ép buộc phải phẫu thuật
thùy não. Cuối cùng, bà vào một bệnh viện ở Anh
để điều trị. Tại đó, bà may mắn
gặp được một bác sĩ rất hiểu
biết, đã giúp đỡ bà phục hồi. Bằng cách nào vị bác sĩ đó khác hẳn
với nhiều bác sĩ khác mà bà đã từng gặp?
Bà nói:
“Tôi rất dễ chịu vì
biết rằng bác sĩ của tôi là một người
không e ngại thừa nhận và bày tỏ tư
tưởng kỳ lạ rằng nói cho cùng, ông ấy cũng
là con người, và ông không thể làm gì được
hơn, và khi giả vờ như mình là thần thánh, thì
cũng không thể thay thế được điều
đó.
Trong bệnh viện đó,
việc quản lý bao gồm những vị bác sĩ mà
chính họ cũng bị cản trở do không đủ
tư cách pháp lý. Những bác sĩ này có
thể dễ dàng liên hệ với các bệnh nhân của
họ”.
Chúng ta không thể học hỏi
được lòng thương xót, khi không biết thế
nào là đau khổ. Chúng ta không thực sự
hiểu được lòng thương xót là gì, hoặc
không thể an ủi một người nào đó đang
chịu đau khổ, trừ phi chúng ta đã từng
đau khổ. Chúng ta không thể lau khô
những giọt nước mắt của người
khác, trừ phi chúng ta đã từng khóc lóc. Chúng ta không
thể giúp đỡ những người lầm
đường lạc lối tìm được con
đường của họ, trừ phi chúng ta đã
từng bước đi trong tăm tối. Khi đã
từng chịu đau khổ, chúng ta mới có thể
trở thành một con người mở đường
cho người khác.
Trong
Tin Mừng, chúng ta nhận thấy Đức Giêsu đã
bị cám dỗ.
Bức thư gửi tín hữu Do thái nói
rằng Đức Giêsu đã trở nên “hoàn toàn giống
như anh em Người về mọi phương
diện”. Nơi Người, chúng ta có một
vị thượng tế có thể cùng với chúng ta
cảm nhận được sự yếu đuối
của chúng ta; bởi vì Người đã từng bị
cám dỗ bằng mọi cách giống như chúng ta, mặc
dù Người không phạm tội. Đức
Giêsu có thể đồng hóa với chúng ta. Người giống như chúng ta trong tất
cả mọi sự và mọi cách, ngoại trừ tội
lỗi. Người đã bị cám
dỗ giống như chúng ta. Người không
được miễn khỏi bị khổ sở,
đau đớn, thất vọng… Người
đã nếm thử thành công, thất bại, và cả cái
chết. Người không khước
từ bất cứ niềm vui nào của chúng ta, Người
chỉ khước từ tội lỗi mà thôi. Đây là mầu nhiệm sâu xa nhất về tình
yêu của Thiên Chúa. Đức Giêsu hoàn toàn là con
người, nhưng điều đó không có nghĩa là
Người chỉ là người mà thôi. Sự
kiện Người không phạm tội không có ý nói
rằng Người thiếu bất cứ tính cách nào
của nhân loại. Tội lỗi không phải là
một yếu tố thuộc về bản chất con
người. Trái lại. Tội lỗi
là sự sa ngã nơi bản tính nhân
loại. Ngoài ra, Người còn chia sẻ
sự yếu đuối và chước cám dỗ của
chúng ta nữa. Bởi vì chính
Người đã từng bị cám dỗ, nên Người
thấu hiểu chúng ta, và có thể giúp đỡ chúng ta.
Do đó, chúng ta có thể tin tưởng đến gần
Người, trong sự nhận biết rằng chúng ta
sẽ được Người thương xót, và
được đón nhận ân sủng
trong những lúc chúng ta cần.
|