Chúa thương
chữa người bệnh cùi
(Hiếu
Nguyễn sưu tầm -thanhlinh.net)
1. Một loại phong
cùi
Trong một giáo
xứ, cha sở đã lập một ban Hội
đồng mục vụ. Ngài chọn những
người đạo đức gương mẫu vào
ban này. Ngài luôn khuyến khích nâng cao tinh thần tông
đồ và lòng vị tha cho họ.
Dầu vậy,
một người trong ban đã sa ngã phạm tội làm
gương xấu, phần đông bổn đạo
đều biết và xầm xì bàn tán. Người đó
lại là người trước nay rất đạo
đức, hăng hái hoạt động tông đồ.
Thấy vậy
cha sở rất đau lòng. Ngài cầu nguyện cách riêng
cho ông và tìm cách khuyên mời ông ăn năn hối cải.
Ngài hỏi ý kiến một vị trong Hội đồng:
- Ông nghĩ sao
về gương của người đó?
- Thưa cha,
một người trong Hội đồng mà làm
gương xấu như thế thì không thể chấp
nhận được.
Cha hỏi
người khác, ông này nói:
- Con đề
nghị sa thải ông ấy, nếu không cả Hội
đồng sẽ mang tiếng và khó làm việc.
Thấy một
người ngồi im lặng có vẻ nghĩ ngợi, cha
sở hỏi:
- Còn ông, ông
nghĩ sao?
- Thưa cha,
theo con nghĩ: ông ta chưa đến nỗi tệ.
Nếu con lâm vào hoàn cảnh ông ấy chắc con còn tồi
tệ hơn.
----------
Tin mừng hôm
nay thuật lại phép lạ Chúa Giêsu chữa lành
người mắc bệnh phong cùi. Phải chăng
gương xấu của người trong Hội
đồng mục vụ trên đây cũng là một
loại phong cùi, phong cùi vì gương xấu của ông ta.
Loại bệnh này cũng lây nhiễm nguy hiểm cho
người khác: nhất là ông ta là người có chức
quyền trong họ đạo, thì ô nhiễm của ông ta
càng trầm trọng hơn.
Thánh Phaolô đã
khuyên chúng ta trong thư gởi giáo đoàn Côrintô hôm nay: “Anh
em đừng làm gương xấu cho bất cứ ai”.
Vậy Chúa Giêsu đã phán: Ai làm gương xấu, hãy treo đá
vào cổ nó và xô xuống biển cho nó chết.
Tại sao Chúa
kết án nặng cho kẻ làm gương xấu như
thế? Vì nó rất nguy hiểm, nó làm cớ cho kẻ khác
bắt chước phạm tội như nó. Nó là một thứ
phong cùi hay lây nhiễm ô uế xấu xa.
Nhưng Chúa
vẫn thương cứu chữa những kẻ ấy.
Lẽ nào chúng ta không thương giúp?... (Theo “Maria, Mẹ
tuyệt mỹ”).
2. Anh tung tin khắp
nơi
Dưới
thời tổng thống Sutacô Gaiep bắt đạo, Giáo
hội Công giáo tại Mêhicô phải chịu bách hại
dữ dằn. Hai mươi ngàn nhà thờ bị đóng
cửa. Đặc sứ Tòa Thánh và các linh mục tu sĩ
nước ngoài bị trục xuất. Hàng ngàn Linh mục
và giáo dân bị xử bắn vì không chịu chối Chúa
bỏ đạo. Tại thành phố Pueblo có cụ Jose Saphan là Kitô hữu
can đảm. Cụ có tiệm tạp hóa nhỏ, và
bất chấp lệnh cấm đạo, cụ treo
tấm bảng trước cửa tiệm với hàng
chữ lớn: “Vạn tuế Chúa Kitô” Đây là khẩu
hiệu của các tín hữu Kitô ở Mêhicô… Ngày 20 tháng 07
năm 1926, viên tướng tư lệnh quân đội
tại thành phố Pueblo đi ngang cửa tiệm cụ, thấy tấm
bảng với hàng chữ đó. Ông tức giận
truyền cho cụ phải tháo gỡ. Nhưng cụ
cương quyết trả lời “Không” với viên
tướng. Thế là cụ bị bắt giam ngục. Và
hôm sau bị dẫn đem đi bắn. Nhưng chưa
tới nơi hành quyết, cụ đã bị một tên
lính bắn chết nằm bên vệ đường
Tin mừng hôm
nay thuật lại, sau khi Chúa Giêsu chữa người phong
hủi được sạch, “Người nghiêm
giọng đuổi anh đi ngay và bảo: “Coi chừng,
đừng nói gì với ai cả… Nhưng vừa ra khỏi đó,
anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy
khắp nơi” (Mc.1,43-45).
Mặc dầu
bị Chúa Giêsu cấm đoán, người phong hủi
được Chúa chữa lành cũng can đảm “rao
truyền và tung tin ấy khắp nơi” cho con người
nhận biết quyền năng vô cùng của Chúa,
để mọi người nhìn nhận Người, tin
kính Người là Đấng Cứu Thế Chúa Cha sai
đến để cứu rỗi con người.
Cụ Jose Saphan
trong câu chuyện trên đây tuy bị cấm cách tù ngục
cũng vẫn mạnh mẽ tuyên xưng vương
quyền của Chúa Kitô. Cụ biết nhà cầm quyền
sẽ dứt bỏ biểu ngữ tuyên xưng niềm tin
của cụ và sẽ giết cụ, nhưng cụ
vẫn can đảm nói lên xác tín chỉ có Chúa Kitô là Thiên
Chúa duy nhất cứu rỗi con người, đem
lại hạnh phúc đích thực và vững bền cho loài
người.
Phải
chăng đó là những tấm gương tuyệt
vời cho các Kitô hữu chúng ta hôm nay. Dù khó khăn cam
khổ thế nào cũng mạnh mẽ tuyên xưng
niềm tin vào Đấng cứu độ duy nhất là
Chúa Giêsu Kitô.
(Theo “Phép lạ
trên biển cả”).
---------
3. Chiếc vĩ
cầm bị bể
Năm 1981, Peter
Cropper nhạc sĩ vĩ cầm danh tiếng nước
Anh được mời đến Phần Lan trình
diễn trong buổi hòa nhạc đặc biệt. Anh
đã được nhạc viện hoàng gia tặng cho
chiếc vĩ cầm vô giá đã chế tạo cách đó 285
năm. Anh luôn sử dụng nó trong các buổi hòa nhạc.
Hôm nay anh mang nó đến Phần Lan để trình
diễn. Nhưng rủi thay khi bước lên sân khấu,
anh trợt chân té xuống, làm chiếc vĩ cầm vô giá
của anh vỡ tan từng mảnh!...
Thế là anh
trở về Luân Đôn, lòng trí khủng hoảng tột
độ. Dù vậy anh không chán nãn ngã lòng. Anh mang nó
đến một người thợ chuyên sửa đàn
đầy kinh nghiệm tên là Charles Beare và nhờ ông sửa
chữa. Cuối cùng ông đã lắp ráp lại
được toàn bộ các mảnh vỡ, làm thành cây
đàn nguyên vẹn như trước. Ông giao chiếc
đàn lại cho Peter. Người nhạc sĩ vĩ
cầm lấy cây đàn hồi hộp trổi nhạc. Âm
thanh của chiếc vĩ cầm vẫn tuyệt hảo
như trước và xem ra còn xuất sắc hơn
trước khi nó bị bể vỡ nữa. Từ đó
anh mang nó đi trình diễn khắp nơi và nó đem
lại cho anh biết bao lời hoan hô nồng nhiệt.
----------
Câu chuyện
chiếc vĩ cầm trên đây là một hình ảnh
tuyệt hảo cho những gì đã xảy ra nơi
người phong cùi trong Tin mừng hôm nay. Ai cũng gớm
ghiếc anh ta vì sợ lây nhiễm, chính anh ta cũng ghê
tởm chính mình như Thánh vịnh 31 mô tả:
“Những
kẻ tôi quen biết đều sợ hãi tôi
trông thấy tôi
ngoài đường là họ xa lánh!
…Tôi chẳng
khác nào đồ phế thải”.
Thế mà
đối với người phong cùi ghê tởm đó, Chúa
Giêsu đã đưa tay trìu mến chạm vào, chữa cho
anh khỏi bệnh. Điều đó đem đến cho
chúng ta một sứ điệp quan trọng. Nếu
một điều gì chẳng may xảy đến cho chúng
ta, như một tai nạn, một bạn bè phản
bội, một người thân mất, một nghèo đói
bệnh tật, vv… làm cho chúng ta đau đớn khổ
sở trầm trọng giống như người mắc
bệnh cùi, như nhạc sĩ Peter khi đánh vỡ
chiếc vĩ cầm… Chúng ta chỉ cần chạy
đến Chúa Giêsu và kêu xin Người. Người
sẽ chữa lành cuộc đời tan nát của chúng ta
như ông thợ tài giỏi đã sửa chữa chiếc
vĩ cầm tan vỡ. Và Người còn làm
được hơn thế nữa. Người sẽ
biến cuộc đời tan nát chúng ta tốt hơn,
đẹp hơn trước nữa. (Theo “Sunday Homilies”).
4. Bệnh phong cùi
Một vụ
nổ làm chú bé 7 tuổi bị phỏng nặng hai chân,
đến nỗi bác sĩ không chữa được,
bảo phải cưa đôi chân. Và như thế nó sẽ
phải tàn phế suốt đời!...
Thế mà hai
năm sau với niềm tin mãnh liệt, cậu đã
bỏ cặp mạng, tự đi được và còn
chạy được nữa.
Cậu thi
đậu đại học, và chọn môn ngoại khóa là
chạy đua. Và cậu làm cho mọi người kinh
ngạc, cậu phá kỷ lục môn này…
--------
Cậu bé
tưởng chừng phải tàn phế suốt đời
đã trở thành vận động viên xuất sắc
nhờ niềm tin vào khả năng của mình. Với
niềm tin vào quyền năng Thiên Chúa, người phong cùi
đã được lành sạch.
Tin mừng hôm
nay thuật lại: “Người bị phong hủi
đến với Chúa Giêsu, anh ta quỳ xuống van xin:
“Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được
sạch”. Người chạnh lòng thương giơ tay
đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi!”
Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh, và
anh được sạch” (Mc.1,40-42).
Đối
với người Do thái xưa, kẻ mặc bệnh cùi
là bị Chúa phạt vì tội lỗi của họ, và xã
hội xa lánh vì sợ lây nhiễm, lây nhiễm phong cùi và
nhất là lây nhiễm ô uế xấu xa. Trong tình trạng
bi đát đau khổ đó, người phong cùi đã
biết tin tưởng Chúa, chạy đến chúa, quỳ
xuống van xin: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn là Ngài
chữa tôi được khỏi bệnh. Đức Giêsu
động lòng thương, đưa ty chạm
đến anh và bảo: Tôi muốn. Tôi cho anh khỏi
bệnh. Ngay tức khắc, anh được lành
sạch. (Mc.1,40-42).
M. Carré nói:
“Sống trong một thế giới đầy đau
khổ trước mắt, chúng ta phải là những nhà
chuyên môn của tin tưởng trông cậy”. Và G. Bossis
mời gọi chúng ta: “Hãy tin và tin nhiều hơn nữa
cho đến khi xảy ra phép lạ” (Theo “Như Thầy đã yêu”).
|