Suy
Niệm Chúa Nhật I Mùa Chay – Năm
B
Hằng
năm, vào Chúa nhật I Mùa Chay, chúng
ta được nghe Tin mừng kể lại câu
chuyện Đức Giêsu bị Ma quỷ cám
dỗ. Năm A, Giáo hội cho chúng ta nghe
Tin mừng theo Thánh Mathêu. Năm C, Giáo
hội cho chúng ta nghe Tin mừng theo Thánh
Luca. Cả hai tác giả tường thuật
câu chuyện Đức Giêsu bị Ma quỷ
cám dỗ khá dài và đầy đủ
các chi tiết về ba phương diện:
danh, lợi, thú. Còn năm B, Giáo hội
cho chúng ta nghe Tin mừng theo Thánh Marcô,
tác giả tường thuật câu chuyện
này chỉ vỏn vẹn có hai câu như
chúng ta vừa nghe: “Thần Khí liền
đẩy Người vào hoang địa.
Người ở trong hoang địa bốn mươi
ngày, chịu Sa-tan cám dỗ, sống giữa
loài dã thú, và có các
thiên sứ hầu hạ Người.”
(Mc 1,12-13).
Như
vậy, cả ba Tin mừng đều tường
thuật câu chuyện Đức Giêsu bị
Ma quỷ cám dỗ và Ngài đã
chiến thắng. Nhưng nhiều người thắc
mắc tại sao Đức Giêsu cũng bị
cám dỗ? Thưa, vì Ngài có hai
bản tính: Bản tính Thiên Chúa
và bản tính loài người. Với
bản tính loài người, Ngài cũng
mang trong mình thân phận con người,
vẫn phải chấp nhận những gì
thuộc về con người ngoại trừ tội
lỗi. Nên Ngài vẫn bị cám dỗ.
Ma quỷ cám dỗ Đức Giêsu từ
bỏ sứ mạng Chúa Cha trao phó để
theo đường lối của thế gian. Nhưng
đứng trước cơn cám dỗ của
Ma quỷ, Ngài đã cương quyết
chống lại và Ngài đã chiến
thắng. Không những Ngài chiến thắng
cơn cám dỗ của Ma quỷ mà Ngài
còn có quyền trên Ma quỷ nên đã
nhiều lần Ngài đã xua trừ Ma quỷ
ra khỏi con người.
Với bản tính loài người, mỗi
chúng ta cũng bị Ma quỷ cám dỗ.
Nhưng cơn cám dỗ của Ma quỷ sẽ
không làm hại được chúng ta
khi chúng ta không ưng thuận, hay nói
cách khác Ma quỷ không thể làm
hại chúng ta khi chúng ta không chiều
theo cơn cám dỗ của chúng. Thông
thường, cơn cám dỗ xảy đến
bằng ba giai đoạn: Thứ nhất, Ma quỷ
gợi lên nơi tâm trí chúng ta một
tư tưởng xấu như: hình ảnh
đồi trụy, lòng tham của cải, tiền
bạc, vi phạm những điều luật cấm…;
Thứ hai, Ma quỷ xúi giục chúng ta
thích thú hoặc hướng chiều về
những điều vừa kể trên; Thứ
ba, nếu chúng ta ưng thuận là sa chước
cám dỗ của chúng, còn nếu
chúng ta chống trả thì chúng ta
thắng được chước cám dỗ
của Ma quỷ. Ngày xưa, Ma quỷ cám
dỗ Evà ăn trái cấm. Evà đã
ưng thuận nên hái trái cấm mà
ăn. Evà đã phạm tội. Ma quỷ
cám dỗ Đức Giêsu bỏ ý định
của Chúa Cha. Đức Giêsu đã
cương quyết chống lại. Đức
Giêsu chiến thắng. Cứ như thế, Ma
quỷ vẫn tiếp tục cám dỗ con
người, có những người thắng
được chước cám dỗ như
Đức Giêsu, nhưng cũng có vô
số những người thua chước cám
dỗ của Ma quỷ như Evà.
Ngày
hôm nay, Ma quỷ vẫn cám dỗ chúng
ta dưới nhiều hình thức khác
nhau về các phương diện danh, lợi,
thú. Thông thường ma quỷ không
cám dỗ chúng ta phạm tội trọng
ngay nhưng chúng cám dỗ chúng ta phạm
tội cách tiệm tiến từ tội nhẹ
đến tội nặng. Có một câu
chuyện vui dân gian kể rằng: Có một
người nọ bị quỷ hiện lên
chận đường. Quỷ bắt anh ta phải
làm một trong ba điều sau đây: một
là uống rượu thật say; hai là
đốt nhà của mình; ba là giết
chết vợ mình. Quá hoảng sợ,
người đàn ông đành chọn
uống rượu thật say vì anh ta cho đó
là việc làm đỡ nguy hại nhất.
Nào ngờ, khi say rượu, anh ta mất hết
lý trí, nổi lửa đốt nhà
mình. Bà vợ ra can ngăn, anh ta điên
tiết giết luôn vợ mình. Rốt cuộc
là anh ta đã làm cả ba việc mà
tên quỷ đã đề ra. (Sưu tầm)
Trong
cuộc sống thường ngày, Ma quỷ
cũng dùng những chiêu thức trên
đây để cám dỗ con người
và có rất nhiều người đã
sa ngã phạm tội. Chẳng hạn, về
tội lỗi đức công bằng: Mới
bắt đầu, Ma quỷ cám dỗ con người
phạm các tội nhẹ như ăn cắp
vặt, dần dần chúng cám dỗ con
người ăn trộm những thứ giá
trị hơn, rồi tham ô tham nhũng, trở
thành kẻ cướp lúc nào không
hay. Về tội dâm ô: Lúc đầu,
Ma quỷ cám dỗ con người bằng
những tư tưởng xấu, xem hình ảnh
xấu, rồi đến xem phim đen, quan hệ
bất chính, cuối cùng là phá
thai, giết người.
Chính
vì thế, phải luôn đề phòng
với chước cám dỗ của Ma quỷ.
Thánh Phêrô đã lưu ý chúng
ta rằng: “Anh em hãy sống tiết độ
và tỉnh thức, vì Ma qủi, thù
địch của anh em, như sư tử gầm
thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.
Anh em hãy đứng vững trong đức tin
mà chống cự”(1 Pr 5,8-9a). Hãy
sống tiết độ trong lời nói. Hãy
sống tiết độ trong việc làm. Hãy
sống tiết độ trong ăn uống. Tiết
độ bằng cách ăn chay hãm mình.
Ăn chay theo luật Giáo hội. Ăn chay luân
lý là nhịn ăn, nhịn nói, nhịn
những thú vui chơi không lành mạnh,
nhịn đi tới những nơi, gặp gỡ
những người có thể làm cho chúng
ta sa ngã phạm tội.
Hãy
tỉnh thức trước những mưu chước
cám dỗ mà Ma quỷ bày đặt
ra. Ma quỷ không hiện hình một cách
công khai để cám dỗ con người,
nhưng chúng bày ra những chước
cám dỗ như những cái bẫy giăng
sẵn mà chúng ta khó nhận ra để
làm hại chúng ta.
Vì
vậy, Thánh Phêrô bảo chúng ta
hãy đứng vững trong đức tin mà
chống cự. Đứng vững trong đức
tin mà chống cự bằng cách siêng
năng cầu nguyện và lãnh nhận các
bí tích nhất là bí tích Giao
hòa và Thánh Thể. Đức Giêsu
đã từng mời gọi các Tông
đồ rằng: “Các con hãy cầu
nguyện luôn kẻo sa chước cám
dỗ.”(Mc 14,38). Chính Ngài đã
dạy các ông cầu nguyện bằng Kinh
Lạy Cha, trong đó có câu: “Xin
đừng để chúng con sa chước
cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi
sự dữ.” (Mt 6,13).
Xin
cho tất cả mọi người chúng ta
biết noi gương Đức Giêsu luôn
cương quyết chiến đấu và
chiến thắng các chước cám dỗ
của Ma quỷ. Amen.
Anthony
Trung Thành
|